Viêm ruột ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Huỳnh Uyên

Viêm đường ruột là bệnh tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết sau sẽ tổng hợp các thông tin liên quan về bệnh viêm đường ruột, mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi nhé!

1. Bệnh viêm đường ruột là gì?

Viêm ruột là một trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa, xảy ra khi một phần hoặc nhiều phần ruột bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn, virus, gây đau đớn hoặc đôi khi lở loét.

viêm ruột ở trẻ em

Hiểu rõ về bệnh viêm ruột ở trẻ em để có những cách chữa trị đúng đắn

Phân loại bệnh viêm ruột

Bệnh viêm đường ruột có thể được chia thành hai loại là viêm loét ruột (hay có tên gọi khác là viêm loét đại trực tràng) và bệnh Crohn. Cả hai loại bệnh viêm ruột này đều có ảnh hưởng lên đường tiêu hóa. 

  • Bệnh viêm loét đại trực tràng: Bệnh lý khởi phát từ trực tràng sau đó phát triển lan rộng, giới hạn ở đại tràng. Biểu hiện của bệnh thường là tiêu chảy, có kèm máu.
  • Bệnh Crohn: Đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng ở bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa nhưng thường khởi phát ở phần cuối ruột non (hồi tràng). Bệnh khởi phát không liên tục với các biểu hiện có thể là đau bụng mạn tính, sụt cân,… Nếu chủ quan bỏ qua, theo thời gian bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như dính ruột, thủng ruột,…

2. Nhận biết triệu chứng đau bụng ở bé là bệnh gì?

Biểu hiện viêm ruột ở trẻ em có thể không giống với người lớn, với các dấu hiệu như:

  • Trẻ xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc cao. Ngoài ra, trẻ cảm thấy buồn nôn và nôn. 
  • Trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, thường xuyên đi tiêu lỏng trong ngày dẫn đến mất nước, mặt tái xanh.
  • Trẻ không muốn ăn, sụt cân liên tục, do không hấp thụ được dưỡng chất hàng ngày.

viêm ruột ở trẻ dấu hiệu và cách xử lýKhi trẻ cảm thấy đau bụng, hay mệt mỏi, cha mẹ cần theo dõi kỹ những dấu hiệu của trẻ

3. Nguyên nhân gây viêm ruột ở trẻ

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân như: 

  • Do nhiễm virus: Thường là do virus Rota hoặc virus Adeno. Các tác nhân này thường gây ra viêm ruột ở trẻ sơ sinh với biểu hiện tiêu chảy kéo dài. Hiện nay đã có vaccine phòng loại virus Rota.
  • Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị virus, virus tấn công và gây bệnh. 
  • Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất: Nếu chế độ ăn uống của trẻ không cân bằng, trẻ ăn nhiều thịt, ít rau, hay ăn vặt quá nhiều, lâu dài có thể  trở thành tác nhân gây viêm ruột ở trẻ em.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Việc cha mẹ lạm dụng kháng sinh có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột. Bởi một vài loại kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa.
  • Môi trường sống không đảm bảo: Những đồ vật trẻ thường tiếp xúc như: sàn nhà, đồ chơi,…  nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng sinh sôi. Cùng với đó, trẻ rất hiếu động thường đưa tay lên miệng và mắt của mình, từ đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. 
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị viêm đường ruột thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

4. Viêm ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Viêm ruột là bệnh lý có yếu tố nguy hiểm. Các dấu hiệu của bệnh ở trẻ cũng có thể khác so với người lớn, nên việc phát hiện và điều trị có thể chậm trễ.

viêm ruột ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị

Viêm ruột ở trẻ khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng sụt cân liên tục ở trẻ. Trẻ chán ăn, mệt mỏi, xanh xao, hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên kém đi dẫn đến trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến bé có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Bệnh viêm ruột nếu có triệu chứng tiêu chảy còn có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, gây nên các biến chứng nguy hiểm. 

Khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm ruột cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám sớm.   

5. Làm thế nào để điều trị viêm ruột ở trẻ?

Cách điều trị viêm ruột ở trẻ em tốt nhất là cha mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn và điều trị nhanh chóng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của bé để hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ được hồi phục nhanh hơn.

Bệnh viêm ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, nhưng phải qua sự thăm khám và theo dõi của bác sĩ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, Steroid và các thuốc ức chế hệ miễn dịch để giảm viêm. Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc và cho trẻ uống.

Trong thời gian điều trị cần cho trẻ ăn những thực phẩm theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, bù nước, ngũ cốc, và sữa để bổ sung thêm dưỡng chất. Đối với trẻ bị bệnh Crohn thì nên ăn thức ăn lỏng trong 4 – 6 tuần để giúp bệnh thuyên giảm. 

Trong một vài trường hợp viêm loét ruột kéo dài và nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ đại tràng nếu tình trạng bệnh nặng kéo dài.

Khi thấy con có những dấu hiệu bất thường như: đi tiêu có máu, tiêu chảy liên tục, trẻ đau bụng quằn quại, sụt cân, và sốt, cha mẹ cần đưa con đến Trung tâm Y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán.

6. Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột ở trẻ em nên ăn gì để tốt cho sức khỏe là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh. Dưới đây là những thông tin giúp cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của con.

6.1. Nguyên tắc ăn uống với trẻ viêm ruột

Trong thời gian trẻ bị viêm đường ruột, cơ quan tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng và không thể hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần nắm những nguyên tắc “vàng” này để giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh nhé.

