Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Tác giả: Lê Uyên

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện stress khi mang thai.

1. Căng thẳng khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Mang thai mang lại một loạt các cảm xúc cho bạn, bao gồm cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Lúc này, stress là một phản ứng bình thường của bạn đối với một thay đổi lớn (mang thai). Tuy nhiên, quá nhiều căng thẳng có thể quá sức và thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả bạn và cả em bé.

mẹ bầu bị stress  Mang thai gây ra rất nhiều áp lực cho thai phụ về cả tinh thần lẫn thể chất

2. Những biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang bị stress

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị căng thẳng. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của mỗi người không giống nhau nên người thân và cả bản thân mẹ bầu cũng nên chú ý quan sát:

Về thể chất: Đau ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở, đau đầu, thay đổi thị lực, nghiến răng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, đau cơ…

Về tâm lý: 

    • Lẫn lộn, chứng quên, ác mộng, không tập trung, mất ngủ
    • Cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi, lo lắng, thất vọng, cô đơn. 
    • Có những cơn giận dữ hoặc muốn khóc.
    • Ăn quá nhiều hoặc không thèm ăn gì cả, uống nhiều rượu, dùng thuốc gây nghiện.

3. Vì sao phụ nữ bị căng thẳng khi mang thai

Bên cạnh sự thay đổi của hocmon trong thời kỳ mang thai, căng thẳng còn đến từ những vấn đề trong cuộc sống như bị quá tải với lời khuyên từ người khác, gặp khó khăn về tài chính, làm cha mẹ đơn thân… Đặc biệt, nếu có nhiều vấn đề xảy ra với mẹ bầu cùng một lúc, mức độ căng thẳng có thể tồi tệ hơn.

Stress khi mang thai

Bất hòa với chồng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng

4. Stress khi mang thai gây ra những hậu quả gì?

4.1. Căng thẳng ngắn hạn

Tất nhiên, nếu thai phụ có tâm lý ổn định thì sự phát triển của thai nhi sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu chỉ bị stress bình thường thì không thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Mặc dù vậy, tình trạng này vẫn có thể ảnh hưởng sức khoẻ thai nhi gián tiếp qua chế độ ăn uống nghỉ ngơi không được tốt của bà mẹ khi bị stress. Do đó, nếu chỉ căng thẳng ngắn hạn với mức độ nhẹ, mẹ và thai nhi hầu như không bị ảnh hưởng gì.

4.2. Căng thẳng dài hạn

Mặc dù căng thẳng ngắn hạn ở mức độ nhẹ dường như không ảnh hưởng gì, thế nhưng về lâu dài với mức độ nặng, căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ. Theo đó, căng thẳng làm cơ thể tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (CRH). Ở thai phụ, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi. Mức CRH càng cao, ngày sinh càng đến sớm, điều này có nghĩa rằng bé sẽ có nguy cơ sinh non nếu mẹ bị căng thẳng quá độ.

Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn phát hiện mức cortisol cao do căng thẳng có thể giảm chỉ số IQ của thai nhi. Một số rủi ro khác ảnh hưởng đến thai nhi do stress khi mang thai bao gồm nguy cơ nhiễm trùng sớm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) sau khi sinh, stress ở trẻ sơ sinh…

5. Làm thế nào để giảm căng thẳng khi mang thai?

Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng được đánh giá là phương pháp giúp giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lý. Mặc dù không phải vấn đề nào của bạn cũng có thể được giải quyết bằng phương pháp này nhưng mức độ căng thẳng có thể được cải thiện. 

Stress khi mang thai

Hãy trao đổi với chồng về những vấn đề đang ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn

Bên cạnh đó, một số phương pháp khác mà bạn cũng nên cân nhắc áp dụng để giảm stress khi mang thai bao gồm:

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, phát triển trí tuệ tốt?

Hầu như ai đang trong hành trình thai kỳ đều quan tâm đến vấn đề mẹ bầu ăn gì để con thông minh. Trong bài viết sau, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp thắc mắc này, nhằm giúp mẹ có thêm kiến thức giúp thai nhi phát triển trí tuệ…

Nếu những phương pháp trên không có hiệu quả, bạn cần đến những bệnh viện phụ sản để được hỗ trợ. Tại đây, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc hỗ trợ giảm căng thẳng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi hầu hết các thuốc được bác sĩ kê toa cho thai phụ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến thai nhi. Đồng thời, đa số bệnh lý trong thai kỳ nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai ký hơn là những tác dụng phụ của việc điều trị gây ra. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc cho thai phụ và tư vấn kỹ trước khi kê toa thuốc điều trị. 

Mang thai mang đến rất nhiều áp lực, nhất là với những người lần đầu làm bố mẹ. Chính vì thế, stress khi mang thai xảy ra vô cùng phổ biến. Khi xuất hiện tình trạng này, bạn không nên cố chịu đựng một mình, thay vào đó là nên tâm sự với người thân và gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy tình trạng này tồi tệ hơn. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/nguyen-nhan-khien-ba-bau-mat-ngu-va-cach-giai-quyet

Xem thêm