Trẻ bị sâu răng sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp
Tác giả: Đồng Nguyễn
Khi sâu răng sữa, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn… và về lâu dài dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, chậm lớn. Vậy mẹ nên làm gì khi răng sữa của con yêu bị sâu? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trên khung hàm của trẻ. Răng sữa có thể bắt đầu mọc khi trẻ sơ sinh được 6 tháng tuổi, nhưng có một số khác mọc sớm hơn (khoảng 4 tháng tuổi) hoặc mọc chậm hơn (sau 12 tháng tuổi).
Trẻ thường có đủ 20 răng sữa khi tròn 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Bao gồm:
- 4 răng hàm thứ 2.
- 4 răng hàm thứ nhất.
- 4 răng nanh.
- 4 răng cửa bên.
- 4 răng cửa giữa.
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng
2. Dấu hiệu em bé bị sâu răng sữa
Sau đây là những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị sâu răng sữa mà cha mẹ cần biết:
- Xuất hiện vết nâu vàng hoặc trắng đục ở vị trí trẻ bị đau răng.
- Cảm giác đau nhức, ê buốt, nhất là khi tiêu thụ đồ ngọt, đồ lạnh, đồ nóng hoặc đồ chua.
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi, khó chịu.
- Nướu có thể sưng tấy hoặc viêm nhiễm.
3. Vì sao trẻ em bị sâu răng sữa?
Có rất nhiều lý do khiến răng sữa của bé bị sâu, chẳng hạn như:
2.1 Do thói quen ăn uống
Nếu trẻ thường xuyên tiêu thụ đường và tinh bột (có trong bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt có gas…) thì chất này có thể bám vào kẽ răng nếu không được vệ sinh kỹ càng. Từ đó, các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng có điều kiện sinh sôi nhanh chóng và chuyển hóa đường/tinh bột thành axit phá hủy men răng nghiêm trọng.
Chế độ ăn uống nhiều đường sucrose hoặc chất bột đường sẽ khiến em bé bị sâu răng sữa.
2.2 Do di truyền
Nguyên do trẻ em bị sâu răng có thể vì nhiễm khuẩn từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Cụ thể, nếu mẹ từng bị viêm nha chu trong quá trình mang thai thì không chỉ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường mà em bé sinh ra sau này cũng dễ gặp phải vấn đề răng miệng như sâu răng, sứt răng, răng dễ gãy…
2.3 Do mắc phải các bệnh lý về răng miệng
Những bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm tủy răng, viêm nướu, răng mọc lệch, hô hàm… sẽ gây trở ngại rất lớn cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều này trực tiếp dẫn đến dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ.
2.4 Do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nếu trẻ không bảo đảm vệ sinh răng miệng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày thì có khả năng bị sâu răng sữa rất cao. Bên cạnh đó, mảng bám còn tích tụ trong khoang miệng, gây ra hôi miệng, viêm nướu…
Nếu trẻ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách thì có thể gây ra tình trạng sâu răng.
4. Tác hại khi trẻ bị sâu răng sữa
Mặc dù về sau răng sữa sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ 6 tuổi nhưng nếu không khắc phục tình trạng bé bị sâu răng sữa hiện tại thì chắc chắn để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn:
- Gây sưng viêm nướu.
- Gây ra tâm lý ăn không ngon, biếng ăn, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và chậm lớn.
- Răng vĩnh viễn mọc lệch.
- Hình thành áp xe răng khiến trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống.
5. Ba mẹ nên làm gì khi răng trẻ em bị sâu?
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ em bị sâu răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Tùy theo tình trạng răng hiện tại, nha sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách điều trị và chăm sóc phù hợp, hạn chế vấn đề biến chuyển trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến khung xương hàm – răng sau này.
Sau đây là một số phương pháp xử lý thường dùng cho cha mẹ tham khảo:
- Sealants-trám răng phòng ngừa: Đây là cách loại bỏ lỗ sâu răng và ngăn ngừa xoang sâu phát triển thêm, phù hợp với trường hợp răng sữa sâu mới chớm.
- Trám răng: Sau khi lấy sạch những mô răng bị đổi màu, nha sĩ có thể trám đầy lỗ sâu bằng vật liệu nhân tạo chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và giữ lại răng gốc.
- Điều trị tủy: Trong trường hợp nhận thấy sâu răng đã “ăn” đến tủy, nha sĩ tiến hành lấy sạch tủy răng tổn thương trước khi trám lại.
