Quá trình sinh thường như thế nào? Các giai đoạn cụ thể

Tác giả: Trần Thục

Nếu mẹ đang thắc mắc quá trình sinh thường được diễn ra như thế nào thì Sữa Nào Tốt giúp mẹ giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời bật mí thêm một số lưu ý để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng  trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Sinh tự nhiên là gì? Những lợi ích khi sinh thuận tự nhiên

Sinh thuận tự nhiên là hình thức sinh con qua đường âm đạo và không có sự hỗ trợ của dụng cụ giúp sinh. Quá trình này được tính từ lúc xảy ra hiện tượng chuyển dạ như đau bụng, vỡ ối, ra huyết hồng cho đến khi em bé được đưa ra ngoài.

Lựa chọn sinh thường giúp mẹ và bé nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:

1.1. Đối với mẹ

  • Mẹ bầu có thể hồi phục sức khỏe sau sinh sớm (khoảng 1 giờ).
  • Thời gian nằm viện của mẹ được rút ngắn (khoảng 2 – 3 ngày).
  • Sinh tự nhiên giúp tử cung mẹ phục hồi tốt hơn, từ đó giảm lượng máu bị mất sau sinh (khoảng 50 – 200ml máu) và hạn chế nguy cơ ứ sản dịch.
  • Đẻ thường còn hạn chế biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sẹo mổ lấy thai như nhiễm trùng vết mổ, vỡ tử cung, nhau cài răng lược. 
  • Quá trình tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn, từ đó em bé được tiếp xúc với sữa mẹ sớm.
  • Mẹ không gặp phải tình trạng dị ứng do thuốc gây tê, gây mê của ca phẫu thuật và các loại kháng sinh.
  • Phương pháp này không tác động đến cấu trúc tử cung và thành bụng nên mẹ có thể sớm mang thai trở lại.
  • Đặc biệt, khi sinh thuận tự nhiên, mẹ có thể chứng kiến khoảnh khắc con yêu cất tiếng khóc chào đời.

1.2. Đối với bé

  • Khi sinh tự nhiên, dịch ở phổi, hầu họng, mũi của bé được ép hết ra ngoài, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp sau sinh.
  • Con được tiếp xúc với hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ, giúp tăng cường tối đa hệ thống miễn dịch.
  • Bé được sinh thường có thể bú mẹ sớm, từ đó hấp thu tối đa dưỡng chất trong sữa non.
  • Bé không chịu ảnh hưởng bởi các loại thuốc có thể sử dụng trong quá trình phẫu thuật.

sinh thường

Sinh thuận tự nhiên là phương pháp “vượt cạn” được bác sĩ ưu tiên chỉ định vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Giữa sinh con thường và sinh mổ, mẹ nên lựa chọn phương pháp nào?

Hai phương thức sinh con này có khác biệt rõ ràng như sau: 

  • Sinh con thường: Đây là hình thức sinh con tự nhiên qua đường âm đạo, thời gian sinh kéo dài khoảng từ 12 – 14 giờ và mẹ không cần dùng thuốc gây tê.
  • Sinh mổ: Đây là hình thức phẫu thuật xâm lấn đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Một ca phẫu thuật chỉ khoảng 45 phút và mẹ được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trước khi thực hiện.

Nhìn chung, sinh mổ hay sinh tự nhiên đều có ưu nhược điểm nhất định. Do đó, để quyết định phương pháp sinh con nào phù hợp thì phải tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ, thai nhi và chỉ định của bác sĩ.

[Giải đáp] Mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn?

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn. Thông thường, bác sĩ là người quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ cũng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi phương pháp để có chuẩn bị…

2. Các trường hợp nên và không nên sinh thường

Sau đây là một số trường hợp nên và không nên sinh thuận tự nhiên mà mẹ có thể tham khảo: 

2.1. Trường hợp nên sinh theo cách thường

Chỉ định sinh tự nhiên được đưa ra khi thai phụ không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình sinh như:

  • Mẹ có sức khỏe tốt, đảm bảo có thể rặn, hít thở nhằm cung cấp oxy cho con trong quá trình chuyển dạ.
  • Thai phụ không có bất kỳ cản trở ở đường đi qua ngả âm đạo như nhau tiền đạo, khung chậu hẹp, u xơ tử cung khi mang thai. 
  • Mẹ bầu không mắc phải bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa như sùi mào gà, lậu, giang mai. 
  • Thai nhi đủ sức khỏe, không gặp tình trạng sa dây rốn, suy thai và đặc biệt, thai nhi không quá to (hơn 4000g).

