Trẻ 7 tháng ăn được những gì? Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé
Tác giả: Hồng Thủy
Trẻ 7 tháng tuổi đang trong quá trình ăn dặm, vì vậy mà có không ít phụ huynh muốn tìm kiếm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp con phát triển khỏe mạnh. Vậy trẻ 7 tháng ăn được những gì? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi có cân nặng trung bình từ 7 – 8,3kg và chiều cao là 67 – 69cm. Bên cạnh đó, thời điểm này trẻ cũng có sự phát triển vượt trội về mặt thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như:
- Tinh bột: Có nhiều trong gạo, lúa mì, ngũ cốc, ngô, khoai,… giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của trẻ. Đồng thời cacbonhydrat trong tinh bột vào cơ thể có thể được chuyển hóa thành glucose – chất được não tiêu thụ hỗ trợ cho quá trình hoạt động của trí não.
- Chất xơ: Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu cho trẻ 7 tháng tuổi là trái cây và rau củ, hỗ trợ trẻ tiêu hóa suôn sẻ hơn.
- Chất đạm: Là chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, hỗ trợ con tăng cường sức đề kháng, đồng thời tăng cân đều và phát triển trí não. Mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt động vật, trứng, cá trắng, đậu phụ,…
- Kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bò, hạt vừng, bí ngô, tôm,… Đặc biệt, dưỡng chất này hỗ trợ trẻ phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
- Sắt: Giúp cơ thể trẻ nuôi dưỡng các tế bào má, và hỗ trợ con phát triển não bộ toàn diện. Các thực phẩm giàu sắt thường có trong thịt đỏ, các loại hạt và các loại rau có màu xanh đậm.
- Vitamin C: Cam, quýt, bưởi, đu, đủ, kiwi, xoài,… là những thực phẩm giàu vitamin C. Trẻ 7 tháng tuổi ăn các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp con tăng khả năng hấp thụ sắt và ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Vitamin D: Dưỡng chất này cần thiết cho sự hấp thụ canxi trong cơ thể giúp trẻ phát triển tốt hệ xương và răng. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa, sữa chua, cá hồi, cá ngừ,…
- Canxi: Đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về xương và răng trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Các loại đậu, sữa, trứng, rau xanh là những thực phẩm cung cấp nhiều canxi cho trẻ.
Trẻ 7 tháng tuổi cần có chế độ ăn đầy đủ nhóm chất để phát triển khỏe mạnh.
2. Trẻ 7 tháng ăn được những gì?
Trái cây, các loại thịt, cá, phô mai, trứng, rau củ,… mẹ có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm này cho thực đơn ăn dặm của trẻ, cụ thể là:
2.1 Trái cây nghiền
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cho trẻ, chính vì vậy trái cây nghiền là một trong những món ăn lý tưởng cho thực đơn ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi. Các mẹ có thể sử dụng các loại trái cây như táo, hồng xiêm, kiwi, việt quất, chuối, bơ, dưa hấu,… cho trẻ.
2.2 Rau củ quả
Loại thực phẩm này giúp trẻ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không những thế, củ quả hấp được cắt thành những miếng dài vừa vặn có thể là món ăn yêu thích khi trẻ thích tập nhai. Gợi ý đến mẹ một số loại rau củ quả phù hợp với trẻ 7 tháng tuổi là súp lơ xanh, cải bó xôi, rau chân vịt, bí đỏ,…
Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Rau củ quả là những thực phẩm dinh dưỡng mẹ có thể chế biến thành thức ăn dặm cho bé.
2.3 Cháo
Khi nhắc đến trẻ 7 tháng ăn được những gì, các mẹ không thể bỏ qua món cháo dinh dưỡng và ngon miệng cho bé. Mẹ có thể chế biến cháo từ gạo, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt,… xay nhuyễn, kết hợp thêm các loại thịt, cá, rau củ xay nhuyễn vừa giúp trẻ có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất, vừa giúp đa dạng thực đơn ăn dặm của con.
2.4 Thịt nghiền
Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo,… là nguồn cung cấp protein (chất đạm) và carbohydrate cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, các mẹ có thể chế biến thịt nghiền vừa đơn giản, nhanh chóng, vừa đầy đủ dưỡng chất cho con.
2.5 Phô mai
Phô mai được làm từ sữa tiệt trùng giàu chất béo, protein và vitamin giúp bữa ăn dặm của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và có mùi hương giống sữa nên phù hợp với khẩu vị của con. Ngoài ra, mẹ còn có thể chế biến phô mai thành nhiều món ăn xế hấp dẫn cho trẻ như bánh pudding, bánh plan,…
2.6 Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn được, bởi trong trứng chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh tốt cho sự phát triển của con. Mẹ có thể dùng trứng để nấu cháo hoặc làm trứng hấp cực hấp dẫn cho bé.
Lòng đỏ trứng có nhiều protein và dưỡng chất giúp trẻ phát triển đầy về cả thể chất và trí tuệ.
