[Giải đáp] Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc có sao không?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trong những năm đầu đời, trẻ dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc ngủ. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường khiến mẹ lo lắng không biết có sao không và cần làm gì để khắc phục. Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu giấc ngủ bình thường của trẻ sơ sinh
Những tuần đầu sau sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ trung bình 16 giờ/ngày, chia thành 8 – 9 tiếng vào ban đêm và 2 – 3 tiếng vào ban ngày. Tùy theo môi trường sống và cách chăm sóc, thời gian ngủ ngày và ngủ đêm ở mỗi trẻ có sự khác biệt nhưng tổng thời gian ngủ gần như giống nhau.
2. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào được xem là ngủ ít?
Mặc dù khoảng thời gian ngủ ban ngày và ban đêm của mỗi trẻ không giống nhau nhưng nếu tổng thời gian ngủ trong ngày ít hơn 10 tiếng thì có thể con đang gặp phải tình trạng ngủ ít. Ngoài ra, cha mẹ đừng quên quan sát thêm các biểu hiện khác của bé (như có tăng cân đều không, bú có đủ cữ không, có quấy khóc đêm hay không…) để đưa ra kết luận chính xác hơn.
3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?
Không thể phủ nhận rằng giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển trẻ sơ sinh. Vì trong lúc ngủ, cơ thể liên tục sản sinh hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng tối ưu. Thêm nữa, trong 3 năm đầu đời, 80% tế bào não được tạo ra khi trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc.
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tăng trưởng ổn định của trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc thì không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển thể chất bình thường của bé, mà còn tác động không tốt đến sự phát triển nhận thức, trí não sau này. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, mọi người xung quanh đều mất ngủ và mệt mỏi theo. Do vậy, ngay khi thấy thời gian bé sơ sinh ngủ ít hơn bình thường, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp càng sớm càng tốt.
3. Lý do nào khiến trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc?
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Điển hình là:
3.1 Trẻ gặp vấn đề tiêu hóa
Nguồn dinh dưỡng chính yếu của bé sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu mẹ tiêu thụ nhiều thực phẩm khó tiêu (như đồ ăn dầu mỡ, cay nóng…) hoặc cho bé uống sữa công thức có đạm biến tính thì hệ tiêu hóa non nớt của con dễ bị kích ứng mạnh. Từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy bụng… và tác động không tốt đến giấc ngủ.
Thế nào là đạm sữa biến tính?
Đạm biến tính là hệ quả của quá trình xử lý nhiệt sữa tươi nhiều lần. Đạm sữa vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế quá trình xử lý nhiệt vô tình làm đạm sữa vón cục, mất chất, gây khó khăn cho việc tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. |
3.2 Trẻ bị tác động từ môi trường xung quanh
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh. Khi không gian có nhiều tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh hay nhiệt độ phòng ngủ nóng/lạnh đột ngột… thì bé dễ cảm thấy khó chịu, dễ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Môi trường sống xung quanh dễ tác động đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
3.3 Tã của trẻ bị bẩn
Tình trạng tã bỉm bị ướt có thể khiến bé cảm thấy ẩm ướt, khó chịu, từ đó dẫn đến tình trạng bé sơ sinh ít ngủ, ngủ không ngon. Ngoài ra, nếu mẹ không thay tã bẩn thường xuyên thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ hăm tã, viêm da, nhiễm khuẩn…
3.4 Bé bị đói
Xuyên suốt giấc ngủ dài, trẻ sơ sinh chỉ thức giấc khi bị đói, nhằm bổ sung năng lượng và dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể. Do vậy, khi không được bú đủ trước khi ngủ, trẻ khó ngủ sâu và hay bị giật mình.
Nếu trẻ sơ sinh bị đói thì sẽ không thể ngủ ngon giấc.
3.5 Trẻ đang mắc bệnh lý
Những ngày đầu sau sinh, hệ miễn dịch của bé yêu còn non nớt nên các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh dễ xâm nhập và gây ra các bệnh cảm lạnh, nóng sốt, viêm họng… Và lúc bị bệnh, cơ thể con luôn trong trạng thái mệt mỏi nên khó sâu giấc và ngủ ngon.
4. Trẻ sơ sinh ít ngủ phải làm sao?
Để giúp con ngủ đủ, ngủ ngon và phát triển tốt, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp hữu ích bên dưới:
4.1 Xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé
Với trẻ bú mẹ nhưng bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cân nhắc xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày sao cho lành mạnh, khoa học. Cụ thể, bữa ăn nên có đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) với hàm lượng cân đối. Đồng thời, mẹ đừng quên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ (có trong bí đỏ, ổi, bông cải, dâu tây…), giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa cho bé.
Còn với trẻ đang uống sữa công thức, mẹ chủ động chuyển sang loại sữa mới, nhưng cần lưu ý rằng sản phẩm nên chứa đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Nhờ vậy, con dễ dàng hấp thu, hạn chế rối loạn tiêu hóa và phát triển khỏe mạnh.
Nếu chưa tìm được dòng sữa công thức ưng ý, cha mẹ có thể tham khảo “bộ đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro đến từ thương hiệu Friso có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất sữa.
Với Friso Gold, trẻ sẽ êm bụng, êm giấc và ngủ ngon hơn nhờ thành phần đạm sữa mềm, dễ tiêu có trong sản phẩm. Đồng thời, bé cũng dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, giảm bớt các vấn đề rối loạn tiêu hóa dựa vào quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Thêm nữa, trẻ làm quen sữa mới nhanh chóng vì sản phẩm có vị thanh nhạt, thơm ngon vì không thêm đường sucrose.
