[Giải đáp] Mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn?

Tác giả: Trần Thục

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn. Thông thường, bác sĩ là người quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ cũng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi phương pháp để có chuẩn bị kỹ càng cho quá trình “vượt cạn”. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích liên quan đến sinh thường và sinh mổ. Các mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

1. Tìm hiểu về phương pháp sinh thường

Sinh thường là phương pháp sinh tự nhiên qua đường âm đạo. Quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra, xuất hiện cơn co bóp tử cung với tần suất ngày càng tăng. Điều này khiến đầu của em bé di chuyển gần về phía âm đạo, kết hợp cùng với sức rặn của mẹ và sau đó, thai nhi chính thức chào đời. Cả quá trình sinh thường diễn ra trong vòng 12 – 14 giờ (đối với mẹ sinh con lần đầu) và ngắn hơn nếu đã sinh con trên 1 lần.

Sinh thuận tự nhiên được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Mẹ có sức khỏe tốt, đảm bảo có thể rặn, hít thở sâu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé trong thời gian “vượt cạn”.
  • Thai nhi không bị sa dây rốn hay suy thai.
  • Thai nhi không quá to (hơn 4000g).

2. Tìm hiểu về phương pháp sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật xâm lấn để đưa em bé ra ngoài. Trước khi phẫu thuật, mẹ được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống để giảm đau. Quá trình mổ kéo dài khoảng 45 phút và thai nhi được đưa ra ngoài trong 10 – 15 phút đầu tiên.

Bác sĩ có thể chỉ định thai phụ sinh mổ nếu phát hiện một số bất lợi, cản trở quá trình sinh thường như ngôi mông con to, nhiễm trùng đường âm đạo, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, tiền sản giật hoặc khung chậu hẹp. Ngoài ra, còn có các trường hợp cũng được chỉ định đẻ mổ với lý do khẩn cấp như tim thai suy, chuyển dạ ngưng tiến triển hoặc kéo dài. 

nên sinh mổ hay sinh thường

Sinh mổ được bác sĩ chỉ định khi thai phụ không đủ điều kiện để sinh thuận tự nhiên.

3. Nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn cho sức khỏe mẹ và bé?

Mỗi phương pháp sinh con đều có ưu và nhược điểm nhất định, các mẹ hãy cùng với Sữa Nào Tốt tìm hiểu cụ thể ở nội dung dưới đây nhé:

3.1. Đối với mẹ

Phương phápSinh thườngSinh mổ
Ưu điểm– Hồi phục sau sinh nhanh chóng, sản phụ có thể ngồi, đi lại, chăm sóc em bé sau vài giờ sinh con. 

– Tử cung co thắt tốt hơn, giúp giảm mất máu sau sinh và hạn chế ứ sản dịch.

– Đẩy nhanh thời gian da kề da với em bé do không có ảnh hưởng bởi thuốc gây tê hoặc gây mê.

– Hạn chế nguy cơ hạ đường huyết ở bé.

– Sản phụ sinh thường có sữa sớm hơn hoặc nhiều hơn so với sinh mổ.

– Là “cứu cánh” cho mẹ bầu và thai nhi đang gặp phải vấn đề bất thường hoặc sức khỏe kém khi chuyển dạ.

– Phương pháp này giúp thai phụ không mất sức khi sinh.

– Thời gian phẫu thuật nhanh chóng.

– Mẹ có thể lựa chọn ngày giờ sinh mổ, từ đó chủ động về thời gian và chuẩn bị tốt tâm lý khi sinh.

Nhược điểm– Phương pháp sinh thường thành công hay không còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và quá trình chuyển dạ của mẹ.

– Cơn đau chuyển dạ diễn ra liên tục với mức độ cao. 

– Sinh ngả âm đạo nhiều lần hoặc sinh bé lớn ký có thể tăng nguy cơ tổn thương sàn chậu.

– Việc sử dụng thuốc gây tê, gây mê trong quá trình sinh mổ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ. 

– Sinh mổ làm mẹ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

– Ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

– Tiềm ẩn nguy cơ dính cơ quan trong ổ bụng như ruột, bàng quang, tử cung.

– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bụng xuất hiện vết sẹo.

3.2. Đối với thai nhi

Phương phápSinh thường Sinh mổ
Ưu điểm– Khi sinh thường, cơ thể con sẽ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở âm đạo, từ đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ.

– Khi bé đi qua đường sinh, cơ thể sẽ bị ép lại, giúp con đẩy các dịch ứ ở mũi, miệng ra ngoài.

– Bé sinh thường được nhận các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp con có hệ tiêu hóa tốt hơn, giảm dị ứng hay các bệnh liên quan đến vi khuẩn đường ruột.

– Bé không bị ảnh hưởng xấu bởi các loại thuốc tê, gây mê, kháng sinh.

– Sinh mổ giúp em bé chào đời an toàn vì dễ khắc phục sự cố xảy ra.
Nhược điểm – Thai nhi có thể gặp chấn thương nếu mẹ khó sinh.– Thai nhi không được bú mẹ ngay do thời gian cách ly sau mổ.