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Dưới đây là các thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:
Thực đơn ăn dặm 1:
- Sáng sớm (6 giờ – 7 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa xế sáng (9 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức
- Bữa trưa (11 giờ): Cháo thịt bò và súp lơ xanh.
- Bữa xế chiều (14 giờ – 15 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa tối (17 giờ – 18 giờ): Cháo thịt bò phô mai.
- Trước khi đi ngủ (sau 20 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
Thực đơn ăn dặm 2:
- Sáng sớm (6 giờ – 7 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa xế sáng (9 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa trưa (11 giờ): Cháo yến mạch tôm.
- Bữa xế chiều (14 giờ – 15 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa tối (17 giờ – 18 giờ): Súp gà đậu bắp.
- Trước khi đi ngủ (sau 20 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
Thực đơn ăn dặm 3:
- Sáng sớm (6 giờ – 7 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa xế sáng (9 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa trưa (11 giờ): Cháo đậu xanh.
- Buổi xế chiều ( 14 giờ – 15 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
- Bữa tối (17 giờ – 18 giờ): Bột ăn dặm.
- Trước khi đi ngủ (Sau 20 giờ): Sữa mẹ/Sữa công thức.
4. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Để cho trẻ có quá trình ăn dặm đầy đủ chất và lành mạnh, các mẹ có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây:
- Đảm bảo chế biến thực phẩm sạch sẽ và vệ sinh dụng cụ nấu ăn đúng cách.
- Xây dựng chế độ ăn dặm đủ chất với đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Phụ huynh nên cho trẻ ăn dặm từ ít tới nhiều, từ lỏng đến đặc.
- Các mẹ nên lập thời khóa biểu và thực đơn ăn dặm giúp con hình thành thói quen ăn đúng giờ.
- Nấu cháo theo tỷ lệ 1:7, nghĩa là 10 gam gạo, 70 ml nước.
- Khi nấu thức ăn cho trẻ, mẹ nên hạn chế nêm gia vị như muối, nước mắm.
- Thay đổi chế độ ăn dặm đa dạng phù hợp với sở thích của bé.
- Không thúc ép trẻ ăn, bởi điều này sẽ khiến con có tâm lý sợ hãi khi ăn dặm.
- Luôn theo dõi trẻ trong suốt quá trình ăn, nhằm tránh tình trạng con bị nghẹn.
5. Câu hỏi thường gặp về chế độ ăn uống của trẻ 7 tháng
Ngoài câu hỏi trẻ 7 tháng ăn được những gì, dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi khi cho trẻ ăn dặm để cha mẹ tham khảo.
5.1 Những thực phẩm trẻ 7 tháng tuổi nên tránh
Trẻ 7 tháng tuổi không nên ăn mật ong, lòng trắng trứng, thực phẩm làm từ bột mì, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như các thu, cá kiếm,… và hải sản có vỏ. Chẳng hạn, trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng mật ong, bởi trong mật ong chứa nhiều đường và vi khuẩn clostridium botulinum không tốt cho sức khỏe của trẻ.
5.2 Mẹ cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Mẹ nên cho con ăn dặm dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và cân nặng của trẻ. Theo đó, số cữ ăn dặm có thể là khoảng 2 – 3 bữa/ngày.
5.3 Nếu trẻ biếng ăn dặm mẹ phải làm sao?
Trẻ biếng ăn dặm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến nguyên nhân do trẻ bị khó tiêu. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, mẹ nên xem xét chế độ dinh dưỡng của con đã phù hợp hay chưa.
Ngoài ra, trẻ biếng ăn cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Nếu mẹ theo dõi thấy tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài và có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn sau mỗi bữa ăn, mệt mỏi,… thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị.
Mặt khác, ngoài bữa ăn dặm thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ 7 tháng tuổi. Vì thế, mẹ cần đảm bảo cho con uống đủ sữa mỗi ngày nhé. Với trẻ dùng sữa công thức, các mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa có đạm mềm, tự nhiên giúp con tiêu hóa dễ dàng, hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, và dễ dàng làm quen với sữa mới. Từ đó trẻ êm bụng, ăn ngon và ngủ tốt.
Sữa công thức chứa các dưỡng chất quý giá giúp hỗ trợ trẻ tăng cường đề kháng đường ruột một cách tự nhiên như dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm có HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ đó trẻ khỏe mạnh hơn từ bên trong.
>> Mẹ có thể tham khảo thêm các loại sữa cho trẻ 7 tháng tuổi khác để chọn được sản phẩm phù hợp với con nhé!
Mong rằng, những thông tin giải đáp xoay quanh câu hỏi trẻ 7 tháng ăn được những gì qua bài viết trên đây có thể giúp mẹ xây dựng chế độ ăn dặm khoa học, đủ chất cho con yêu.
> Tìm hiểu thêm: Sữa Friso pha sẵn có tốt không?