- Mão răng: Khi tình trạng em bé bị sâu răng sữa ở mức độ nặng, không thể giữ được miếng trám, nha sĩ sẽ lắp một chiếc mão mới làm từ chất liệu thép không gỉ. Qua đó khắc phục tối đa vấn đề nhưng vẫn bảo đảm tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bé.
- Nhổ răng: Đây là giải pháp cuối cùng được áp dụng trong trường hợp sâu răng quá nặng và không thể điều trị không xâm lấn bằng những biện pháp trên.
6. Cách phòng ngừa trẻ em bị sâu răng sữa
Cha mẹ có thể tham khảo thêm một số bí quyết ngăn chặn tình trạng trẻ bị sâu răng hiệu quả bên dưới:
6.1 Hạn chế cho trẻ tiêu thụ thức ăn ngọt
Phụ huynh nên tránh cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo, hoa quả sấy khô hoặc ngào đường… Thêm nữa, nếu trẻ đang dùng sữa công thức, mẹ cũng ưu tiên chọn cho con những sản phẩm ít ngọt, điển hình như “bộ đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro với hương vị thanh nhạt do không chứa đường sucrose, không chỉ hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp trẻ làm quen sữa mới nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Friso Gold giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu tốt và ít gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa nhờ áp dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên bên trong nguồn sữa chất lượng. Thêm nữa, trẻ uống sữa Friso Gold còn êm bụng, êm giấc dựa vào thành phần đạm sữa mềm, dễ tiêu đó.
> Cha mẹ đặt mua Friso Gold chính hãng ngay tại đây nhé!
Không chỉ có hương vị thanh nhạt giúp trẻ không sâu răng, bé còn dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả nhờ đạm sữa mềm, dễ tiêu hóa.
Còn với Friso Gold Pro, ngoài kế thừa những ưu điểm như Friso Gold, trẻ sẽ được tăng cường đề kháng tự nhiên nhờ “tận hưởng” hệ dưỡng chất BioPro+ kết hợp giữa HMO, GOS và Probiotic tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh.
> Phụ huynh có thể đặt mua Friso Gold Pro nhanh chóng tại đây!
Trẻ dùng sữa Friso Gold Pro vừa không sâu răng, vừa nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
6.2 Chú ý dinh dưỡng trong các bữa ăn dặm của bé
Mặc dù chất bột đường và đường có thể khiến răng trẻ em bị sâu (nếu tiêu thụ quá mức cần thiết) nhưng vẫn mang lại nhiều công dụng hữu ích như cung cấp năng lượng, thúc đẩy phát triển não bộ… Do đó, nếu trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ vẫn nên cung cấp chất bột đường và đường với hàm lượng cân đối cho con.
Ngoài ra, chế độ ăn dặm của bé cũng cần bảo đảm có đủ 4 nhóm chất cơ bản gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất; đồng thời bổ sung thực phẩm có hàm lượng Fluor cao như tôm, cua, sò… giúp xương – răng cứng cáp hơn.
>> Mách mẹ 4 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
6.3 Hướng dẫn con tự vệ sinh răng miệng
Cha mẹ nên giúp trẻ tạo thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày, ít nhất 2 phút/lần và súc nước muối sau khi đánh răng xong. Đồng thời, đừng quên thay bàn chải mới mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị tưa và lựa chọn kem đánh răng có chứa Xylitol và Active Fluoride để bảo vệ men răng tốt hơn.
Cha mẹ hãy hướng dẫn con các bước tự chải răng và khuyến khích đánh răng 2 lần/ngày.
6.4 Cho trẻ khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần giúp kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm nguy cơ sâu răng để xử lý kịp thời. Nhờ đó, trẻ có một hàm răng sữa sáng khỏe với khả năng ăn nhai tốt.
6.5 Không dùng chung dụng cụ ăn uống với trẻ
Khoang miệng của người lớn có thể là nơi trú ngụ của hàng nghìn vi khuẩn gây hại. Do vậy, cha mẹ hạn chế sử dụng chung dụng cụ ăn uống với con nhằm hạn chế hại khuẩn lây nhiễm sang bé và gây bệnh.
>> Kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ cần biết
Đến đây, mong rằng phụ huynh đã có thêm kiến thức hữu ích về tình trạng trẻ bị sâu răng sữa, đồng thời tích lũy nhiều kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho con yêu hữu ích. Cha mẹ hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh giúp bé phòng tránh sâu răng hiệu quả nhé!