Tam cá nguyệt là gì? Những điều mẹ bầu nên biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Tam cá nguyệt là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình tham khảo các tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về sinh sản, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ cung cấp các thông tin về sự thay đổi trên cơ thể của mẹ lẫn thai nhi ở mỗi giai đoạn tam cá nguyệt khác nhau. Cùng khám phá nhé!

tam cá nguyệt là gì

1. Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt (Trimester) là thuật ngữ  dùng để chỉ khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở của người phụ nữ. Theo đó, tam cá nguyệt được chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể:

Việc xác định giai đoạn tam cá nguyệt sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng nắm rõ những đặc điểm phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé trong thời gian thai kỳ, từ đó theo dõi và điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp.

kỳ tam cá nguyệt là gì

Tam cá nguyệt là gì? Đó là khoảng thời gian từ khi thai nhi “làm tổ” trong tử cung đến khi “vượt cạn” của mẹ bầu.

2. Đặc điểm của từng giai đoạn tam cá nguyệt.

Ngoài việc hiểu rõ khái niệm tam cá nguyệt là gì, mẹ bầu cũng cần nắm rõ các được điểm chung trong từng giai đoạn để dễ dàng xác định sức khỏe của bé và chính bản thân.

2.1. Tam cá nguyệt đầu tiên (0 – 13 tuần)

Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển của bé, đồng thời cũng dẫn đến nhiều thay đổi ở cơ thể mẹ bầu. Cụ thể như:

  • Ốm nghén: Do lượng hormon trong cơ thể tăng cao khiến mẹ gặp tình trạng ốm nghén. Thường mẹ bầu sẽ bị ốm nghén vào tuần thứ 6 của tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Ngực đau và căng cứng: Đây là triệu chứng xuất hiện ở tuần thứ 10 thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ HCG, hormon estrogen và progesteron làm thay đổi kích thước ngực và tuyến sữa.
  • Cân nặng thay đổi: Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể tăng thêm từ 1,4 đến 2,7 kg.
  • Tâm trạng bất ổn: Hormon thay đổi khiến tâm trạng của mẹ cũng thay đổi liên tục, thường xuyên mệt mỏi, cáu giận.
  • Đi tiểu nhiều: Tần suất đi tiểu của mẹ nhiều hơn 7 lần/ ngày do tử cung phát triển gây áp lực lên bàng quang.

tam nguyệt cá là gì

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, ốm nghén là triệu chứng mà nhiều mẹ gặp phải.

Các cấu trúc cơ thể và hệ cơ quan của con dần hình thành và phát triển ở tam cá nguyệt đầu tiên Cụ thể:

  • 4 tuần đầu: Phôi thai hình thành và “làm tổ”, vị trí tổ của phôi thai thường ở đáy tử cung của mẹ.
  • Tuần thứ 5: Hệ thống tuần hoàn của con được hình thành, tim thai xuất hiện.
  • Tuần thứ 6: Phôi thai lúc này dài khoảng 3- 6 mm, trông như hạt đậu. Tim thai hoạt động khoảng 80l/p và từ từ sẽ nhanh hơn. Cơ quan chính yếu khác như thận, gan, phổi sẽ dần hình thành.
  • Tuần thứ 7: Khuôn mặt của bé định hình rõ hơn với mí mắt, miệng, lỗ mũi và lỗ tai bắt đầu xuất hiện. Từ đầu đến mông thai dài khoảng 10mm, cỡ trái nho.
  • Tuần thứ 8: Hệ thần kinh nguyên thủy của bé hình thành, ống hô hấp phát triển. Chiều dài của con yêu lúc này sẽ khoảng 16 mm, trông như cỡ quả dâu mâm xôi.
  • Tuần thứ 9: Thai nhi dài khoảng 22 mm, cỡ như quả dâu tây. Mặt rõ nét hơn, bàn tay và chân hình thành nhưng chưa có móng.
  • Tuần thứ 10: Thai nhi dài cỡ 30mm, giống như quả mơ nhỏ. Hai lỗ tai gần định hình xong, nướu răng xuất hiện và mí mắt phát triển hơn.
  • Tuần thứ 11: Thai nhi dài khoảng 41 mm, cỡ như trái sung Mỹ. Hình dạng gần như hoàn chỉnh, tay chân có cử động, đầu hơi to hơn thân mình.
  • Tuần thứ 12: Thai dài khoảng 54 mm, tính từ đầu đến mông, nặng khoảng 18g. Não bộ dần phát triển mạnh mẽ, đồng thời cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành.
  • Tuần thứ 13: Em bé nhỏ giờ đây có kích thước bằng quả chanh với chiều dài khoảng 73-74 mm và trọng lượng khoảng 24-25g. Đặc biệt, thai nhi có những phát triển đáng kể như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, thậm chí có thể mút ngón tay cái của mình.

Để cả mẹ và bé có có sức khỏe ổn định, phát triển tốt trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này. Mẹ cần chú ý làm một số việc sau:

  • Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên khám thai 1 lần/tháng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Các xét nghiệm mẹ cần thực hiện là siêu âm thai, xét nghiệm Pap, đo huyết áp, xét nghiệm HIV, viêm gan, tính ngày dự sinh…
  • Ăn uống đủ chất: Trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung thêm các chất như Axit Folic, Sắt, Canxi, Vitamin A, D, C, B trong bữa ăn hàng ngày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc, vận động quá sức.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ có thể thực hiện các bài tập kegel, yoga cho mẹ bầu, thiền, đi bộ… để rèn luyện cơ sàn chậu.

Nhìn chung, ngoài khái niệm tam cá nguyệt là gì, các thay đổi của mẹ và bé trong giai đoạn 3 tháng đầu cũng là kiến thức quan trọng mà mẹ cần biết.

2.2. Tam cá nguyệt thứ 2 (14 – 27 tuần)

Tam cá nguyệt thứ 2 được xem là “thời kỳ vàng” trong thai kỳ, bởi các cảm giác khó chịu trong 3 tháng đầu đã dần biến mất. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu vẫn có nhiều sự thay đổi, cụ thể như:

  • Căng tức bụng: Do tử cung phát triển diện tích nên gây áp lực lên các cơ quan và dây chằng, từ đó dẫn đến các cơn đau bụng âm ỉ.
  • Bầu ngực to ra: Tình trạng căng tức trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể biến mất nhưng ngực mẹ vẫn tiếp tục tăng kích thước.
  • Sự thay đổi về da: Da mẹ xuất hiện nám hoặc đường sọc nâu, đồng thời da cũng trở nên nhạy cảm hơn dễ bắt nắng, thâm sạm.
  • Tăng cân: Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại, lúc này số cân lý tưởng cần tăng là từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

thời kỳ tam cá nguyệt là gì

Tăng cân trong giai đoạn 3 tháng giữa là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ hấp thụ đủ dưỡng chất và bé phát triển khỏe mạnh.

Không chỉ là giai đoạn tuyệt vời với mẹ, tam cá nguyệt thứ 2 còn rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, cơ thể của con sẽ phát triển rõ rệt theo từng tuần cụ thể:

