Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé

Tác giả: Lê Uyên

Thị trường hiện nay có quá nhiều dụng cụ ăn dặm cùng với kiểu dáng và chất liệu đa dạng, gây nhiều khó khăn cho những phụ huynh, đặc biệt là bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn đang dự định mua cho bé yêu nhà mình một bộ dụng cụ ăn dặm thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé

1.1. Chọn bộ dụng cụ ăn dặm đúng và đầy đủ

Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, có rất nhiều dụng cụ bố mẹ cần phải chuẩn bị cho bé để quá trình ăn dặm diễn ra dễ dàng và bé cảm thấy thích thú.

Đánh giá TOP 10 bột ăn dặm tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi

Đến cột mốc 6 tháng tuổi, thiên thần nhỏ của mẹ đã bắt đầu tập ăn dặm. Vậy đâu là loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức nuôi con khỏe…

Bộ ăn dặm của bé bao gồm:

  • Khay chia ngăn.
  • Bộ thìa.
  • Ghế ăn dặm.
  • Cốc có tay cầm
  • Bát to, bát nhỏ có nắp.
  • Yếm ăn dặm.

kinh nghiệm chọn dụng cụ ăn dặm cho bé    Bộ dụng cụ ăn dặm cho bé cần chuẩn bị đúng và đầy đủ

1.2. Chất liệu của dụng cụ ăn dặm an toàn

Trẻ em có xu hướng vứt đồ nên thủy tinh và sứ khi rơi vỡ sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh nên ưu tiên chọn những vật liệu khó vỡ như gỗ, silicon, nhựa có thành phần an toàn. Tuy nhiên bố mẹ cần chú ý chọn loại nhựa có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nên sử dụng đồ nhựa để hâm nóng thức ăn và tránh dùng sản phẩm chứa BPA. BPA là chất gây tổn thương não bộ, rối loạn hệ thần kinh và gây ra nhiều bệnh lý khác.

1.3. Kiểu dáng, màu sắc bắt mắt

Trẻ em trong thời gian ăn dặm giống như đang chơi với các món ăn và dụng cụ ăn uống. Nếu những sản phẩm có màu sắc vui tươi, thiết kế đáng yêu sẽ giúp các bé thích thú với bữa ăn hơn.

1.4. Kích thước sản phẩm phù hợp với bé

Dụng cụ ăn dặm của bé không nên dùng chung với dụng cụ ăn uống thường ngày của gia đình. Kích thước của những món đồ này nếu quá to sẽ khiến việc ăn uống của trẻ gặp khó khăn và có nguy cơ gây nghẹn. Khi mua dụng cụ ăn dặm cho trẻ, cần đọc kỹ xem sản phẩm này dùng cho bé bao nhiêu tháng? Dung tích bao nhiêu?

Ngoài ra, gia đình cần xác định bé sẽ tự ăn hay người lớn cho bé ăn. Nếu người lớn cho bé ăn thì hãy chọn thìa có cán dài. Nếu bé tự ăn thì thìa nhỏ, ngắn, vừa tay cầm của bé sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

mua dụng cụ ăn dặm cho bé

Kích thước sản phẩm cần phải vừa với với tay cầm và miệng của bé

2. Những dụng cụ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm

2.1. Dụng cụ định lượng

Khi nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần xác định đúng khối lượng của từng nguyên liệu. Vì vậy, bộ dụng cụ định lượng sẽ giúp bé yêu có một bữa ăn khoa học.

Bộ dụng cụ định lượng gồm:

  • Ly định lượng: Ly định lượng là loại ly có chia vạch thể tích, dùng để đong chính xác dung môi hòa tan như sữa hoặc nước, tránh món ăn quá đặc hay quá loãng.
  • Muỗng định lượng: Muỗng định lượng giúp bố mẹ nêm gia vị chuẩn xác, tránh tình trạng món ăn của bé quá mặn hay quá nhạt.
  • Cân định lượng: Dùng để cân khối lượng của những thành phần trong bữa ăn của bé. Trên thị trường có loại cân 0,5 – 1 kg thích hợp sử dụng trong giai đoạn ăn dặm của bé.

2.2. Chảo, nồi nấu ăn

Nồi, chảo nấu ăn cho bé cần phải sử dụng riêng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

Một số lưu ý khi chọn mua nồi, chảo nấu đồ ăn dặm cho bé: 

  • Chất liệu inox: Inox 304 là loại inox chất lượng cao, phù hợp dùng để nấu ăn cho các bé. Nhưng khi nấu, cần vặn nhỏ lửa vì chất liệu này dễ cháy xém và xỉn màu.
  • Chất liệu sứ: Chất liệu sứ vô cùng an toàn khi đun nấu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vì nồi sứ dễ gây trào thức ăn khi nấu. Bố mẹ hãy cẩn thận để tránh làm mất lượng vitamin B1 trong gạo.
Hướng dẫn cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ nhỏ

Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ là nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi đây là nhóm vi chất thiết yếu, hỗ trợ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và não bộ của bé trong những năm tháng đầu…

  • Nồi, chảo chống dính: Dụng cụ nấu ăn được phủ lớp chống dính giúp thức ăn không khét, cháo không khê. Tuy nhiên, khi lớp chống dính bị hư bạn cần thay đổi dụng cụ khác. Nếu tiếp tục nấu ăn, đặc biệt là nấu cháo sẽ gây hại cho sức khỏe của bé.
  • Lựa chọn nồi có thành cao: Để giúp hạn chế sôi trào thức ăn khi đun cháo. Nồi, chảo có nắp bằng thủy tinh cũng giúp bạn quan sát được quá trình đun nấu.

dụng cụ ăn dặm cho bé

Chảo nồi nấu ăn có nắp thủy tinh giúp bố mẹ dễ dàng quan sát quá trình nấu thức ăn

2.3. Đồng hồ

Đồng hồ hẹn giờ rất cần thiết trong nhà bếp khi bạn nấu món ăn dặm cho bé. Đồng hồ giúp bố mẹ canh thời gian nấu thức ăn để đạt độ mềm chuẩn, giúp món ăn không bị quá cứng hoặc quá nhừ cũng như bị cháy khét.

2.4. Máy xay thực phẩm 

Máy xay thực phẩm là dụng cụ giúp bố mẹ xay nhuyễn thức ăn cho bé khi mới tập ăn dặm. Hiện nay, thị trường có nhiều loại máy xay sinh tố, trong đó phổ biến nhất là:

  • Máy xay cầm tay: Máy xay cầm tay dùng để xay sinh tố, xay cháo, xay thịt, đánh trứng nếu có phụ kiện kèm theo. Kích thước sản phẩm nhỏ gọn và dễ vệ sinh.
  • Máy xay ép đa năng: Máy giúp xay sinh tố, ép trái cây, xay hạt. Tuy nhiên, máy chỉ xay được cháo nguội và vệ sinh lâu do nhiều phụ kiện đi kèm.

Ngoài ra, khi chọn mua máy xay cần lưu ý đến chất liệu. Cối xay có chất liệu nhựa thường giá thành rẻ nhưng phụ huynh cần lưu ý là chỉ xay thức ăn nguội để đảm bảo sức khỏe của bé và gia đình. Cối xay chất liệu thủy tinh không trầy xước, dễ vệ sinh và xay được thực phẩm ít nóng. Tuy nhiên, vì là thủy tinh nên khó bảo quản.

2.5. Ghế ăn dặm 

Ghế ăn dặm là vật dụng không thể thiếu trong hành trình ăn dặm của bé. Bố mẹ có thể chọn ghế ăn dặm với các chất liệu khác nhau như:

  • Ghế ăn bằng gỗ: Ghế gỗ có ưu điểm vững chắc, chống ngã đi kèm dây an toàn cho bé. Ghế có thể xếp gọn và điều chỉnh độ cao. Nhưng do sử dụng chất liệu gỗ nên ghế có trọng lượng nặng, di chuyển khó khăn
  • Ghế ăn bằng nhựa: Ghế nhựa có ưu điểm là nhẹ, có thể chiều chỉnh độ cao và trang bị khay dễ tháo rời để rửa.
  • Ghế rung đa năng: Ghế rung đa năng phù hợp cho các bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Ghế có nhạc, độ rung nhẹ và bố mẹ có thể treo thêm đồ chơi để tạo sự thích thú cho bé khi ăn.

cách chọn dụng cụ ăn dặm cho bé

Ghế ăn dặm bằng nhựa có thể điều chỉnh độ cao hoặc đặt chung với ghế của bàn ăn gia đình.

2.6. Thìa/Muỗng

Thìa (muỗng) cần có kích thước vừa vặn với tay cầm và miệng của bé. Bạn hãy chọn thìa có chất liệu mềm nhằm hạn chế tình trạng bé bị đau nướu. khi ăn.

Silicon hay TPR là chất liệu siêu mềm bố mẹ có thể tham khảo. Chất liệu này không gây tổn thương, an toàn cho sức khỏe và có thể uốn cong. Với những bé lớn hơn, chất liệu muỗng cũng đa dạng hơn nhưng không nên dùng chất liệu quá nặng hay quá mềm. Ngoài ra, bạn cần tránh muỗng có thiết kế góc cạnh vì dễ khiến miệng bé bị tổn thương.

2.7. Yếm ăn

Để tránh thức ăn rơi vãi và lem luốc áo, bố mẹ nên trang bị yếm ăn dặm cho bé. Một số loại yếm cơ bản phụ huynh có thể tham khảo như:

  • Yếm nhựa plastic: Yếm nhựa Plastic có ưu điểm dễ lau chùi. Yếm này được trang bị nấc điều chỉnh kích thước, bé có thể sử dụng lâu dài theo độ tuổi.
  • Yếm cotton, vải mềm: Chất liệu này thích hợp cho các bé tuổi nhỏ. Cotton và vải còn có tác dụng giữ ấm cho bé. Bố mẹ nên ưu tiên chọn loại vải mềm có phủ lớp chống thấm nước.
  • Yếm dùng 1 lần: Loại yếm này phù hợp cho những chuyến đi chơi xa của gia đình. Bố mẹ có thể vứt yếm sau khi sử dụng thay vì phải giữ yếm bẩn trong túi.

2.8. Bình/cốc nước

Cốc tập uống nước là dụng cụ giúp bé làm quen với việc cầm cốc và dần chuyển sang uống nước bằng cốc bình thường như người lớn. Một số kinh nghiệm khi bố mẹ tập cho bé sử dụng cốc nước:

  • Cho bé uống ít ở mỗi lần uống. Không nên đổ đầy nước vào cốc vì dễ bị tràn.
  • Hướng dẫn bé cách cầm cốc, nâng cốc khi uống nước.
  • Khích lệ, động viên để bé thích thú với việc uống nước bằng cốc.
  • Chọn cốc nước có vòi mềm trong thời gian đầu bé tập sử dụng.

2.9.  Khay nhiều ngăn, bộ chén bát

Hiện nay, khay nhựa có nhiều màu sắc nhưng bố mẹ nên chọn loại nhựa an toàn không chứa thành phần BPA. Ngoài chất liệu nhựa, phụ huynh có thể tham khảo chất liệu gỗ, sứ,…

Nếu bạn chọn sử dụng nhiều chén bát thay vì khay ăn nhiều ngăn, hãy chọn sản phẩm có khả năng chống xoay, chống đổ.

cách mua dụng cụ cho bé ăn dặm

Khay ăn dặm nhiều ngăn đựng được nhiều món ăn cùng với kiểu dáng đẹp khiến bé thích thú.

2.10. Hộp trữ thức ăn có nắp đậy

Hộp trữ thức ăn giúp bố mẹ lưu trữ thức ăn đã nấu chín vào tủ đông. Khi đến bữa, bạn chỉ cần đem rã đông và nấu cho bé, rất tiết kiệm thời gian.

Hộp trữ đông cần có nắp đậy để tránh bẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé yêu.

TOP 5 tiêu chí 'vàng' giúp mẹ chọn bột ăn dặm dễ tiêu hóa

Khi bé đến giai đoạn ăn dặm là lúc bố mẹ bắt đầu băn khoăn nên chọn bột ăn dặm như thế nào vừa dễ tiêu hóa vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Bỏ túi ngay 5 tiêu chí “vàng” sau đây giúp mẹ dễ dàng lựa…

Trên đây là những kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho phụ huynh để hành trình ăn dặm của bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Xem thêm