Trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không và mẹ nên làm gì?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không là thắc mắc chung của hầu hết những ai lần đầu làm cha mẹ. Nhìn chung, trớ là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh vì hệ tiêu hóa của con chưa thực sự hoàn thiện, nhưng không vì thế mà phụ huynh chủ quan. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về tình trạng này, từ đó giúp cha mẹ có cách chăm sóc con tốt nhất.
1. Tìm hiểu tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày của bé như sữa, dịch dạ dày… bị đẩy từ hầu họng ra ngoài miệng dưới sự co bóp mạnh của cơ dạ dày và cơ thành bụng. Hiện tượng nôn trớ khá phổ biến ở cả trẻ uống sữa mẹ lẫn sữa công thức trong những tuần đầu sau sinh, thường xuất hiện khi bé vừa ăn xong hay vặn người.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ ra cặn sữa
Có rất nhiều nguyên do khiến bé sơ sinh bị trớ như:
2.1 Nôn trớ do sinh lý
- Cho bé uống sữa quá no, quá nhiều: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên lượng sữa cần uống trong mỗi cữ cũng rất ít (trong 24 giờ đầu chỉ khoảng 10ml/bữa và ở 1 tháng đầu chỉ tầm 45 – 99ml/bữa). Do vậy, nếu mẹ cố gắng cho con uống càng nhiều sữa càng tốt thì trẻ dễ gặp tình trạng nôn trớ ra cặn sữa.
- Sữa khó tiêu, làm bé đầy hơi: Những bé đang uống sữa công thức bị nôn trớ có thể xuất phát từ sản phẩm sữa bị xử lý nhiệt nhiều lần. Điều này làm cấu trúc đạm sữa biến tính, vón cục khiến trẻ khó tiêu, đầy hơi và dẫn đến trớ.
- Tư thế uống sữa chưa đúng: Tư thế uống sữa không thoải mái hoặc cách ngậm ti chưa đúng có khả năng làm trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày, gây ra hiện tượng trẻ trớ ra cặn sữa sau khi uống sữa xong.
- Không vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi uống sữa xong: Thao tác vỗ ợ hơi sau mỗi cữ uống sữa giúp đẩy hết khí thừa ra khỏi dạ dày. Nếu cha mẹ không thực hiện thì con dễ bị nôn trớ, đầy bụng.
- Quấn tã quá chặt: Quấn tã chặt vô tình gây chèn ép mạnh lên dạ dày và cơ bụng. Từ đó khiến bé trớ ra cặn sữa, khó chịu.
Quấn tã quá chặt khiến “chiếc bụng nhỏ” của trẻ khó chịu, dễ gây ra nôn trớ.
2.2 Nôn trớ do bệnh lý
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa với biểu hiện nổi bật là nôn trớ.
- Các bệnh lý về hô hấp: Không chỉ hệ tiêu hóa mà hệ miễn dịch của bé sơ sinh cũng chưa hoàn thiện nên vi khuẩn, virus gây hại dễ dàng xâm nhập, gây ra bệnh hô hấp (thường gặp nhất là viêm đường hô hấp). Theo đó, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý này là nôn trớ.
- Xuất huyết não: Trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa có thể đang cảnh báo tình trạng xuất huyết não. Ngoài ra, cha mẹ nhận thấy thêm các triệu chứng khác như bỏ ăn, xanh tái, khóc dữ dội, tiêu chảy…
- Nhiễm trùng thần kinh: Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh, từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ nôn trớ liên tục, quấy khóc, cứng gáy, không kiểm soát được tay – chân…
- Co thắt môn vị: Môn vị được cấu tạo như một “van cơ học”, có công dụng giữ thức ăn lại trong dạ dày. Nếu trẻ bị co thắt môn vị thì khả năng cao sẽ mắc phải tình trạng nôn trớ ra cặn sữa liên tục, nhiều nhất là sau khi uống sữa xong.
- Các bệnh lý về đường ruột: Tất cả bệnh lý về ruột như xoắn ruột, tắc ruột, lồng ruột… đều khiến bé sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa vì không thể tiêu hóa và hấp thu sữa hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy – nguyên nhân và cách xử lý
3. Trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không?
Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng đều bị trớ trong những tháng đầu sau sinh, đơn giản là vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện với kích thước dạ dày nhỏ và nằm ngang. Điều này dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và nôn trớ thường xuyên. Do vậy, nếu em bé trớ ra cặn sữa nhưng vẫn ăn ngon, ngủ ngon và phát triển tốt thì cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ dần hết khi con lớn hơn.
Nôn trớ ra cặn sữa chỉ là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nếu con vẫn ăn ngon, ngủ ngon.
uy nhiên, khi thấy con nôn trớ có cặn sữa, kèm nhiều biểu hiện bất thường như nóng sốt, quấy khóc liên tục, bỏ ăn, tiêu chảy, sụt cân… thì có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Lúc này, cha mẹ nên chủ động đưa con đến bác sĩ để kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp nhất.
Giải đáp: Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa có sao không?
Bên cạnh tình trạng bé sơ sinh trớ ra cặn sữa, nhiều mẹ còn thấy con trớ cả nước trong và lo lắng không biết con có sao không. Nôn trớ ra nước trong và cặn sữa có thể là dấu hiệu cảnh báo con mắc phải chứng hẹp môn vị. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ bao quanh cơ vòng môn vị dày hơn bình thường, cản trở thức ăn di chuyển vào dạ dày thuận lợi. Muốn biết chính xác, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện thường gặp sau:
Ngay khi những triệu chứng này, phụ huynh nên chủ động đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để biết cách chăm sóc thích hợp. |
>> Tin liên quan: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa
4. Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh trớ sữa?
