Những kiến thức cần biết về trẻ chậm phát triển

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ chậm phát triển thường rối loạn tăng trưởng các chỉ số theo nhiều mức độ khác nhau. Do đó, tùy theo từng trường hợp mà bố mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm ra giải pháp điều trị kịp thời cho bé.

1. Trẻ chậm phát triển là gì?

Trẻ chậm phát triển là tình trạng tăng trưởng khiếm khuyết các chỉ số về sức khỏe, thể trạng và tâm thần, thường xảy ra trong giai đoạn đầu đời từ 2-5 tuổi. Đây cũng là một trong những lo lắng của nhiều bậc phụ huynh hiện nay bởi hội chứng phát triển chậm  có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần, khả năng học tập và giao tiếp xã hội của trẻ trong tương lai.

2. Các hình thức chậm phát triển ở trẻ

2.1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện dùng để giao tiếp và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Khi chậm phát triển về ngôn ngữ, trẻ nhỏ thường có những biểu hiện như không phản ứng lại âm thanh hoặc không thể diễn tả thành lời bằng câu từ rành rẽ.

Ngoài ra, trẻ rất ít quan tâm và hầu như không tương tác đến những trẻ cùng trang lứa khác. Đặc biệt, trẻ chậm nói có xu hướng phụ thuộc vào bố mẹ nhiều hơn.

Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng 1/5 trẻ em gặp phải tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn từ kém hơn so với trẻ bình thường. Một số trẻ thậm chí còn mắc chứng rối loạn hành vi và cảm xúc do không thể diễn đạt bằng lời những điều muốn nói.

trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm nói thường có xu hướng rối loạn hành vi và cảm xúc do không thể biểu đạt ngôn ngữ thuận lợi

Cùng với đó, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn kèm theo các biểu hiện của mất thính lực, khó tập trung trong học tập (xuất hiện khi trẻ đến tuổi đi học), khả năng giao tiếp và phát triển mối quan hệ kém. Nghiêm trọng nhất là bệnh tự kỷ, có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tư duy và phát triển ngôn ngữ khi trưởng thành.

Mặc dù vậy, tình trạng này chỉ mang tính tạm thời, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể cải thiện khả năng chậm nói nếu như được trợ giúp từ gia đình và các chuyên gia một cách kịp thời.

2.2. Trẻ chậm phát triển hành vi

Chậm phát triển về hành vi thường biểu hiện rõ nét qua 2 nhóm trẻ, đó là:

Trẻ tăng động

Khi mắc chứng tăng động giảm chú ý, trẻ nhỏ có khuynh hướng hiếu động thái quá và mất kiểm soát hành vi. Điển hình là trẻ thường chạy nhảy, vận động, leo trèo liên tục trong thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi. Trong một số trường hợp, nhiều trẻ còn bất chấp các nguy hiểm để thực hiện các hoạt động như trèo cây, trèo lên lan can, trượt trên tay vịn cầu thang… dẫn đến tình trạng bầm tím, gãy tay chân do ngã, va đập.

Cùng với đó, trẻ tăng động rất dễ rối loạn tập trung, phân tâm, lơ đãng hoặc mơ màng trong học tập. Điều này cũng lý giải vì sao trẻ mắc phải bệnh lý này cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Ngoài ra, ở nhóm trẻ chậm phát triển về hành vi, việc kiềm chế hay biểu lộ cảm xúc là rất khó khăn. Chẳng hạn như, trẻ có thể bùng phát cơn bực tức, cáu gắt ở mọi thời điểm, hoặc không thể diễn đạt ý muốn thông qua những cử chỉ thông thường.

trẻ chậm phát triển

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường hiếu động thái quá và mất kiểm soát hành vi

Trẻ tự kỷ

Ngoài khả năng biểu đạt và tưởng tượng ngôn ngữ kém, trẻ tự kỷ còn mắc chứng rối loạn hành vi, cụ thể như: Thực hiện những cử chỉ một cách rập khuôn và lặp đi lặp lại liên tục, thường xếp đồ chơi thành hàng dài, hay đi nhón gót, vỗ tay… Đồng thời, không có khả năng thích nghi tốt với nếp sống sinh hoạt và môi trường xung quanh.

2.3. Trẻ chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần là một khuyết tật của sự phát triển trí não, dẫn đến trí thông minh của trẻ thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường, đồng thời, kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế.