Đối với trường hợp mẹ có tiền sử sinh mổ, nếu đáp ứng các tiêu chí trên vẫn được bác sĩ sản khoa chỉ định sinh thường.

2.2. Những trường hợp không nên sinh con thường

Tuy hình thức sinh tự nhiên mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải tất cả trường hợp mang thai đều có thể sinh theo cách này. Cụ thể là các trường hợp sau:

  • Mẹ bầu có thể trạng không tốt, không đủ sức rặn để sinh theo cách thường.
  • Khung chậu của mẹ có dấu hiệu bất thường như hẹp, méo.
  • Đường thoát của thai nhi bị cản trở do mẹ gặp phải bệnh lý như u xơ tử cung, nhau tiền đạo. 
  • Âm đạo của mẹ bị hẹp hoặc dị dạng sinh dục.
  • Thai nhi có hiện tượng suy thai cấp, bất đồng nhóm máu phải thực hiện mổ lấy thai gấp.
  • Các trường hợp thai nhi quá to, già ngày hoặc mẹ bầu mang đa thai cũng không nên sinh thuận tự nhiên.

quá trình sinh thường

Chỉ định sinh thuận tự nhiên chỉ được đưa ra khi bác sĩ xác định mẹ bầu và thai nhi đạt đủ điều kiện sức khỏe.

3. Các giai đoạn cơ bản trong quá trình sinh thường

Với phương pháp sinh tự nhiên, mẹ bầu cần trải qua 3 giai đoạn sinh sau đây: 

3.1. Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ được tính từ lúc cổ tử cung mở ít đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn (khoảng 10cm) và gồm có ba kỳ: 

Kỳ chuyển dạThời gian Độ nở cổ tử cungBiểu hiện
Chuyển dạ sớm6 – 10 giờ0 – 4 cmMỗi mẹ bầu có cơn co thắt khác nhau từ nhẹ đến mạnh.
Chuyển dạ tích cực3 – 6 giờ4 – 7 cmCác cơn co thắt diễn ra dữ dội mỗi 3 – 5 phút.

Lúc này, mẹ có thể nhìn thấy khí hư, đặc, có lẫn máu ở quần lót hoặc trong bồn cầu.

Chuyển dạ chuyển tiếp20 phút – 2 giờ10 cmCác cơn co thắt tử cung diễn ra mạnh, cứ 2,5 – 3 phút một lần và mỗi lần kéo dài hơn 1 phút.

Song song đó, mẹ bầu có thể bị buồn nôn, cơ thể run rẩy, mệt mỏi, nóng rát hoặc ngứa vùng âm đạo.

3.2. Giai đoạn 2: Sinh con

Mẹ bầu bước vào giai đoạn sinh con khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 cm). Lúc này, bác sĩ hướng dẫn mẹ cách lấy hơi và rặn, để đẩy em bé ra ngoài đường sinh dễ dàng. Trong suốt thời gian sinh, mẹ có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi, phần đáy xương chậu, phần mô giữa âm đạo và trực tràng bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn, đẩy.

Mẹ chỉ cần kiên trì thêm một lúc thì đầu của em bé được đẩy ra, sau đó là đến cổ – vai, thân và chân. Vào thời điểm cuối cùng, nếu mẹ gặp khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị rạch tầng sinh môn (khu vực giữa âm đạo và trực tràng) nhằm giúp em bé ra ngoài một cách dễ hơn.

3.3. Giai đoạn 3: Sổ nhau thai

Giai đoạn này được tính từ khi em bé ra đời đến khi nhau thai và màng nhầy được đẩy ra. Cụ thể, vài phút sau khi sinh, tử cung bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi nhìn thấy dấu hiệu này, bác sĩ yêu cầu mẹ rặn nhẹ để tống nhau ra ngoài. Mẹ không phải lo lắng vì quá trình diễn ra rất nhanh và không quá đau đớn.

Bật mí các cách sinh thường nhanh không đau cho mẹ bầu

Hiểu rằng vượt cạn là quá trình gian nan và nguy hiểm, vì vậy việc tìm hiểu các cách sinh thường nhanh không đau được rất nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những thai phụ lần đầu mang thai. Dưới bài viết này, Sữa Nào Tốt sẽ gợi ý…

4. Một số lưu ý để mẹ sinh thường dễ dàng hơn

Nhìn chung, sinh tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, để quá trình “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp mẹ “vượt cạn” thành công mà còn giúp bé phát triển tối ưu. Cụ thể, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu:

  • Chất đạm (sữa chua, phô mai, trứng, thịt…): Mang lại cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào, giúp quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn.
  • Chất xơ (cà rốt, khoai lang, súp lơ…): Hỗ trợ mẹ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
  • Chất sắt (cá hồi, cải bó xôi, hạt bí ngô…): Giúp mẹ giảm mệt mỏi, sinh tự nhiên dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu cho thai nhi.
  • Axit folic (lòng đỏ trứng, quả bơ, măng tây…): Dưỡng chất hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.

