Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy: Nguyên nhân và cách xử lý
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ sau các cữ bú. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy kéo dài thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
1. Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy do đâu?
Tình trạng trớ ra dịch nhầy ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân sau đây:
1.1 Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện
Ở giai đoạn sơ sinh, hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày có thể tích nhỏ và đang nằm ngang. Vì thế, khi trẻ ăn quá no hoặc thay đổi tư thế khi đang uống sữa dễ dẫn đến nôn trớ ra dịch nhầy.
1.2 Mẹ cho bé bú sai cách
Tư thế bú không đúng khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày, gây ra tình trạng nôn trớ. Ngoài ra, nếu trẻ uống sữa quá nhiều, quá no hoặc không được vỗ ợ hơi sau khi bú cũng có thể là nguyên nhân làm con bị trớ.
Nếu mẹ cho con bú sai cách cũng có thể dẫn đến tình trạng con bị nôn trớ ra dịch nhầy.
1.3 Sử dụng sữa công thức khó tiêu
Dạ dày của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu nên khó tiếp nhận sữa công thức có thành phần khó tiêu. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ nôn ra sữa vón cục, cặn sữa cùng với dịch dạ dày.
1.4 Trẻ mắc bệnh lý
Ngoài ra, tình trạng trẻ trớ ra dịch nhầy cũng có thể do một số bệnh lý sau đây gây ra:
- Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân của bệnh lý này là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu hoặc do trẻ bị dị ứng với đạm sữa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có biểu hiện nôn trớ kèm theo tiêu chảy.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là hiện tượng axit dịch vị trong dạ dày trào ngược lên đường thực quản khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Các dấu hiệu của bệnh lý bao gồm nôn ói, quấy khóc, chậm tăng cân,…
- Hẹp môn vị: Khi môn vị (phần dưới của dạ dày) bị thu hẹp, thức ăn không thể rời khỏi dạ dày để đi xuống ruột non mà bị trào ngược lên cổ họng. Vì thế, trẻ bị hẹp môn vị bẩm sinh thường có biểu hiện nôn trớ.
2. Cách xử lý khi trẻ trớ ra dịch nhầy
Mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để xử lý tình trạng trẻ bị nôn trớ dịch nhầy:
2.1 Chia nhỏ cữ bú của trẻ
Mẹ nên chia nhỏ cữ bú để dạ dày vẫn còn rất nhỏ của trẻ dễ dàng tiếp nhận nguồn sữa. Nhờ đó con sẽ tiêu hóa dễ dàng và hạn chế tình trạng nôn ói.
2.2 Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa
Với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa có công thức dễ tiêu hóa để tránh tình trạng nôn trớ. Điển hình là sữa Friso® Gold được nhiều mẹ tin chọn đồng hành cùng bé yêu tiêu hóa khỏe – hấp thu nhanh, từ đó dễ dàng phát triển khỏe mạnh.
Với sữa Friso® Gold, trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu, hạn chế các vấn đề tiêu hóa như nôn trớ nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Đồng thời, trẻ êm bụng, ngủ ngon giấc với nguồn sữa có thành phần đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Không chỉ vậy, vị sữa thanh nhạt, thơm ngon dễ hạp vị trẻ nhờ công thức sản phẩm không thêm đường sucrose.
Ưu điểm nổi bật của sữa Friso® Gold là nguồn đạm mềm, tự nhiên giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,…
>> Mẹ mua ngay sữa Friso Gold chính hãng cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.
2.3 Cho bé bú đúng cách
Để hạn chế tình trạng trẻ trớ ra dịch nhầy, mẹ nên lưu ý cho bé bú đúng cách. Cụ thể, với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên đảm bảo miệng của con ngậm bắt vú dễ dàng, đúng cách. Trường hợp trẻ bú bình, mẹ lưu ý để bình sữa nghiêng 45 độ để sữa ngập đến cổ bình nhằm giúp con không nuốt nhiều khí vào dạ dày.
2.4 Vỗ ợ hơi cho bé
Sau mỗi cữ bú của trẻ, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con để đẩy khí thừa trong dạ dày ra ngoài, giúp bé dễ chịu và giảm tình trạng nôn trớ. Theo đó, mẹ để con ở tư thế tựa đầu lên vai, ngồi trên đùi hoặc nằm sấp trên cánh tay mẹ. Tiếp đến, mẹ chụm bàn tay vỗ nhẹ nhàng lên lưng con đến khi trẻ có thể ợ hơi.
2.5 Bổ sung men vi sinh
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ trớ ra dịch nhầy là do rối loạn hệ tiêu hóa. Vì thế, mẹ có thể sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp nuôi dưỡng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng men vi sinh phù hợp, an toàn cho trẻ nhé.
>> Gợi ý: TOP 5 men vi sinh cho bé tốt nhất và những sai lầm nên tránh
3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy có sao không? Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ trong mấy tháng đầu mới chào đời, bé vẫn ăn ngủ bình thường, không quấy khóc và tăng cân đúng chuẩn thì mẹ không nên quá lo lắng. Vì đây chỉ là hiện tượng nôn trớ sinh lý bình thường, sẽ chấm dứt sau khi hệ tiêu hóa của con hoàn thiện.
Trường hợp trẻ nôn trớ ra dịch nhầy thường xuyên, nhiều lần trong ngày và kéo dài hơn 24 giờ thì mẹ không nên chủ quan. Đặc biệt, khi con nôn trớ kèm theo dịch mật và máu, quấy khóc, bỏ bú, sốt trên 38 độ, mệt mỏi, lừ đừ thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
Nếu trẻ nôn ra dịch mật và máu kèm theo biểu hiện sốt cao trên 38 độ, quấy khóc, mệt mỏi,… thì mẹ nên đưa con đi thăm khám để điều trị phù hợp.
>> Tin liên quan: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: Nên làm gì để nhanh khỏi?
Bài viết trên cung cấp những thông tin về trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy. Mong rằng qua đây có thể giúp mẹ bình tĩnh hơn khi xử lý tình huống, có giải pháp giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhé.