Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Đồng Nguyễn

Chàm sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dù bệnh lý này không nguy hiểm nhưng dễ tái phát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí tự cào mặt gây tổn thương nhiễm trùng. Vậy cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (còn gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema) là bệnh ngoài da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3 – 24 tháng. Bệnh lý này dù không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Những hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

2. Các loại chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Tình trạng chàm sữa được chia thành 3 loại như sau:

  • Thể cấp tính: Các mụn nước có màu hồng, nhiều dịch tiết ra, có thể gây phù nề.
  • Thể mạn tính: Mụn nước lan ra các vùng da xung quanh, khiến da bị khô ráp, dày sừng.
  • Thể bán tính: Tiết dịch ít hơn, da đỏ ít và không gây phù nề.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị ứng da do thời tiết, mề đay, hen suyễn.
  • Chế độ ăn uống của mẹ có loại thức ăn trẻ bị dị ứng.
  • Các tác nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông của chó mèo, nấm mốc,…
  • Sử dụng sữa công thức không phù hợp khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa có liên quan đến tình trạng chàm sữa.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn do virus.

4. Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa

Trẻ nổi chàm sữa có các biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa ở các vị trí như trán, cằm, má, có thể lan đến tay, chân, bụng, lưng.
  • Da mặt của trẻ bị tăng sắc tố, dày, khô và thô ráp.
  • Mụn đỏ mọc li ti thành đám lớn, tróc vảy, có thể vỡ ra và chảy dịch.
Làm sao để phân biệt dấu hiệu chàm sữa với các bệnh lý về da khác?

Khác với dấu hiệu chàm sữa, các bệnh lý về da khác có các biểu hiện sau đây:

  • Rôm sảy: Mụn nước xuất hiện ở những vùng da bị ẩm, nóng. Tình trạng này gây ngứa nhiều khi trời nóng và giảm dần khi thời tiết dịu mát.
  • Bệnh nổi mề đay: Xuất hiện những nốt mụn ẩn bị phù rải rác hoặc tập trung thành từng đám.
  • Bệnh chốc lở: Trên da có mụn hoặc bóng nước, sau đó chuyển thành mụn mủ. Nếu mụn mủ bị vỡ ra thì khi khô lại sẽ đóng vảy có màu vàng.
  • Bệnh vảy trắng: Da ở nửa thân người trên, tay hoặc má bị giảm sắc tố, có màu trắng, nhiều vảy mịn.

5. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Chàm sữa là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm nhưng có thể tái phát nhiều lần. Thông thường, tình trạng chàm sữa ở trẻ có thể tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, khi bị chàm sữa, trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy dẫn đến quấy khóc, thậm chí tự cào mặt gây tổn thương, nhiễm trùng. Vì thế, mẹ nên tìm giải pháp điều trị cũng như có chế độ chăm sóc phù hợp cho con trong lúc này.

6. Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể áp dụng một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh sau đây:

6.1 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ và bé

Với mẹ cho con bú và trẻ ăn dặm, nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đậu phộng, cà chua,…

Ngoài ra, trẻ bị chàm sữa có thể do uống sữa công thức không phù hợp. Vì thế, mẹ nên chọn sữa mát lành, có thương hiệu uy tín hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ khi chọn sữa cho bé nhé.

6.2 Vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách

Mẹ nên tắm cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm, kết hợp massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ nên sử dụng sữa tắm dịu nhẹ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ.

6.3 Loại bỏ tác nhân gây kích ứng da

Mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú cưng, mùi thuốc lá, phấn hoa,… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên vệ sinh không gian phòng ngủ của trẻ, thường xuyên giặt, thay chăn, mềm, vỏ gối,…

chàm sữa ở trẻ

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn, gối, nệm và giữ phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, trong lành.

6.4 Tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh

Môi trường không khí quá khô có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Vì thế, mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm để duy trì độ ẩm hợp lý cho phòng ngủ của con. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn, phù hợp để cải thiện tình trạng chàm sữa ở trẻ.

6.5 Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa bôi thuốc gì? Sau khi thăm khám tình trạng chàm sữa của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Lưu ý, mẹ không nên tùy tiện bôi bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ nhé.

6.6 Áp dụng mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tắm cho trẻ bằng nước đun từ lá trầu không, lá chè xanh tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người cho con bằng khăn tắm mềm mịn, lưu ý tránh chà xát mạnh lên da trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh này.

7. Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Để ngăn ngừa tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo các giải pháp sau đây:

  •  Không nên cho trẻ tắm quá lâu trong nước có xà phòng, sữa tắm.
  • Tránh cho con mặc quần áo bằng sợi tổng hợp, len.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, tránh để bụi bẩn, lông động vật bám vào quần áo, đồ chơi của trẻ.

mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh tình trạng chàm sữa ở trẻ tái phát. 

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua đây có thể góp phần giúp mẹ có hành trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh, phát triển đạt chuẩn nhé.

Xem thêm