– Sức khỏe của con có thể bị ảnh hưởng do thuốc tê trong quá trình sinh.

– Do thai nhi được lấy trực tiếp từ ổ bụng, không được ép nước ối nên dễ bị suy hô hấp sau sinh.

– Hệ miễn dịch yếu do không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn có lợi tại âm đạo.

Nhìn chung, sinh thường mang lại lợi ích nhiều hơn so với sinh mổ. Tuy nhiên, để xác định nên sinh mổ hay sinh thường tốt hơn thì điều này phù thuộc vào thể trạng của mẹ. Cụ thể:

  • Nếu mẹ có sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển bình thường, không gặp phải vấn đề nguy hiểm thì bác sĩ chỉ định mẹ sinh bằng phương pháp thường.
  • Nếu quá trình chuyển dạ của mẹ kéo dài, thai nhi bị sa dây rốn, có tiền sử phẫu thuật tử cung hoặc mắc phải tiểu đường thai kỳ, rối loạn đông máu, tiền sản giật thì sinh mổ là phương pháp phù hợp nhất lúc này.
Bật mí các cách sinh thường nhanh không đau cho mẹ bầu

Hiểu rằng vượt cạn là quá trình gian nan và nguy hiểm, vì vậy việc tìm hiểu các cách sinh thường nhanh không đau được rất nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những thai phụ lần đầu mang thai. Dưới bài viết này, Sữa Nào Tốt sẽ gợi ý…

4. Một số lưu ý giúp mẹ bầu “vượt cạn” thành công

Ngoài nắm rõ nên sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng phải ghi nhớ một số điều sau, để quá trình sinh con thuận lợi hơn:

4.1. Xây dựng kế hoạch sinh

Mẹ hãy lập một kế hoạch về những gì sắp trải qua như sinh em bé ở đâu, bác sĩ nào đỡ sinh, ai đưa mẹ bầu đi sinh, cách chăm sóc bản thân và bé sau sinh thế nào. Khi có kế hoạch trước, điều này giúp mẹ không cảm thấy bỡ ngỡ khi quá trình chuyển dạ đến bất ngờ.

4.2. Tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động nhẹ không chỉ giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ và khi sinh nở, mà còn tăng cường hoạt động của cơ bụng, giúp thai phụ có khả năng chịu đau tốt hơn, sinh con dễ dàng và nhanh hơn. Do đó, mẹ nên duy trì thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, kegel để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh con.

>> Xem thêm: Điểm danh 5 bài tập thể dục cho bà bầu tốt nhất.

sinh thường hay sinh mổ tốt hơn

Các bài tập thể dục không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn là tiền đề chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ suôn sẻ.

4.3. Hạn chế căng thẳng

Cảm xúc tiêu cực của mẹ khiến thai nhi không thể phát triển trí não và thể chất ổn định. Đồng thời, tình trạng căng thẳng làm cho mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, viêm âm đạo… tác động xấu đến quá trình sinh nở. Vì vậy, mẹ nên chú ý thư giãn tinh thần, kiểm soát tâm trạng bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe bài hát yêu thích hoặc chia sẻ với người thân về những phiền muộn, để qua đó giảm stress, giảm ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện…

4.4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

Để có sức khỏe tối ưu, chuẩn bị cho hành trình sinh con sắp tới, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu chất đạm (măng tây, trứng, cá hồi…) bổ sung năng lượng dồi dào để mẹ có đủ sức khỏe sinh con.
  • Thực phẩm giàu chất xơ (táo, khoai lang, bông cải xanh…) giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, đồng thời giảm tỷ lệ mắc phải tiểu đường thai kỳ.
  • Thực phẩm giàu chất sắt (rau chân vịt, hạt bí ngô, sò, ốc…) có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh.
  • Thực phẩm giàu Axit Folic (đậu, gan, quả mọng,…) giúp mẹ có được thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Đặc biệt, mẹ hãy bổ sung 1 ly sữa bầu mỗi ngày để bản thân và bé hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình sinh con.

Hiện nay, nhiều dòng sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ tin tưởng, lựa chọn làm “trợ thủ” đắc lực trong suốt quá trình mang thai. Sản phẩm có hàm lượng Magie và vitamin B dồi dào, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng; giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời giúp mẹ có đủ năng lượng cho quá trình sinh đẻ.

Hơn thế nữa, sữa còn bổ sung hệ dưỡng chất dành riêng cho bé yêu, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA hỗ trợ bé phát triển toàn diện, đủ sức “vượt cạn” cùng với mẹ.

4.5. Massage trước khi sinh

Massage trước khi sinh không chỉ làm dịu cơn đau, nhức mỏi, giảm căng cơ, chuột rút, mà còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên lựa chọn liệu trình dành riêng cho thai phụ, được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm. Đặc biệt, hãy dừng việc massage nếu mẹ có biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu.

Trên đây là giải đáp mẹ nên sinh mổ hay sinh thường tốt hơn. Hy vọng với lời khuyên này, kết hợp với quá trình thăm khám của bác sĩ, các mẹ có thể quyết định phù hợp để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời khỏe mạnh.

Xem thêm