Dưới đây là những giải pháp hữu ích để xử trí hiện tượng trẻ trớ ra cặn sữa hiệu quả:
4.1 Lựa chọn sữa công thức có đạm sữa dễ tiêu
Với trẻ uống sữa công thức, nếu đang sử dụng sản phẩm có đạm biến tính vì xử lý nhiệt nhiều lần thì hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh sẽ bị kích ứng và không thể hấp thụ hết dưỡng chất, dẫn tới tình trạng nôn trớ. Do đó, mẹ cân nhắc lựa chọn những sản phẩm chỉ xử lý nhiệt 1 lần để thành phần đạm sữa không bị vón cục, chẳng hạn như Friso Gold đến từ thương hiệu FrieslandCampina.
Nhiều mẹ nhận thấy trẻ uống sữa Friso Gold dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trọn vẹn, từ đó hạn chế các vấn đề rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là nôn trớ nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, dễ tiêu. Ngoài ra, bé cũng êm bụng, êm giấc và ngủ ngon hơn nhờ thành phần đạm sữa mềm, tự nhiên đó. Thêm nữa, con yêu làm quen sữa mới nhanh chóng mà không bị trớ vì vị sữa thanh nhạt, thơm ngon nhờ không thêm đường sucrose.
> Cha mẹ đặt mua Friso Gold chính hãng tại đây nhé!
Nhờ có thành phần đạm sữa mềm, tự nhiên trong Friso Gold, trẻ vừa tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, vừa làm quen nhanh chóng.
4.2 Cho trẻ uống sữa đúng liều lượng
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ ra cặn sữa hiệu quả tại nhà là cho trẻ uống sữa đúng cữ, đúng liều lượng. Theo đó, nhu cầu của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn để cha mẹ tham khảo như sau:
- 1 tháng tuổi: 60 – 90ml/cữ.
- 2 tháng tuổi: 60 – 120ml/cữ, cách 2 – 3 tiếng/lần.
- 3 tháng tuổi: 90 – 120ml/cữ, cách 2 – 3 tiếng/lần, 8 – 10 lần/ngày.
- 4 – 5 tháng tuổi: 90 – 120ml/cữ, cách 2 – 3 tiếng/lần, 6 – 10 lần/ngày.
- 6 tháng tuổi: 120 – 150ml/cữ, cách 3 tiếng/lần, 6 – 9 lần/ngày.
- 7 – 9 tháng tuổi: 120 – 180ml/cữ, cách 3 – 4 tiếng/lần, 5 – 8 lần/ngày.
- 10 – 12 tháng tuổi: 120 – 180ml/cữ, cách 3 – 4 tiếng/lần, 4 – 6 lần/ngày.
>> Xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng.
4.3 Cho bé uống sữa đúng cách
Lựa chọn tư thế uống sữa thích hợp không chỉ tạo điều kiện cho trẻ uống được nhiều sữa nhất nhưng không nuốt phải khí, mà còn giúp sữa mẹ ra đều hơn. Một số tư thế ôm bé mẹ có thể thử là:
- Tư thế ôm nôi: Mẹ ngồi thẳng lưng với khuỷu tay nâng đỡ đầu, cẳng tay ôm dọc thân con và phần bụng của con áp sát vào bụng mẹ. Còn tay còn lại vỗ về nhẹ nhàng ở phần lưng.
- Tư thế nằm nghiêng: Mẹ nằm nghiêng một bên, sau đó đặt bé ngay cạnh và hướng về mẹ với phần bụng con chạm bụng mẹ. Trong lúc trẻ uống sữa, mẹ lấy tay nâng đỡ bầu ngực để sữa ra đều hơn.
- Tư thế nằm ngửa ngồi: Mẹ nằm ngửa người thoải mái trên giường hoặc sofa và đặt trẻ nằm trên người với phần đầu ngay giữa hai bầu ngực. Lúc này, bé sẽ theo phản xạ tự nhiên tìm đến ti mẹ và uống sữa.
4.4 Vỗ ợ hơi sau khi uống sữa xong
hêm một giải pháp xử trí hữu ích cho tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa là vỗ ợ hơi đúng cách sau khi con uống sữa xong. Điều này giúp loại bỏ lượng bọt khí thừa để con cảm thấy thoải mái hơn. Gợi ý cho cha mẹ một vài tư thế vỗ ợ hơi đơn giản như sau:
- Tư thế 1: Mẹ ngồi thẳng lưng, ôm con theo phương thẳng đứng với phần cằm đặt thoải mái trên vai mẹ. Sau đó, mẹ chụm tay lại và vỗ nhẹ vào lưng bé theo hướng từ dưới lên.
- Tư thế 2: Mẹ đặt trẻ ngồi thẳng lưng trên đùi, quay lưng vào mẹ và thân hơi ngả về phía trước. Tiếp theo, mẹ lấy một bàn tay xoa xoa nhẹ lưng của con theo chiều từ dưới lên trên.
Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh sau khi uống sữa xong là một việc làm cần thiết, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
4.5 Cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế
Nằm ngủ đúng tư thế sẽ không cản trở hoạt động co bóp của dạ dày, từ đó giảm bớt triệu chứng nôn trớ. Cụ thể, kiểu nằm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là nằm ngửa, đầu kê một lớp khăn mỏng thoáng khí; đồng thời không nên để con nằm ngủ ngay sau khi vừa bú xong.
Đến đây, chắc hẳn cha mẹ đã biết câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không. Có thể thấy, hiện tượng trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ giảm dần và hết khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ trớ thường xuyên, nhiều lần trong ngày và kéo dài hơn 24 giờ thì cha mẹ không nên chủ quan mà phải đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.