Trẻ mấy tháng mọc răng? Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng

Tác giả: Trần Thục

Mọc răng không chỉ là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ, mà còn khiến bố mẹ vỡ òa trong hạnh phúc khi lần đầu nhìn thấy những chiếc răng nhỏ xíu, xinh xắn của con. Nhưng, bố mẹ có từng thắc mắc liệu trẻ mấy tháng mọc răng cũng như biểu hiện của tình trạng này như thế nào không? Nếu có, hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. [Giải đáp] Trẻ bao nhiêu tháng mọc răng? Lịch mọc răng sữa ở trẻ

Thông thường, trẻ sơ sinh đến tháng thứ 6 đã mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trong 12 tháng trẻ có thể mọc 6 răng và đến 24 tháng tuổi là mọc đủ một hàm răng sữa (20 răng). Sau đây là lịch mọc răng cụ thể ở trẻ: 

  • Giai đoạn 6 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới.
  • Khoảng 7 tháng tuổi: Trẻ mọc răng cửa hàm dưới thứ hai.
  • Giai đoạn 8 tháng: Trẻ mọc răng cửa hàm trên thứ nhất.
  • Giai đoạn 9 tháng: Trẻ tiếp tục mọc răng cửa hàm trên thứ hai.
  • Giai đoạn từ tháng 12 – 16: Trẻ mọc cùng lúc 4 răng hàm dưới và trên.
  • Từ 16 – 20 tháng: Răng nanh hàm dưới và hàm trên của trẻ mọc lên.
  • Giai đoạn 20 – 30 tháng tuổi: Trẻ mọc hoàn thiện số răng hàm còn lại.
Tình trạng trẻ mọc răng sớm là điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, thay vì lo lắng trẻ mọc răng sớm có sao không thì bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm.

2. Các dấu hiệu trẻ mọc răng, mẹ nên biết

Bên cạnh tìm hiểu trẻ mấy tháng mọc răng, bố mẹ cũng phải nắm rõ biểu hiện mọc răng của con để có giải pháp chăm sóc phù hợp. Các biểu hiện thường gặp bao gồm: 

2.1. Trẻ bị chảy nước dãi

Răng khi mọc lên có thể kích thích dây thần kinh số 5, làm cho tuyến nước bọt của trẻ tiết ra nhiều hơn. Đồng thời, chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa hoàn thiện, cũng như khoang miệng con nông, dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài nhiều bình thường.

trẻ mấy tháng mọc răng

Mọc răng khiến con chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

2.2. Con bị đau và sưng lợi

Các răng sữa đầu tiên khi mọc lên có thể khiến nướu bị sưng, đỏ và đau. Điều này đồng thời làm cho trẻ khó chịu, cáu gắt, quấy khóc và ăn uống kém hơn. 

2.3. Trẻ thích cắn đồ vật 

Mầm răng nhú lên khỏi nướu khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy. Đây cũng là lý do tại sao trẻ thích cắn vào đồ vật mỗi khi mọc răng để xoa dịu cảm giác khó chịu. 

2.4. Con bú ít hay bỏ ăn

Cảm giác đau ở nướu khi mọc răng không chỉ khiến trẻ khó chịu, mà còn gây ra tình trạng bú kém, thậm chí là biếng ăn. Tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời. 

2.5. Con bị mất ngủ

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng thông qua tình trạng con bị mất ngủ. Theo đó, cơn đau Cụ thể trẻ sẽ thường giật mình tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm hoặc không chịu ngủ trưa.

2.6. Trẻ hay cáu gắt, quấy khóc

Cảm giác khó chịu khi mọc răng có thể khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, đặc biệt là giai đoạn mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.

2.7. Trẻ bị sốt

Mọc răng làm cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi, dẫn đến tình trạng sốt nhẹ (khoảng 37,5 – 38 độ C). Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để có biện pháp xử lý nhanh chóng. 

trẻ bao nhiêu tháng mọc răng

Trẻ bị sốt nhẹ (dưới 38 độ C) cũng là biểu hiện cho thấy con chuẩn bị mọc răng.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Lưu ý chăm sóc trẻ bố mẹ cần biết

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày là nỗi băn khoăn của không ít phụ huynh, vì đây là khoảng thời gian khá vất vả khi con quấy khóc liên tục, cũng như có biểu hiện biếng ăn do mệt trong người. Để có lời giải đáp chi tiết, đồng thời…

2.8. Con có thể nổi mẩn đỏ quanh miệng khi mọc răng

Việc chảy nước dãi nhiều có thể khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của trẻ bị ẩm, từ đó dễ nổi mẩn đỏ. Đây cũng là dấu hiệu mọc răng rõ ràng ở trẻ, bố mẹ nên nhận biết sớm để áp dụng cách chăm sóc phù hợp.

