Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ do đâu? Có nguy hiểm không?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây ra nhiều khó chịu, nếu kéo dài còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là gì và mẹ nên làm gì khi con gặp phải tình trạng này? Mời cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột (hay còn gọi là nhiễm trùng tiêu hóa, viêm đường ruột) xảy ra khi các vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công cơ quan tiêu hóa. Đây là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, đặc biệt tăng mạnh vào thời điểm nắng nóng.

nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ do đâu

 

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các loại vi khuẩn gây hại như Salmonella, E.coli,… xâm nhập vào hệ tiêu hóa.

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và 6 điều mẹ cần biết

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy đường ruột bị loạn khuẩn là gì? Nguyên nhân do đâu và điều trị…

2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các vi khuẩn có hại như vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli), trực khuẩn lỵ Shigella, Salmonella, vi khuẩn tả Vibrio Cholerae,… xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra những biểu hiện khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,…

Dưới đây là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại như:

2.1 Nhiễm khuẩn trong quá trình sinh

Nếu môi trường sinh không sạch sẽ, không được vô trùng trước và sau khi sinh nở, bé có thể bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter hoặc E.Coli. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm các loại vi khuẩn trên sẽ có nguy cơ lây truyền sang bé qua các cơ quan hô hấp như mũi, miệng,…

2.2 Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị các vi khuẩn như Campylobacter, E.coli, Salmonella, Shigella,… xâm nhập và gây bệnh. 

nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không

Vì hệ tiêu hóa còn non nớt, nên trẻ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nhiễm khuẩn đường ruột.

2.3 Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể đến từ môi trường sống xung quanh kém vệ sinh, bị ô nhiễm. Các yếu tố môi trường như chăn, gối, màn, đồ chơi, dụng cụ ăn uống, phòng ngủ, nhà cửa, người chăm sóc và tiếp xúc với trẻ không đảm bảo vệ sinh… đều là con đường lây nhiễm trực tiếp các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột cho trẻ.

2.4 Nhiễm khuẩn đường ruột do thiếu chất

Theo các chuyên gia, tình trạng nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng ở trẻ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi trẻ ăn uống thiếu chất sẽ khiến cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến chậm lớn, sụt cân, suy dinh dưỡng, suy giảm trí tuệ, làm giảm sự hình thành kháng thể và suy giảm miễn dịch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại có cơ hội xâm nhập, tấn công, gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.

2.5 Ăn phải thực phẩm không an toàn

Khi trẻ ăn phải những thực phẩm không rõ nguồn gốc, trái cây, rau củ chưa được rửa sạch, đồ tươi sống chưa chế biến kỹ, thức ăn bị ôi thiu do bảo quản không đúng cách, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, sữa chưa được tiệt trùng,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, gây ngộ độc cũng như các bệnh tiêu hóa nguy hiểm.

3. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Các biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ thường gặp là:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đôi khi phân của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể lẫn chất nhầy hoặc máu.
  • Chán ăn, lười bú.
  • Sốt, sổ mũi, ho.
  • Buồn nôn, nôn ói.

trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do đâu

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp khi đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ bao lâu thì khỏi, có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo các bác sĩ nhi khoa, thời gian hồi phục sức khỏe của trẻ còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, mức độ nhiễm trùng, độ tuổi và thể trạng của trẻ,… 

Khi con bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần chủ động quan sát các biểu hiện của con. Trong trường hợp bé sốt nhẹ, các triệu chứng sẽ cải thiện sau vài ngày và trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 3-7 ngày. Vậy nên, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh và chăm sóc bé cẩn thận.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài, có các triệu chứng bất thường hoặc bệnh nặng hơn như tiêu chảy liên tục kèm sốt cao, đi phân lỏng có chất nhầy hoặc có máu, tiểu ít, nôn nhiều, trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không bú được, da dẻ xanh xao,… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước và chất điện giải nghiêm trọng. Nếu không được bù nước kịp thời và chữa trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm trùng máu, viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, thủng ruột, thậm chí là tử vong.

5. Mẹ nên làm gì khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột?

Khi nhận thấy các hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ, cha mẹ cần cẩn thận theo dõi tình trạng của con. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cha mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc trẻ phù hợp để giúp bé nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Tăng cữ bú

  • Với trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, tăng thêm cữ bú và thời gian bú. Đồng thời, mẹ cũng cần bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi, sữa chua, yến mạch,… để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con. Nếu trẻ không bú được, mẹ hãy vắt sữa và cho bé uống bằng thìa nhỏ.

– Xem xét loại sữa công thức đang dùng

  • Với trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ cần xem xét lại loại sữa đang sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ và ưu tiên chọn sữa công thức có thành phần đạm nhỏ, dễ tiêu hóa, chứa các dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ đường ruột và tăng cường đề kháng cho con.

nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em do đâu

Nguồn sữa chất lượng cao với đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé dễ dàng tiêu hóa.

>> Tìm hiểu: TOP 10 sữa dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

– Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho bé:

  • Với trẻ ăn dặm, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột khoa học, bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cho bé ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,… để dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Đồng thời, mẹ nên hướng dẫn trẻ nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt thức ăn.
  • Những thực phẩm trẻ lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn: gạo, khoai tây, rau củ có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, giá đỗ, các hạt nảy mầm, thịt gà, thịt bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại trái cây tươi giàu kali (như cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa,…), hoặc có thể cho bé uống thêm trà gừng hay húng quế.
  • Những thực phẩm trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn: thức ăn đóng hộp, đồ lạnh (như kem, thức ăn để trong tủ lạnh,…), thức ăn thô nhiều chất xơ (như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, măng, rau bí, rau cần,…), nước ngọt có gas, nước trái cây đóng sẵn có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị,…

– Bổ sung dung dịch bù nước theo chỉ định của bác sĩ:

  • Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải như dung dịch Oresol. Lưu ý pha đúng cách và đúng liều lượng hướng dẫn để tránh gây nguy hiểm cho bé.

Một vài lưu ý khác:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon, nấu chín kỹ để bảo vệ đường ruột của trẻ. 
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cho bé bằng men vi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cha mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc đau bụng, thuốc chống tiêu chảy, thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột,…) cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị tốt nhất khi thấy các dấu hiệu bất thường. 

bé bị nhiễm khuẩn đường ruột do đâu có nguy hiểm không

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

6. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ

Hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được phòng ngừa nếu cha mẹ áp dụng các cách sau:

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cố gắng kéo dài đến khi bé được 2 tuổi.
  • Nguồn nước uống, thực phẩm ăn dặm của bé phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, nên cho bé ăn chín uống sôi.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, nhà cửa, đồ chơi, dụng cụ ăn uống của trẻ sạch sẽ.
  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch thật kỹ mỗi khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi con đi chơi về,…
  • Người chăm sóc trẻ cần phải vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi, nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm, hay những người mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,…

Nhiễm khuẩn đường ruột thường xảy ra do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ kể trên, đối với trẻ dùng sữa công thức cha mẹ nên chú trọng lựa chọn nguồn sữa chất lượng, mát lành để giúp trẻ tiêu hóa khỏe, đề kháng vững vàng.

Giữa đa dạng các sản phẩm trên thị trường, Friso Gold là gợi ý không thể bỏ qua để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé yêu khỏe mạnh. Friso Gold sở hữu nguồn sữa chất lượng cao, mát lành, sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan, giúp êm dịu với đường tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó là nguồn đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần, cho trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, nôn trớ và nhiều vấn đề đường ruột khác. Sữa còn bổ sung chất xơ GOS, 5 loại Nucleotide, là dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột. 

nhiễm khuẩn đường ruột ở bé nguyên nhân do đâu

Không chỉ “nâng niu” hệ tiêu hóa của trẻ với nguồn sữa chất lượng cao, Friso Gold còn được đánh giá có hương vị thơm ngon, thanh nhạt, quen thuộc với khẩu vị của các bé.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và lời giải:

1. Nhiễm trùng đường ruột trẻ em bao lâu thì khỏi?

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em nhẹ sẽ mất đi sau vài ngày và con có thể hồi phục sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng hơn, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn và cần can thiệp y tế.

2. Bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ em nên ăn gì?

Bên cạnh việc uống sữa, mẹ nên cho trẻ ăn thêm những thực phẩm dễ tiêu hoá như: cháo, súp, sữa chua, sữa đậu nành, chuối tiêu, cà rốt, hồng xiêm,...

3. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột đau ở đâu?

Tương tự người lớn, khi bị nhiễm trùng đường ruột sẽ, trẻ sẽ cảm thấy bị co thắt ở bụng. Cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ 3-4 phút và có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Jaime Belkind-Gerson , MD, MSc, University of Colorado. Gastroenteritis in Children. 10 2023. https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/gastrointestinal-disorders-in-children/gastroenteritis-in-children (Đã truy cập 16 12 2023).
  • Dr Laurence Knott. Gastroenteritis in Children. 17 08 2021. https://patient.info/childrens-health/acute-diarrhoea-in-children/gastroenteritis-in-children (Đã truy cập 16 12 2023).