>> Phụ huynh đặt mua ngay Friso Gold TẠI ĐÂY!
Trẻ uống sữa Friso Gold sẽ tiêu hóa khỏe, ít táo bón và ngủ ngon giấc hơn.
Bên cạnh Friso Gold, Friso còn phát triển thêm Friso Gold Pro, tạo điều kiện cho trẻ tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt. Cụ thể, mẹ nhận thấy bé uống sữa ngủ sâu giấc, ít giật mình đêm nhờ thừa hưởng các đặc tính nổi bật của Friso Gold (như đạm sữa mềm nhỏ, hương vị thơm ngon…) hỗ trợ trẻ dễ tiêu hóa, ít đầy hơi. Bên cạnh đó, con còn được tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên dựa vào hệ dưỡng chất BioPro+ tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Qua đó, trẻ ngày một khỏe mạnh hơn vì được nâng cao đề kháng hiệu quả để phòng ngừa ốm vặt.
>> Cha mẹ có thể đặt mua Friso Gold Pro (mới) TẠI ĐÂY!
Trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng để tăng cường sức đề kháng tự nhiên nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ trong Friso Gold Pro.
4.2 Tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm
Bé sơ sinh chưa thể tự nhận định ngày và đêm nên dễ ngủ ít, ngủ không ngon. Do vậy, cha mẹ có thể tạo thói quen ngủ dài ban đêm – ngủ ngắn ban ngày cho bé bằng cách kéo rèm che cửa sổ, duy trì nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, giữ không gian ngủ yên tĩnh… Đặc biệt, phụ huynh nên lặp lại thường xuyên các hành động trước khi đi ngủ như hát ru, đọc truyện… để trẻ nhận biết đã đến thời điểm đi ngủ.
4.3 Bảo đảm con bú no trước khi ngủ
Thêm một cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc hiệu quả là cho bé bú no trước khi ngủ. Theo đó, lượng sữa bé cần uống mỗi ngày khoảng 600ml, chia thành 8 – 12 cữ bú và khoảng cách mỗi cữ tầm 1.5 – 2 tiếng vào ban ngày, 3.5 – 4 tiếng vào ban đêm.
4.4 Tạo không gian ngủ thoải mái
Để trẻ ngủ ngon giấc hơn, mẹ nên sắp xếp không gian phòng ngủ của con sao cho yên tĩnh, thoải mái nhất và không có nhiều đồ chơi xung quanh giường/nôi. Thêm nữa, nhiệt độ phòng không nên để quá nóng cũng không quá lạnh và có thể bật chút âm nhạc nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.
4.5 Thay tã thường xuyên
Câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao là mẹ phải thay tã mới ngay khi tã đầy hoặc sau khi trẻ đi ngoài xong. Điều này không chỉ giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể con, mà còn tạo cảm giác thoải mái cho bé ngủ ngon hơn.
4.6 Đưa trẻ thăm khám bác sĩ
Nếu đã áp dụng tất cả giải pháp kể trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc chưa được khắc phục thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quan cho bé và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc thích hợp, tạo điều kiện để con phát triển tốt nhất.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài thắc mắc trẻ sơ sinh ít ngủ thì phải làm sao, dưới đây là giải đáp những câu hỏi phổ biến khác cho cha mẹ tham khảo:
5.1 Trẻ sơ sinh ban ngày ngủ ít có sao không?
Thời gian ngủ ban ngày lý tưởng là khoảng 2 – 3 tiếng, nhưng một số trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày hơn các trẻ khác nếu nhiệt độ xung quanh hơi nóng hoặc hơi lạnh, có nhiều tiếng ồn hay hiện tại cơ thể bé đang bị mệt. Do đó, nếu nhận thấy con ít ngủ vào ban ngày nhưng vẫn tăng cân đều đặn, ngủ ngon vào ban đêm thì phụ huynh không nên lo lắng; nhưng nếu kèm nhiều biểu hiện khác thường như quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân… thì có thể con đang bị bệnh, nên cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám sức khỏe sớm.
5.2 Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình?
Nguyên nhân bé sơ sinh ít ngủ và giật mình rất đa dạng. Chẳng hạn, có tiếng động lớn xung quanh, ánh sáng thay đổi đột ngột, trẻ đang đói bụng, bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh vàng da… Theo đó, phụ huynh nên thử áp dụng các phương pháp hữu ích cho bé như quấn khăn, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, hát ru… để giảm bớt tình trạng giật mình và không ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bé.
5.3 Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít hay quấy khóc?
Nếu nhận thấy trẻ ít ngủ, quấy khóc nhiều thì phụ huynh nên kiểm tra thử nhiệt độ phòng có quá nóng hay quá lạnh không; trang phục của con có thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt không và điều chỉnh lại ánh sáng phòng ở mức nhẹ. Thêm vào đó, mẹ có thể mở chút nhạc nhẹ nhàng để đưa con vào giấc ngủ sâu dễ dàng.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh ít ngủ có sao không của nhiều cha mẹ. Nhìn chung, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, tăng cân đều thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng khi trẻ ít ngủ, kèm theo biểu hiện bất thường như chậm tăng cân, quấy khóc… thì phụ huynh hãy đưa con đi khám bác sĩ để tìm hướng xử trí thích hợp nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Taylor Norris. How Long Do Newborns Sleep?. 18 06 2023. https://www.healthline.com/health/baby/how-long-do-newborns-sleep (đã truy cập 21 11 2023).
- Stanford Medicine. Infant Sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237 (đã truy cập 21 11 2023).