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Nếu trước đây một ngày bé ăn 3 bữa, thì khi bị viêm ruột cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, có thể là 6 bữa ăn mỗi ngày. Cùng với đó là lượng thức ăn mỗi bữa nên vừa đủ, không quá nhiều. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên chia nhỏ thêm bữa bú mẹ và tăng thêm thời gian bú. 

viêm ruột ở trẻ

Nên bổ sung các loại rau xanh, củ quả vào chế độ ăn uống của trẻ bị viêm ruột.

  • Cho trẻ ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa: Khi bị viêm ruột, hệ tiêu hóa của bé khá nhạy cảm vì vậy ba mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng. Cháo, súp,… là gợi ý lý tưởng, không chỉ giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa mà còn có nhiều dinh dưỡng, giúp hỗ trợ trẻ hồi phục sức khỏe.
  • Thay đổi thực đơn mỗi ngày hoặc mỗi tuần: Điều này sẽ kích thích vị giác và sự thèm ăn của bé. Cha mẹ có thể lựa chọn những thức ăn bé thích, nhưng nên tránh nêm nếm đậm vị và các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Bù nước đầy đủ: Mẹ cũng nên lưu ý cho bé uống đủ nước, có thể là nước sôi để nguội, nước ép hoa quả hoặc nước điện giải (oresol pha đúng tịnh lượng và ml nước).  

Sau khi trẻ hồi phục, cha mẹ có thể cắt giảm bữa ăn, cho trẻ ăn theo chế độ thường ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tăng cường chế độ ăn của trẻ thêm nhiều rau xanh, chất xơ, đạm tốt cho hệ tiêu hóa.

6.2. Viêm đường ruột ở trẻ em nên và không nên ăn gì?

Trẻ bị viêm ruột nên ăn các loại thực phẩm bổ sung các hợp chất và gia tăng lợi khuẩn đường ruột như: Các loại rau củ có màu đỏ tươi, vàng hoặc xanh thẫm, giá đỗ xanh; các loại thịt gà: thịt bò, thịt thăn lợn, mỡ gà; dầu thực vật; trứng; sữa; các loại quả tươi như: cam, bưởi, đu đủ, dừa, chuối,…

Ngoài ra, trẻ cần hạn chế các loại thức ăn thô giàu chất xơ như: các loại đậu, hạt, rau cần, măng, rau bí, ngô,…. Đặc biệt cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt, đồ lạnh. Bởi có thể khiến bệnh viêm ruột nghiêm trọng thêm.

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột ở trẻ em

Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm ruột, biết được cách phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng. Theo đó, để chủ động phòng ngừa tình trạng viêm ruột ở trẻ, bố mẹ nên:

  • Tập cho trẻ và gia đình thói quen rửa tay kỹ lưỡng với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chơi, thay tã cho trẻ.
  • Giặt riêng quần áo của bé với nước nóng, hoặc tránh giặt chung với đồ người lớn.
  • Dọn dẹp nhà vệ sinh, nhà tắm, lồng giặt, nơi phơi đồ thường xuyên. 
  • Nhắc nhở và tập cho bé thói quen không ăn chung thức ăn với người khác, đặc biệt là các bạn tại trường học.
  • Đặt ra thời gian biểu ăn của bé, có thời gian, thực đơn hàng ngày giúp bé ăn đúng giờ và kiểm soát được chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. 
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, tập cho bé thói quen ăn chậm nhai kỹ để giúp các enzym trong nước bọt trộn lẫn cùng thức ăn, giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn.

Tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh là biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột ở trẻ em. Bởi hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp bé chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập, tăng sức đề kháng và khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ nên chú trọng và ưu tiên chọn những thực phẩm hoặc sản phẩm giúp chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của con em mình. 

Sở hữu nguồn sữa chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, Friso Gold mang đến nguồn dinh dưỡng mát lành, êm dịu với đường tiêu hóa của bé yêu. Đặc biệt hơn, Friso Gold còn ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên, giúp bé yêu dễ dàng tiêu hóa, giảm tình trạng nôn trớ, táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. 

Cho bé dùng sữa Friso Gold, ba mẹ còn an tâm khi sản phẩm còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides có khả năng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho bé hấp thu dinh dưỡng nhanh. Hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, quen thuộc, cho bé dễ tiếp nhận và uống sữa ngon miệng.

viêm ruột ở trẻ nhỏ

MUA SẢN PHẨM TẠI

 8. Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ruột ở trẻ em và lời giải:

1. Trẻ bị viêm ruột bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị viêm ruột có thể hồi phục sau khoảng 3 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Những trường hợp nặng hơn có thể cần nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn.

2. Trẻ em bị viêm ruột nên ăn gì và kiêng gì?

Nếu trẻ đang bị bệnh viêm ruột, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa (bánh mì, bột yến mạch…). Đồng thời kiêng những thực phẩm từ sữa, nhiều đường, dầu mỡ,...

3. Có nên cho trẻ bị viêm ruột dùng thuốc không?

Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ bị viêm ruột dùng thuốc. Thay vào đó, phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Dr Laurence Knott. Gastroenteritis in Children. 17 08 2021. https://patient.info/childrens-health/acute-diarrhoea-in-children/gastroenteritis-in-children (Truy cập 16 12 2023)