Chậm phát triển tâm thần thường được chia thành 4 mức độ:

  • Mức độ nhẹ:Khoảng 85% trẻ em thuộc nhóm này với chỉ số IQ từ 50-69
  • Mức độ trung bình: Chiếm khoảng 10% trẻ em với chỉ số IQ từ 35-49
  • Mức độ nặng: Chỉ có khoảng 2-3% trẻ thuộc mức độ này với chỉ số IQ từ 20 -34
  • Mức độ rất nặng:Chiếm khoảng 1-2% trẻ với chỉ số IQ vô cùng thấp, dưới 20.

Khi chậm phát triển về tâm thần, trẻ thường có khuynh hướng rối loạn về hành vi. Điển hình như, trẻ sẽ gặp khó khăn khi tập đi đứng, tập nói, tập cách tự chăm sóc bản thân trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, trẻ cũng có thể bị động kinh hoặc có một vài bất ổn về mặt cảm xúc như hay buồn phiền, chán nản, phá phách, tự gây thương tích cho cơ thể, thậm chí là lo âu, trầm cảm.

trẻ chậm phát triển

Rối loạn tập trung, khả năng học tập kém là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm phát triển tâm thần

Đối với trẻ bị khiếm khuyết về tâm thần, yếu tố chữa lành quan trọng nhất sẽ nằm ở tình yêu thương, cảm thông, tôn trọng từ phía gia đình, bạn bè và thầy cô. Nếu được  giáo dục và hướng dẫn phù hợp, trẻ có thể phát triển tốt các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, từ đó giảm bớt những gánh nặng to lớn cho xã hội.

3. Nguyên nhân khiến chậm trẻ phát triển

Các nguyên nhân gây ra hội chứng chậm phát triển ở trẻ bao gồm:

Do gen di truyền

Gen di truyền là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của trẻ em. Nếu các yếu tố di truyền từ bố mẹ như cơ chế hoạt động của hệ thần kinh, cấu trúc não bộ, cấu tạo của các giác quan… trở nên bất thường thì khả năng chậm tăng trưởng về mọi mặt ở con yêu khi trưởng thành là rất cao.

Bệnh lý khi mang thai

Kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Los Angeles (Hoa Kỳ) cho thấy, phụ nữ khi mang thai gặp phải các tình trạng như căng thẳng, lo âu, mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus (virus Rubella), dị ứng, thừa cân, cao huyết áp… đều gây ảnh hưởng to lớn đến chỉ số phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Chế độ ăn uống của mẹ trong suốt giai đoạn thai kỳ ít nhiều đều tác động to lớn đến sự tăng trưởng của trẻ. Cụ thể:

  • Nếu thiếu hụt chất đạm hoặc bột đường, trẻ sẽ tăng trưởng cân nặng, thể lực kém hơn so với trẻ cùng trang lứa.
  • Thiếu chất Sắt có thể gây ra tình trạng nhẹ cân, thiếu máu hoặc giảm phát triển não bộ.
  • Hàm lượng Canxi không đáp ứng đủ nhu cầu trong thời gian thai kỳ có thể khiến trẻ bị còi xương, thấp lùn đau nhức xương, răng dễ vỡ và bị sâu.
  • Thiếu hụt Iod nghiêm trọng có thể làm trẻ mắc chứng đần độn, chậm phát triển hành vi hoặc khuyết tật bẩm sinh.
  • Đặc biệt, nếu mẹ không bổ sung đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết theo khuyến cáo thì trẻ có thể suy giảm sức đề kháng, chậm tăng trưởng về mọi mặt khi trưởng thành.
Sữa bầu nào tốt và dễ uống? TOP 9 sữa bầu tốt nhất cho mẹ và bé

Sữa nào tốt cho bà bầu là thắc mắc của nhiều người hiện nay, nhất là với những chị em mang thai lần đầu. Bởi chọn sản phẩm sữa phù hợp không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh trong thai kỳ mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự phát…

Do môi trường sống

Môi trường sống là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra những nhiễu loạn về khả năng phát triển của trẻ. Theo đó, nếu được sống trong môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, hoặc được bố mẹ, bạn bè và thầy cô yêu thương, trẻ có thể lớn lên một cách khỏe mạnh và thành công trong tương lai.

Ngược lại, nếu trẻ bị thiếu thốn tình thương, bạn bè xa lánh, thậm chí là bạo hành tinh thần trong thời gian dài thì nguy cơ mắc phải hội chứng chậm phát triển là rất cao.

trẻ chậm phát triển

Gia đình lục đục, không hạnh phúc cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải hội chứng chậm phát triển

4. Phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để cải thiện tình trạng chậm phát triển, nguyên tắc đầu tiên là phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày của bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như sau:

  • Chất đạm: Giúp cải thiện cân nặng, tăng cường sức khỏe toàn thân. Chất đạm thường hiện diện trong những thực phẩm như thịt bò, cá thu, tôm, súp lơ xanh, táo, chuối, khoai lang, sữa và các chế phẩm từ sữa…
  • Chất bột đường: Góp phần cung cấp năng lượng chính cho hoạt động thể chất, hỗ trợ điều khiển các cơ quan vận động như tay chân và hệ thần kinh của trẻ. Các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường có thể kể đến như cơm, bánh mì, phở, các loại đầu, khoai, sắn…
  • Chất béo: Các loại chất béo như Omega-3; Omega-6 không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng trưởng não bộ, hoàn thiện thị giác tinh anh cho trẻ, mà còn cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý, tăng khả năng ghi nhớ, tiếp thu và học hỏi về sau. Thực phẩm giàu hàm lượng chất béo bao gồm: Bơ, phô mai, hạt chia, cá, trứng gà, khoai tây, bí ngô…
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất vừa giúp tăng cường sức đề kháng, vừa tạo đà để trẻ tăng trưởng tốt về mọi mặt trong tương lai. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất gồm có: Rau bó xôi, rau cải, cà chua, dâu tây, táo, cam, khoai lang….

trẻ chậm phát triển

Chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý là bí quyết giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

Cùng với đó, mẹ cần lưu ý không cho trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn hay đồ uống có gas. Các nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí Plos One cho thấy, sử dụng thức uống có gas nhiều có thể làm chậm quá trình phát triển trí não, suy giảm chất lượng giấc ngủ của bé.

Điểm danh thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…

Kết quả nghiên cứu của đại học bang Ohio (Hoa Kỳ) cũng chứng minh, các thức ăn nhanh, đồ chiên rán, dầu mỡ đều ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của trẻ.

4.2. Trị liệu cho trẻ chậm phát triển

Liệu pháp ngôn ngữ: Hỗ trợ kiểm soát hoạt động của lưỡi, miệng và cách phát âm của trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên tạo khoảng thời gian gần gũi với trẻ bằng cách đọc sách cùng con, hát cho bé nghe, hoặc kể cho bé nghe những trải nghiệm để trẻ cảm nhận được ngôn ngữ và cải thiện chúng.

Liệu pháp vận động: Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập vận động lành mạnh để giảm thiểu các hoạt động bất thường. Ngoài ra, những kỹ năng tự chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Vì vậy, trước khi trẻ đến trường, bố mẹ nên giáo dục sớm để trẻ thực hiện được các hoạt động và kỹ năng theo đúng lứa tuổi phát triển.

Liệu pháp tâm lý: Trẻ chậm phát triển thường có tâm lý tự ti, lo lắng và buồn chán không rõ lý do. Do đó, bố mẹ nên quan sát thái độ và cảm xúc của trẻ để nhận biết những dấu hiệu tâm lý bất thường, từ đó, đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Liệu pháp giáo dục: Trẻ chậm phát triển không có phác đồ để điều trị, do vậy nguyên tắc quan trọng là giúp trẻ tăng trưởng tối đa các khả năng của mình. Các chương trình giáo dục đặc biệt nên được bắt đầu sớm ngay từ khi còn nhỏ để trẻ tăng khả năng giao tiếp xã hội, tăng cơ hội được đến trường như những đứa trẻ bình thường khác.

trẻ chậm phát triển

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu phát triển bất thường, bố mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Chậm phát triển là hội chứng thường gặp ở trẻ em ngày nay. Trẻ chậm phát triển thường khiếm khuyết về cân nặng, chiều cao hay trí tuệ hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Do đó, đối với gia đình có con chậm phát triển, bố mẹ nên quan tâm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Đồng thời, tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-thuc-pham-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-cho-tre

Xem thêm