Quá trình sinh mổ và những điều mẹ bầu cần biết

Tác giả: Trần Thục

Đối với các trường hợp mẹ bầu không đủ sức khỏe sinh thường thì sinh mổ là một lựa chọn hợp lý. Do đó, các vấn đề liên quan đến mổ lấy thai cũng được nhiều mẹ quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt gửi đến các mẹ thông tin hữu ích về phương pháp sinh con này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Sinh phẫu thuật là gì? Khi nào cần sinh theo cách này?

Mổ lấy thai là phẫu thuật đưa thai nhi, nhau thai và màng ối ra ngoài thông qua một vết mổ ở thành bụng. Trước khi thực hiện phẫu thuật, mẹ bầu được gây tê tủy sống hoặc màng cứng để giảm đau. Mặc dù phương pháp này giúp cả mẹ và bé “vượt cạn” nhanh chóng, nhưng không phải trường hợp nào cũng được áp dụng. Cụ thể:

Trường hợp chỉ định trước

Bác sĩ sản khoa có thể chỉ định mổ lấy thai trước nếu như mẹ gặp phải vấn đề: 

  • Đến ngày sinh nhưng thai nhi chưa quay đầu xuống.
  • Thai nhi có kích thước lớn (hơn 4000g) hoặc mẹ mang đa thai.
  • Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể lây nhiễm cho con nếu sinh thường như giang mai, HIV, sùi mào gà…
  • Mẹ không đủ sức khỏe để áp dụng phương pháp sinh thuận tự nhiên.
  • Thai phụ đã mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung trước đó.

Trường hợp không chỉ định trước

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai khi xuất hiện vấn đề bất ngờ như: 

  • Xuất hiện dấu hiệu suy thai như nhịp tim quá chậm hoặc quá mạnh.
  • Quá trình chuyển dạ chậm, khó khăn hoặc ngưng hoàn toàn do nhiều yếu tố.
  • Nhau thai có vấn đề, dễ gây ra băng huyết cho sản phụ nếu sinh tự nhiên.
[Giải đáp] Mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn?

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn. Thông thường, bác sĩ là người quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ cũng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi phương pháp để có chuẩn bị…

2. Mẹ bầu nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu?

Trong trường hợp chỉ định trước, nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển ổn định thì có thể thực hiện ca mổ từ tuần thứ 38 trở đi. Lúc này, em bé đã hoàn thiện các cơ quan quan trọng trong cơ thể nên khi sinh sẽ đảm bảo an toàn hơn.

3. Ảnh hưởng của quá trình mổ lấy thai đến mẹ và thai nhi

Giống như sinh thường, quá trình sinh mổ mang lại một số ưu nhược điểm nhất định như: 

3.1. Ưu điểm

Đối với mẹ:

  • Phương pháp đẻ mổ là giải pháp tối ưu trong trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo.
  • Mẹ không mất sức hoặc đau đớn trong quá trình sinh.
  • Các ca mổ lấy thai diễn ra nhanh chóng, khoảng 45 phút.
  • Sinh mổ hạn chế nguy cơ tổn thương tầng sinh môn của mẹ.
  • Trong trường hợp mẹ mắc bệnh như u buồng trứng, u xơ thì đẻ mổ vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi, vừa có thể cắt bỏ khối u và chữa bệnh.

Đối với thai nhi: 

  • Mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của bé trong trường hợp thai không thuận, suy tim thai. 
  • Mổ lấy thai giúp hạn chế tình trạng như rối loạn dây thần kinh cánh tay, gãy xương, ngạt thở có thể xảy ra ở em bé.
  • Đặc biệt, sinh mổ giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan siêu vi B, C, HIV từ mẹ sang bé.

sinh mổ

Mổ lấy thai đôi khi đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong một số trường hợp nhất định.  

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh lợi ích, sinh mổ vẫn có nhiều nhược điểm khi thực hiện như:

Đối với mẹ:

  • Phụ nữ sau quá trình mổ lấy thai có thể gặp phải các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng niêm mạc tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu… 
  • Đẻ mổ có thể làm mẹ mất nhiều máu hơn sinh thường (khoảng 1.000 – 1.500 ml).
  • Phẫu thuật mổ lấy thai có thể gây tai biến nếu chạm phải các cơ quan như bàng quang, niệu quản, ruột… 
  • Mổ lấy con làm tắc ống dẫn trứng, sẹo khuyết vết mổ gây vô sinh.
  • Trường hợp chảy máu nhiều sau sinh, huyết khối hoặc thuyên tắc mạch có thể đe dọa tính mạng của sản phụ.
  • Vết mổ trên tử cung ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường của tử cung.

Đối với bé:

  • Con có thể gặp phải biến chứng do ảnh hưởng từ thuốc mê.
  • Dao mổ làm bé bị thương ngoài da.
  • Tăng tỷ lệ mắc phải bệnh lý về hô hấp như chậm hấp thụ dịch phế nang, bệnh màng trong, cao áp phổi… 
  • Tỷ lệ trẻ tử vong chu sinh cao.
  • Tình huống suy hô hấp sơ sinh thường gặp ở trẻ mổ lấy thai khi chưa đủ tháng, nguy hiểm đến tính mạng của con.
  • Hệ miễn dịch của bé sinh mổ yếu hơn so với những em bé sinh thường.

Sinh mổ tiềm ẩn nhiều tác động xấu đến mẹ và bé bên cạnh những lợi ích. Vì vậy, để an toàn, mẹ chỉ nên thực hiện mổ lấy con khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. 

4. Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào và cần chuẩn bị điều gì?

Khi xác định sinh phẫu thuật, mẹ bầu trải qua 3 giai đoạn như sau:

4.1. Trước khi ca phẫu thuật diễn ra

Buổi tối trước ngày phẫu thuật, mẹ nên làm sạch cơ thể bằng sữa tắm có tác dụng sát khuẩn. Đến buổi sáng ngày tiến hành sinh con, mẹ hãy bơm thuốc thụt để đi tiêu sạch sẽ, tránh trường hợp đi tiêu trong khi sinh.

Khi bước lên phòng mổ, vùng bụng của mẹ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ tiến hành đặt ống thông tiểu nhằm đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, mẹ cũng được truyền dịch qua mạch ở tay để không bị mất nước. Sau đó, mẹ bầu được tiến hành gây tê (cục bộ hoặc toàn thân).

tìm hiểu về quá trình sinh mổ

Mẹ nên vệ sinh toàn thân bằng sữa tắm sát khuẩn trước khi mổ.

4.2. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật

Khi bắt đầu, bác sĩ rạch một đường trên thành bụng mẹ (chiều ngang hoặc dọc). Sau đó, bác sĩ thực hiện các vết mổ theo từng lớp thông qua mô mỡ và mô liên kết, tách cơ bụng để có thể tiếp cận với tử cung trong khoang bụng.

Tiếp theo, bác sĩ đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch, sau đó vệ sinh sạch mũi, miệng và kẹp dây rốn cho bé. Cuối cùng, bác sĩ lấy nhau thai, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết mổ bằng chỉ tự tiêu.

4.3. Sau khi kết thúc quá trình sinh

Kết thúc ca mổ, mẹ được đưa về phòng hậu phẫu để nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong vòng 5 -10 giờ. Khoảng 24 giờ sau phẫu thuật, sản phụ được khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, mẹ phải ở lại bệnh viện 3 – 5 ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ cũng như các chỉ số sức khỏe khác.

5. Những lưu ý sau khi sinh phẫu thuật mà mẹ nên biết

Sau khi đẻ mổ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau, để thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

5.1. Vận động nhẹ nhàng sau khi mổ 

Sau phẫu thuật, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng, vừa phải để hạn chế tình trạng dính ruột, bí tiểu, ứ sản dịch; kích thích hoạt động của cơ quan vùng bụng và hỗ trợ máu huyết lưu thông dễ dàng. Mẹ có thể bắt đầu từ hoạt động cơ bản như nâng chân lên xuống, xoay người, tự ngồi dậy hoặc tập đi lại trong phòng.

5.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Mẹ nên áp dụng chế độ ăn phù hợp để bảo đảm sức khỏe phục hồi nhanh chóng, cũng như có đủ sữa nuôi con. Theo đó, các loại thực phẩm giàu đạm (đậu, sữa, trứng… ); sắt (các loại hạt, súp lơ xanh, khoai tây…); vitamin và khoáng chất (trái cây, quả hạch, đậu…) là cần thiết đối với mẹ sinh mổ. 

Ngoài ra, để giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo, sản phụ cũng phải lưu ý thực phẩm cần kiêng cữ sau sinh mổ như cá, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà, cua, ốc, trái cây chua (chanh, cam) và các loại gia vị có tính chất cay nóng (tiêu, ớt). Đồng thời, để hạn chế tình trạng mất nước, mất năng lượng, mẹ cũng phải uống đủ nước (tối đa 2 – 2,5 lít/ngày).

Ngoài thực phẩm và nước lọc, sữa bầu cũng là lựa chọn phù hợp giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn và có nguồn sữa chất lượng để nuôi con.

Sữa bầu chứa hàm lượng cao Magie và Vitamin nhóm B, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, đồng thời bổ sung năng lượng dồi dào để mẹ có nhiều sức khỏe tham gia hoạt động thường nhật. Cùng với đó, sữa còn ghi điểm với hệ dưỡng chất ưu việt bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, Vitamin D và Vitamin B12 giúp thai nhi phát triển toàn diện.

5.3. Chăm sóc vết mổ cẩn thận

Trong một tuần sau sinh mổ, mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng cũng như chảy dịch ở vết mổ, cụ thể: 

  • Sát trùng vết mổ bằng cồn sát khuẩn, thay băng gạc hàng ngày.
  • Giữ thông thoáng khu vực xung quanh vết mổ.
  • Mẹ hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không cọ xát hay bó chặt vào vết mổ.
  • Đối với trường hợp khâu chỉ rút, mẹ cần đến thay chỉ đúng hẹn.
  • Nếu nhận thấy vết thương đau nhiều, chảy dịch hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác thì mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay.

5.4. Không tắm nước lạnh

Sau sinh, cơ thể mẹ dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng nên mẹ tuyệt đối không được tắm và uống nước lạnh, nhất là vào ban đêm. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn và sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể ngay bằng khăn mềm. Đặc biệt, trong quá trình tắm cần chú ý không chạm vào vết mổ để tránh nhiễm trùng.

5.5. Tránh quan hệ tình dục quá sớm sau khi mổ lấy thai

Theo khuyến nghị, mẹ nên kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục trong khoảng 6 – 8 tuần sau sinh. Bởi, lúc này sức khỏe của mẹ còn yếu, vết mổ vẫn chưa lành, do đó nếu vận động mạnh có thể dẫn đến việc đau, rách vết mổ.

5.6. Thư giãn tinh thần, kiểm soát stress

Sau sinh, mẹ nên thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, tưới cây, đọc sách, ngồi thiền, trò chuyện hoặc chia sẻ với người thân và bạn bè. Điều này giúp mẹ xoa dịu cảm giác khó chịu, căng thẳng, buồn bực và tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả.

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện…

5.7. Đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường

Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên  đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:

  • Mẹ bị đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt là vị trí vết mổ dù không chạm vào.
  • Vết mổ bị sưng, tấy và vùng da xung quanh bị đỏ, nóng ran hoặc ngứa, đồng thời có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi.
  • Mẹ sốt cao trên 38,5 độ.
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi.

Qua bài viết trên đây, hy vọng giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về quá trình sinh mổ, qua đó yên tâm trải qua hành trình “vượt cạn” thành công, mẹ tròn con vuông nhé!

Xem thêm