2.9. Trẻ thường xuyên kéo tai, xoa má

Trẻ sắp mọc răng hay giật mạnh tai, cọ má hoặc cằm thường xuyên. Điều này là do các răng có cùng đường dẫn dây thần kinh với nướu, tai, má. Vì vậy, khi răng mọc lên thì các bộ phận này cũng bị ảnh hưởng.

3. Chăm sóc trẻ như thế nào trong những tháng mọc răng?

Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ tại nhà trong giai đoạn mọc răng: 

3.1. Áp dụng các biện pháp giảm đau, khó chịu cho con

Mẹ có thể giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng của trẻ bằng 4 biện pháp sau:

  • Cho con chơi đồ chơi mọc răng: Mẹ hãy lựa chọn đồ chơi làm từ cao su mềm, vệ sinh thật sạch trước khi cho trẻ cắn, để giảm tình trạng ngứa, đau nướu. 
  • Chườm lạnh nướu: Mẹ nên dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút  cho con ngậm, hơi lạnh sẽ giảm sự đau nhức ở nướu trẻ.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau cũng là biện pháp giúp trẻ giảm tình trạng khó chịu khi mọc răng. Tuy nhiên, bố mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng. 

3.2. Giảm sốt cho trẻ

Khi con sốt nhẹ, phụ huynh có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm ấm, cho trẻ bú nhiều hoặc thay quần áo thoáng mát. Tuy nhiên, nếu con sốt cao đi kèm biểu hiện nguy hiểm (nôn, đi ngoài nhiều lần) thì bố mẹ nên đưa con đến trung tâm y tế để bác sĩ chẩn đoán và áp dụng cách xử trí phù hợp. 

3.3. Vệ sinh răng miệng cho con

Đây cũng là một trong những bước quan trọng khi chăm sóc trẻ mọc răng. Theo đó, mẹ nên thường xuyên vệ sinh răng cho con để hạn chế mảng thức ăn bám lại, tích tụ và hình thành cao răng, dẫn đến nhiệt miệng hoặc viêm nướu. Ngoài ra, cũng phải tùy vào độ tuổi phát triển của trẻ mà có cách vệ sinh răng phù hợp, cụ thể:  

  • Đối với trẻ chưa thể đánh răng: Mẹ hãy dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng, nướu cho con.
  • Đối với trẻ đã có thể đánh răng: Mẹ nên lựa chọn kem và bàn chải đánh răng dành riêng cho trẻ em để không hạn chế kích ứng nướu khi dùng.

dấu hiệu của trẻ mọc răng
Khi trẻ mới mọc răng, mẹ nên dùng bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho con.

Top 10+ sữa cho bé 1 tuổi tăng cân, tăng chiều cao toàn diện

Trẻ 1 tuổi nên uống sữa gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây là giai đoạn mà trẻ đã bắt đầu biết đi và có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có đa dạng dòng sữa bột cho bé 1…

3.4. Thường xuyên lau nước dãi cho trẻ

Bố mẹ nên thường xuyên lau nước dãi để con không cảm thấy khó chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ quanh miệng, cổ và ngực của trẻ.

3.5. Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Trong giai đoạn mọc răng, do phần nướu của trẻ hay ngứa, đau, khó chịu nên để tránh tình trạng này thêm nghiêm trọng, mẹ nên cho con dùng đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như súp, cháo, sữa. 

Trong đó, đối với sữa, hãy ưu tiên sản phẩm giàu Canxi và vitamin D nhằm hỗ trợ quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra bình thường, thuận lợi. Hiện nay, các dòng sữa công thức trên thị trường điều chứa nhiều chất dinh dưỡng khoa học, không chỉ đáp ứng nhu cầu Canxi, vitamin D theo khuyến nghị, mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của con. Sữa cung cấp hàm lượng lớn Canxi, vitamin D giúp trẻ phát triển hệ xương – răng tối ưu.

Như đã đề cập ở trên, giai đoạn mọc răng có ảnh hưởng đến miễn dịch, khiến trẻ dễ bị sốt và mệt mỏi. Để ngăn ngừa điều này, mẹ có thể cho trẻ uống sữa giúp tăng đề kháng. Sữa không chỉ cung cấp hàm lượng lớn Canxi, hỗ trợ hình thành răng chắc khỏe, mà còn chứa đại dưỡng chất HMO giúp tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt khi mọc răng.

4. Trẻ mọc răng: Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Con hạ nhiệt độ trong hơn ba ngày.
  • Trẻ sốt cao (hơn 38 độ C) đi kèm các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, nổi hạch. 
  • Trẻ đi phân lỏng hơn 2 lần.
  • Trẻ không chịu bú trong hơn một vài ngày.
  • Xuất hiện mủ hoặc đóng vảy xung quanh tai của con.

Hy vọng thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ về việc trẻ mấy tháng mọc răng. Mặc dù đây là sự phát triển tự nhiên nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.

Xem thêm