Đặc biệt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp thai nhi duy trì cân nặng ổn định – một yếu tố giúp mẹ đủ điều kiện sinh thường. Ngoài bữa ăn, mẹ đừng quên bổ sung thêm sữa bầu để có nhiều năng lượng cho việc sinh con, cũng như phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sinh. 

Trên thị trường hiện nay, nhiều dòng sữa bầu tốt nhất được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi hệ dưỡng chất ưu việt dành riêng cho mẹ và bé. Với công thức bổ sung Magie và vitamin nhóm B. Sản phẩm cung cấp các dưỡng chất như Axit Folic, Canxi, DHA hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

4.2. Thường xuyên vận động trong thời gian mang thai

Các bài tập phù hợp không chỉ giúp mẹ giảm tình trạng đau nhức ở giai đoạn cuối thai kỳ, mà còn tăng sự dẻo dai, từ đó hỗ trợ mẹ sinh con thuận lợi. Một số bài tập mẹ nên thực hiện trong suốt hành trình mang thai bao gồm: 

  • Nâng một bên chân: Mẹ nằm nghiêng về một bên sao cho vai, hông và đầu gối thẳng hàng. Dùng một tay đỡ đầu, tay kia chống xuống nền để giữ thăng bằng cho cơ thể. Sau đó, mẹ từ từ nâng một bên chân lên cao nhất, sau đó hạ xuống, thực hiện động tác 10 lần thì đổi bên.
  • Tư thế vỏ sò: Mẹ bầu nằm nghiêng một bên sao cho hai chân khép lại, đầu gối co về phía trước và dùng một tay giữ thăng bằng cho cơ thể. Thực hiện nâng đùi ở chân phía trên cao nhất có thể, giữ trong vài giây thì hạ xuống, làm liên tục 10 lần và đổi bên.
  • Động tác nữ thần: Đứng với chân mở rộng hơn vai, bàn chân mở sang hai bên. Mẹ từ từ hạ thấp đầu gối, giữ tư thế lâu nhất có thể và thở ra đều đặn.

4.3. Kiểm soát cân nặng

Việc duy trì cân nặng ổn định không chỉ giúp mẹ ít gặp phải tiểu đường và huyết áp cao, mà còn giúp thai nhi có số cân đạt yêu cầu sinh thường.

4.4. Giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress

Mẹ bầu nên giữ bình tĩnh và kiểm soát tâm trạng, tránh căng thẳng quá mức để quá trình “vượt cạn” suôn sẻ hơn. Một số mẹo giúp mẹ thư giãn tinh thần khi mang thai là ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe bài nhạc yêu thích. 

cách sinh thường

Ngồi thiền giúp mẹ cân bằng cảm xúc, giảm mệt mỏi và stress hiệu quả, từ đó hỗ trợ cho quá trình “vượt cạn” thuận lợi.

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện…

4.5. Tìm hiểu cách hít thở khi chuyển dạ

Khi nắm rõ cách hít thở đúng, điều này giúp cung cấp đầy đủ oxy cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ. Các bài tập mà mẹ cần tham khảo trước khi sinh tự nhiên bao gồm:

  • Thở ngắn – nhanh – nông: Khi cơn co thắt tử cung bắt đầu, thai phụ hãy tập trung thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thở mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 hãy hít vào và thở ra từ từ, cuối cùng là cân bằng khí.
  • Thở ngực chậm: Mẹ hãy hít thật sâu không khí qua mũi, vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng, nhằm đẩy hết thán khí ra.
  • Thở khi rặn đẻ: Khi được bác sĩ yêu cầu rặn thì thai phụ hãy hít một hơi thật dài, nín thở và ngậm hơi trong miệng, tiếp đó đếm nhẩm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống đường sinh.

Qua bài viết trên đây, hi vọng mẹ bầu đã có thêm thông tin hữu ích về quá trình sinh thường. Bên cạnh tìm hiểu những kiến thức này thì mẹ cũng phải duy trì chế độ ăn khoa học, vận động nhẹ nhàng và đặc biệt là giữ tinh thần vui vẻ để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” được suôn sẻ, thành công.

Xem thêm