Mẹ bầu ăn dưa hấu được không? Mách mẹ cách ăn đúng nhất
Tác giả: Huỳnh Uyên
Có bầu ăn dưa hấu được không là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Bởi, một số ý kiến cho rằng, dưa hấu có tính hàn nên có thể khiến mẹ bị đau bụng hoặc đầy bụng khi ăn. Song, cũng có người cho rằng ăn dưa hấu là tốt cho mẹ và bé nếu như ăn vừa phải. Như vậy, đâu là câu trả lời chính xác cho vấn đề này? Cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu chi tiết qua bài dưới đây nhé!
1. [Giải đáp] Có thai ăn dưa hấu được không?
Dưa hấu là một trong những loại trái cây yêu thích của nhiều người vào ngày hè nóng bức. Không chỉ có vị ngọt mát, dưa hấu còn bổ sung hàm lượng cao dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể, trong 100g dưa hấu cung cấp các thành phần như:
- 95,5% nước.
- 16kcal năng lượng.
- 2,3g chất đạm.
- 0,5g chất xơ.
- 8mg Canxi.
- 15mg Magie.
- 187mg Kali.
- 7 mg Vitamin C.
- 0,04mg Vitamin B2.
- 0,05mg Vitamin E.
Nhìn chung, sự dồi dào về dinh dưỡng của trái cây này cũng là giải đáp cho thắc mắc thường gặp “phụ nữ mang thai ăn dưa hấu được không”. Với bà bầu, bổ sung dưa hấu trong thực đơn mỗi ngày không chỉ tăng cường sức khỏe cho mẹ, mà còn hỗ trợ sự phát triển cho thai nhi. Nếu mẹ muốn biết công dụng chi tiết của dưa hấu như thế nào, hãy tiếp tục tham khảo phần sau.
Có bầu ăn dưa hấu được không? Câu trả lời là “có” bởi dưa hấu chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.
2. Ăn dưa hấu khi mang thai có lợi ích gì?
Khi mẹ ăn dưa hấu trong thai kỳ, điều này mang lại lợi ích tuyệt vời như:
- Giảm nguy cơ tiền sản giật: Hàm lượng Lycopene trong dưa hấu giúp ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, cũng như hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho bé,
- Hạn chế tình trạng táo bón trong thai kỳ: Thành phần chính trong dưa hấu là nước và chất xơ – hai chất có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ đào thải phân ra ngoài. Qua đó, giảm nguy cơ táo bón, trĩ và các biến chứng thai kỳ khác.
- Cải thiện triệu chứng ợ chua: Một số dưỡng chất trong dưa hấu giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày, xoa dịu hệ tiêu hóa, từ đó giảm tình trạng ợ nóng.
- Giảm sưng: Ăn dưa hấu giúp bổ sung hàm lượng nước đáng kể cho cơ thể, từ đó cũng giảm sự tắc nghẽn trong tĩnh mạch và cơ, cải thiện chứng phù chân, tay cho mẹ bầu.
- Giảm ốm nghén: Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất hỗ trợ giảm ốm nghén, mang lại cảm giác thoải mái cho mẹ trong 3 tháng đầu.
Cải thiện tình trạng chuột rút: Thành phần Citrulline có tác dụng giảm đau, hỗ trợ cải thiện chứng chuột rút trong thai kỳ. - Ngăn ngừa tình trạng liên quan đến sắc tố da: Dưỡng chất trong dưa hấu giúp cải thiện sắc tố da, qua đó giảm tình trạng sạm, nám cho thai phụ.
- Hỗ trợ quá trình phát triển xương của thai nhi: Ngoài lợi ích cho mẹ, dưa hấu còn bổ sung Canxi, Kali và nhiều khoáng chất khác, góp phần thúc đẩy hệ xương của bé phát triển.
Các lợi ích trên đây giúp mẹ có thể yên tâm bổ sung dưa hấu vào thực đơn tráng miệng hằng ngày rồi. Nhưng, mẹ cũng phải lưu ý ăn dưa đúng cách, để tránh nguy hại đến sức khỏe nhé!
3. Bà bầu nên ăn dưa hấu như thế nào để tốt cho mẹ và bé?
Để “tận hưởng” toàn bộ lợi ích của dưa hấu mà không ảnh hưởng sức khỏe và thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo cách ăn dưa hấu đúng chuẩn sau đây:
3.1. Lựa chọn dưa hấu ngon, chất lượng
Ăn dưa hấu bị tiêm thuốc tăng trưởng hoặc dùng quá nhiều chất bảo vệ thực vật có thể gây ra tình trạng đau bụng cho mẹ, cũng như ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, chị em cần lưu ý trong việc chọn dưa. Hãy ưu tiên quả dưa ngon, có phần cuống nhỏ, héo và quăn; đồng thời hai đầu quả dưa cân xứng, không méo mó, khi vỗ nghe tiếng to. Nếu mẹ muốn ăn loại dưa có vị ngọt hơn thì nên chọn quả có phần vỏ màu vàng đậm nhé!
3.2. Rửa sạch trước khi ăn
Trước khi ăn, mẹ hãy rửa sạch phần vỏ dưa để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất còn bám lại trên vỏ. Ngoài ra, mẹ cũng phải rửa sạch dao trước khi bổ, để tránh bị nhiễm khuẩn nguy hại cho sức khỏe.
Mẹ nên dùng dao chuyên cắt trái cây để bổ dưa hấu nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng sức khỏe hai mẹ con.
3.3. Ăn dưa hấu với hàm lượng vừa phải
Tuy câu trả lời cho vấn đề mẹ bầu ăn dưa hấu được không là có. Nhưng, nhìn chung, dưa hấu vẫn là trái cây có tính hàn. Nếu ăn quá nhiều có thể làm lạnh bụng, dẫn đến các bệnh về rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, dưa hấu chứa đến 95,5% nước trong phần thịt nên khi ăn quá nhiều có thể khiến thận và hệ bài tiết làm việc quá sức, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, phù nề tay – chân.
Như vậy, để hạn chế ảnh hưởng xấu trên đây, mẹ bầu chỉ nên dùng từ 300 – 400g dưa hấu (2 – 3 miếng dưa nhỏ). Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi bà bầu nên ăn bao nhiêu dưa hấu 1 ngày.
3.4. Chú ý về thời điểm ăn dưa hấu
Thời điểm tốt nhất để ăn dưa hấu là vào ban ngày, đặc biệt là cách bữa ăn chính từ 1 – 2 giờ. Mẹ tuyệt đối không ăn dưa hấu sau 8 giờ tối. Bởi, điều này gây ra tình trạng tăng cân và đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, từ đó ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của mẹ.
3.5. Các trường hợp không nên ăn dưa hấu
Hầu hết mẹ bầu đều có thể “tận hưởng” lợi ích tuyệt vời từ dưa hấu. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nên “tránh xa” loại quả này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Cụ thể là trường hợp:
- Mẹ bầu đang hoặc có nguy cơ bị tiểu đường trong thai kỳ.
- Thai phụ đang bị cảm lạnh hoặc có vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai.
- Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng.
- Thai phụ gặp phải vấn đề về thận.
3.6. Chú ý thời gian bảo quản dưa hấu
Mẹ nên bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ từ 8 – 10 độ C và phải sử dụng trong vòng 24 giờ. Nếu để dưa ở ngoài nhiệt độ phòng thì không nên để quá 4 giờ. Bởi, điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào trái cây, gây nguy hại cho sức khỏe tiêu hóa của mẹ.
3.7. Không dùng dưa hấu qua đêm
Với dưa hấu nói riêng và trái cây nói chung, việc để qua đêm sau khi bổ có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, làm ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm. Chính vì vậy, mẹ bầu nên thưởng thức dưa hấu ngay khi bổ để hạn chế tối đa tác động xấu.
4. Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng từ dưa hấu
Ngoài bổ dưa và ăn trực tiếp như thông thường, mẹ bầu có thể chế biến dưa hấu thành nhiều món ngon bổ dưỡng như:
4.1. Sinh tố dưa hấu
Sinh tố dưa hấu có vị ngọt thanh không chỉ giúp mẹ giải nhiệt, giải khát, thanh lọc cơ thể hiệu quả, mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
Nguyên liệu: Dưa hấu, dưa lê, dưa vàng, đá bi, nước chanh.
Cách thực hiện: Mẹ chỉ cần cho tất cả nguyên liệu vào máy và xay nhuyễn là có thể thưởng thức.
Sinh tố dưa hấu mát lạnh với vị ngọt thanh đặc trưng là món tráng miệng ưa thích của nhiều mẹ.
4.2. Salad dưa hấu và dưa leo
Sự kết hợp giữa dưa hấu và dưa leo mang đến hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và tận hưởng một thai kỳ thoải mái.
Nguyên liệu: Dưa hấu, dưa leo, nước cốt chanh, gia vị.
Cách thực hiện: Rửa sạch và cắt nhỏ dưa hấu, dưa leo theo dạng hạt lựu. Sau đó, trộn với dầu oliu, nước cốt chanh, muối, tiêu và cho tất cả vào tô salad, tiếp tục trộn đều là hoàn thành.
4.3. Nước ép dưa hấu
Uống một ly nước ép dưa hấu vào buổi sáng giúp mẹ bầu có được tinh thần sảng khoái trong suốt ngày dài.
Nguyên liệu: Dưa hấu, quả chanh tươi
Cách thực hiện: Cho phần thịt dưa hấu vào máy ép hoặc máy xay sinh tố. Sau khi ép xong, mẹ cho thêm 2 thìa nước cốt chanh vào nước ép dưa hấu và thưởng thức.
5. Một số câu hỏi thường gặp về việc ăn dưa hấu khi mang thai
Ngoài thắc mắc có bầu ăn dưa hấu được không thì còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến vấn đề ăn dưa hấu khi mang thai, cụ thể:
1. Có bầu 3 tháng đầu ăn dưa hấu được không?
2. Ăn dưa hấu ướp lạnh có tốt không?
3. Bà bầu dọa sảy thai có ăn dưa hấu được không?
Qua thông tin trên đây, hy vọng mẹ đã có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc có bầu ăn dưa hấu được không. Đồng thời, cũng tìm ra được cách ăn dưa hấu đúng để mẹ vừa nhận được lợi ích, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài bổ sung dưa hấu, phụ nữ mang thai cũng phải ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất và uống nhiều nước. Đồng thời, đừng quên uống thêm sữa bầu để vừa cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển tốt, vừa giúp mẹ khỏe mạnh, giảm mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
>> Nổi bật trên thị trường hiện nay, Frisomum Gold là dòng sữa bầu giàu dinh dưỡng được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng.