Bật mí các cách sinh thường nhanh không đau cho mẹ bầu

Tác giả: Trần Thục

Hiểu rằng vượt cạn là quá trình gian nan và nguy hiểm, vì vậy việc tìm hiểu các cách sinh thường nhanh không đau được rất nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những thai phụ lần đầu mang thai. Dưới bài viết này, Sữa Nào Tốt sẽ gợi ý cho mẹ những bí quyết giúp vượt qua quá trình sinh thường dễ dàng hơn nhé!

1. Những điều kiện mẹ bầu cần có để dễ sinh thường

Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ chỉ được sinh thường khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt, không mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật, hội chứng rối loạn đông máu…
  • Đường sinh của thai nhi thuận lợi, không bị bất cứ khối u nào cản đường.
  • Thai nhi có đủ sức khỏe để vượt qua ống sinh sản, không gặp bất cứ vấn đề gì như sa dây rốn, dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút…
  • Thai nhi ở vị trí ngôi thai thuận, không bị nằm ngang hay ngược.
  • Kích thước thai nhi vừa đủ, không quá to.
  • Độ mở của tử cung thuận lợi.
  • Mẹ bầu đã từng sinh thường trước đó.
[Giải đáp] Mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn?

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ còn băn khoăn không biết nên sinh mổ hay sinh thường thì tốt hơn. Thông thường, bác sĩ là người quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ cũng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi phương pháp để có chuẩn bị…

2. Phương pháp sinh thường có những đặc điểm gì?

Các bác sĩ đều khuyến khích sản phụ sinh thường bởi điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé, cụ thể:

– Đối với mẹ:

  • Thời gian phục hồi nhanh, chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày, mẹ đã có thể di chuyển nhẹ nhàng.
  • Mau có sữa về cho con bú.
  • Tử cung co hồi tốt hơn sinh mổ nên nhanh hết sản dịch.
  • Không mất quá nhiều máu trong lúc sinh con.
  • Giảm nguy cơ tử vong hoặc gặp các biến chứng như chảy máu răng, tổn thương bàng quang, tụ máu đông ở chân…
  • Chi phí sinh thấp hơn sinh mổ.

– Đối với bé:

  • Trong quá trình trượt qua ống sinh sản, em bé sẽ được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong âm đạo giúp hệ miễn dịch được kích thích sớm.
  • Nhờ sức ép trong quá trình chào đời, các dịch trong phổi của bé sẽ được đẩy ra ngoài nhiều hơn. Vì vậy, trẻ sinh thường có đường thở tốt hơn trẻ sinh mổ.

cách sinh thường nhanh không đau

Sinh thường được nhiều thai phụ lựa chọn vì đảm bảo an toàn cho mẹ và sức khỏe của bé sau này.

Tuy nhiên, sinh thường vẫn có một vài hạn chế mà mẹ nên cân nhắc:

  • Cơn đau chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, đau đớn. Lúc này, nếu mẹ có dấu hiệu bị kiệt sức, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con.
  • Mẹ có thể gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ một thời gian sau sinh do vùng sàn chậu đang bị ảnh hưởng.
  • Ngày dự sinh có thể bị lệch (sớm hoặc trễ) khiến mẹ lo lắng.
  • Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp giục sinh với một số trường hợp.

3. Mách mẹ 11 cách sinh thường nhanh không đau

Dưới đây là 11 bí quyết mà mẹ nên lưu ngay để có hành trình vượt cạn dễ dàng, đỡ đau đớn:

3.1. Thở đúng cách

Kỹ thuật hít thở là điều mà bất cứ thai phụ nào cũng cần nắm rõ bởi thở đúng cách sẽ tạo cảm giác thoải mái, tránh mất sức và gia tăng thêm sức rặn. Theo đó, trên bàn sinh, thai phụ hãy bình tĩnh, cảm nhận các cơn gò tử cung và thực hiện hít thở theo hướng dẫn sau:

  • Khi bắt đầu cảm thấy cơn đau cũng là lúc cơn co xuất hiện. Lúc này, chị em nên thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại liên tục đến khi cơn đau tăng dần thì thở nhanh và nông hơn sao cho tạo ra tiếng huýt sáo nhỏ.
  • Khi cơn đau giảm dần, chị em có thể thở chậm và sâu hơn, đồng thời thư giãn để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung tiếp theo.

3.2. Rặn đẻ đúng kỹ thuật

Bên cạnh hít thở thì rặn đúng kỹ thuật cũng là điều thai phụ cần lưu ý. Bởi điều này giúp tiết kiệm sức lực và đẩy thai ra ngoài dễ dàng, tránh trường hợp bé bị ngạt thở. 

Dưới đây là kỹ thuật rặn đẻ đúng chuẩn được các bác sĩ phụ sản khuyến cáo:

  • Trên bàn sinh, khi cảm nhận được cơn gò tử cung, mẹ hãy hít một hơi thật sâu, đồng thời dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới, tạo thành lực đẩy bé ra. Đến khi sắp hết hơi, mẹ hãy thở ra và bắt đầu hít thở lại như cũ đến khi không còn cảm thấy đau.
  • Khi cơn co tử cung đang diễn ra dữ dội là lúc việc rặn mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi sự phối hợp của cơn gò và lực rặn của mẹ chính là lực đẩy mạnh mẽ giúp bé nhanh chóng chào đời.
  • Khi cơn gò tử cung kết thúc, mẹ nên hít thở đều và thư giãn để chuẩn bị năng lượng cho cơn gò tiếp theo. 

hướng dẫn cách sinh thường

Thai phụ có thể tìm hiểu trước cách rặn đẻ và phối hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp em bé nhanh chóng chào đời.

3.3. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Gần đến cuối thai kỳ, ngoài duy trì chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), mẹ cũng nên ưu tiên bổ sung thêm nhiều Sắt, Canxi và Vitamin D. Đặc biệt, mẹ cũng nên chú ý đến vitamin C vì dưỡng chất này giúp hấp thu Canxi và Sắt tốt hơn, nhờ đó ngừa tình trạng vỡ ối sớm và sinh non.

Một vài loại thực phẩm gợi ý cho mẹ dễ sinh thường:

  • Cà tím: Mẹ có thể ăn vào tháng cuối thai kỳ vì thực phẩm này giúp cổ tử cung co giãn tốt, quá trình chuyển dạ và sinh nở nhanh hơn.
  • Rau lang: Ăn rau lang ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung nhanh mềm, đồng thời mẹ cũng có nhiều sữa sau sinh.
  • Nước dừa nóng: Loại thức uống này có tác dụng giúp cổ tử cung nhanh mở hơn, vì vậy mẹ không phải chờ đợi quá lâu khi chuyển dạ. 
  • Chè mè đen: Từ tuần thai 34, mẹ có thể ăn chè mè đen vì món ăn này giúp dễ sinh thường, bớt đau và rất lợi sữa sau sinh.
  • Nước lá tía tô: Nếu chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày dự sinh nhưng mẹ chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ thì có thể uống nước lá tía tô giúp đẩy nhanh quá trình này, đồng thời hỗ trợ sinh thường dễ dàng hơn. Hoặc mẹ cũng có thể uống ngay khi cơn đau chuyển dạ đầu tiên xuất hiện.

Sinh thường là một quá trình gian nan và mất sức, vì vậy thai phụ cần thật nhiều năng lượng trước khi bước lên bàn sinh. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng kể trên, mẹ vẫn nên duy trì bổ sung sữa bầu để cơ thể có nhiều năng lượng, mẹ khỏe mà bé cũng phát triển tốt, sẵn sàng cho ngày hai mẹ con gặp nhau. 

Các sản phẩm sữa bầu tốt được rất nhiều thai phụ tin dùng trong hành trình chào đón con yêu đến với vòng tay của ba mẹ. Thành phần Magie và Vitamin nhóm B có trong sữa giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi, từ đó đủ sức khỏe để vượt cạn dễ dàng. Đồng thời, nhóm chất này còn ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả giúp mẹ thoải mái hơn suốt giai đoạn mang thai.

Còn với thai nhi, sữa bầu cung cấp hệ dưỡng chất ưu việt gồm Axit Folic, Canxi, DHA, Vitamin D và Vitamin B12 giúp trẻ phát triển toàn diện hệ thần kinh, trí não và thể chất ngay từ trong bụng mẹ.

3.4. Uống đủ nước trước khi vượt cạn

Trước khi sinh, mẹ nên uống nước lọc hoặc nước trái cây để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đồng thời, trong quá trình sinh nở, nếu thấy khát mẹ đừng nên nhịn mà hãy yêu cầu bác sĩ hỗ trợ uống nước. Lưu ý, mẹ không nên sử dụng nước ngọt, nước có ga, caffeine vì sẽ làm tăng nhịp tim gây mệt mỏi nhiều hơn.

3.5.  Massage bụng

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ có thể tự massage hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân, y tá. Bởi điều này giúp kích thích quá trình sinh nở dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, không cần đợi đến lúc chuyển dạ, mẹ vẫn có thể bắt đầu thực hiện cách sinh thường nhanh không đau này ngay từ tháng thứ 7 của thai kỳ đấy.

3.6. Giữ tâm lý bình tĩnh

Lo lắng và sợ hãi trước khi sinh là tâm lý chung của hầu hết chị em phụ nữ, nhất là những phụ nữ sinh con so. Tuy nhiên, giữ tâm lý bình tĩnh, không căng thẳng là điều vô cùng quan trọng, giúp cơ thể mẹ thư thái, thuận lợi phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi hơn.

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện…

3.7. Vận động thường xuyên trong suốt thai kỳ

Dù biết mang thai khiến mẹ mệt mỏi, nặng nhọc nhưng hãy cố gắng vận động đều đặn trong suốt thai kỳ để cơ thể thêm dẻo dai, khỏe khoắn và dễ sinh thường hơn. Theo đó, mẹ có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi lội, đi bộ… 

3.8. Đừng tăng cân quá nhiều

Một cách sinh thường nhanh không đau khác là kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều. Bởi béo phì trong thai kỳ có thể khiến việc quan sát thai nhi trở nên khó khăn, chưa kể kích thước của thai nhi cũng to hơn, khó để chào đời bằng cách sinh thường.

Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân, con khỏe mạnh

Nếu cân nặng tăng quá nhanh, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, đau nhức xương khớp, tim mạch… Chính vì thế, việc thiết lập chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân nhưng vẫn đảm bảo thai nhi nhận…

3.9. Tìm hiểu trước về hành trình sinh thường

Đây là điều vô cùng hữu ích, nhất là với thai phụ lần đầu sinh con. Bởi khi đã có nhiều kiến thức về việc chuyển dạ, thai phụ có thể giữ tâm lý bình tĩnh, không quá lo lắng về những tình huống bất ngờ xảy đến và dễ dàng phối hợp với bác sĩ trong quá trình sinh con. Theo đó, mẹ có thể tham khảo kiến thức từ bác sĩ, tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc sách hoặc tham gia các lớp học tiền sản nhé. 

hướng dẫn cách sinh thường không đau

Tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và giữ được bình tĩnh khi vào phòng sinh.

3.10. Chọn bệnh viện có bác sĩ giàu kinh nghiệm

Thai phụ nên ưu tiên lựa chọn bệnh viện có vị trí giao thông thuận lợi, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ phụ sản nhiều năm kinh nghiệm. Điều này không chỉ giúp mẹ có khoảng thời gian ở viện thoải mái mà còn hỗ trợ việc sinh nở thuận lợi, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3.11. Gây tê màng cứng – Cách sinh thường nhanh không đau

Nếu trong lúc vượt cạn, cơn đau đẻ vượt quá sức chịu đựng khiến mẹ thở nhanh nông, tăng huyết áp, lưu lượng máu qua tử cung nuôi dưỡng thai nhi giảm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng. Với phương pháp này, cơn đau ở nửa phần dưới cơ thể sẽ tạm thời biến mất trong khi mẹ vẫn cảm nhận được những cơn co tử cung. Nhờ đó, mẹ có thể vượt quá quá trình sinh thường mà không đau đớn.

Trên đây là tổng hợp những cách sinh thường nhanh không đau, giúp mẹ có quá trình vượt cạn nhẹ nhàng và an toàn. Có thể thấy, để sinh thường dễ dàng hơn, mẹ nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần ngay từ trong thai kỳ nhé!

Xem thêm