  • Tuần thứ 14: Thai nhi giờ cỡ trái kiwi , dài khoảng 85 mm, nặng khoảng 43g. Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay.
  • Tuần thứ 15: Thai nhi tuần 15 có kích thước như một quả táo, nặng khoảng 117g và dài khoảng 16,7cm. Đặc biệt trong tuần này, bé sẽ biết biểu cảm gương mặt như cau mày, nheo mắt, nhăn mặt nhưng mẹ cũng đừng lo lắng vì bé chỉ đang luyện tập cơ mặt thôi!
  • Tuần thứ 16: Thai nhi bây giờ cỡ như quả bơ, dài 116 mm, nặng khoảng 100g. Phần da đầu hình thành, mẹ cảm nhận được thai máy khi nằm im hoặc ngồi xuống do bé bắt đầu cử động mạnh hơn.
  • Tuần thứ 17: Thai dài khoảng 13cm và nặng khoảng 140g, to bằng một quả lê. Trong tuần này bé bắt đầu bụ bẫm hơn do chất béo trong cơ thể tích tụ dưới da và phát triển các tuyến mồ hôi.
  • Tuần thứ 18: Thính giác và hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoạt động. Kích thước con yêu lúc này dài khoảng 14.20cm và nặng khoảng 190g, Ngón tay đã có dấu vân tay và hình thành tốt các phản xạ như nghe, nuốt, cử động và mút ngón tay.
  • Tuần thứ 19: Các giác quan gồm thị giác (thị giác, khữu giác, xúc giác, vị giác và thính giác) của bé phát triển nên con có thể nghe được những gì mẹ trò chuyện. Bé yêu lúc này dài khoảng 15,3 cm và nặng khoảng 240g, mẹ có thể hình dung con như quả xoài hoặc quả cà chua to.
  • Tuần thứ 20: Thai nhi to như quả chuối, dài khoảng 256 mm và nặng khoảng 300g, xương đùi khoảng 32mm. Bé bắt đầu có lông mày mỏng và ít tóc, đặc biệt là có thể hoạt động tay chân mạnh mẽ bằng cách uốn dẻo, cuộn tròn và đá.
  • Tuần thứ 21: Chuyển động của bé đã chuyển từ đập cánh tay sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. Bé lúc này có kích thước như quả chuối, nặng khoảng 360g và dài 25,6 cm. 
  • Tuần thứ 22: Thai nhi lúc này cỡ quả đu đủ nhỏ, dài khoảng 278 mm, nặng khoảng 430g, xương đùi dài khoảng 37mm. Bé cũng thường xuyên đi tiểu ra và vào lại nước ối, đồng thời đường ruột cũng bắt đầu hoạt động chuẩn bị cho việc đi phân su sau sanh.
  • Tuần thứ 23: Bé hình thành vân tay và vân chân, mắt cũng chuyển động nhanh hơn. Thai nhi lúc này nặng 501g và dài khoảng 28,9 cm, nhìn tương tự quả bóng.
  • Tuần thứ 24: Thai nhi lúc này to khoảng quả bưởi nhỏ, dài 30 cm, nặng khoảng 590g, xương đùi dài khoảng 42 mm. Lớp mỡ dưới da bé dần tích trữ khiến bé trong bụ bẫm hơn. Đặc biệt, thính giác và thị giác bé dần tốt hơn nên mẹ hãy cho bé nghe các âm thanh du dương, có giai điệu nhé!
  • Tuần thứ 25: Làn da con được làm đầy bằng mỡ trở nên mịn màng hơn, đồng thời tóc của bé cũng bắt đầu mọc lên, có màu sắc và kết cấu rõ rệt. Con lúc này như quả bắp, nặng khoảng 660g và dài khoảng 30 cm.
  • Tuần thứ 26: Thai nhi lúc này to khoảng cây súp lơ nặng 760gr và dài khoảng 35,6 cm, xương đùi dài 48mm. Không chỉ cử động nhiều và mút ngón tay thường xuyên, bé còn mở mí mắt để cảm nhận ánh sáng ngày và đêm. Não bé phát triển nhanh chóng và bắt đầu có chu kỳ thức ngủ.
  • Tuần thứ 27: Đối với thai 27 tuần, cân nặng thường dao động khoảng 900g, chiều dài của thai cỡ 35 – 36cm. Vào thời điểm này, võng mặc của trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ; tai cũng dần cảm nhận và có phản ứng với các yếu tố bên ngoài.

Tam cá nguyệt thứ hai được xem là giai đoạn “trăng mật” của thai kỳ. Cho nên, mẹ bầu cần quan tâm chăm sóc bản thân nhiều hơn để cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh hơn. Theo đó, trong giai đoạn này, mẹ cần làm những việc sau:

  • Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên đi khám thai từ 2 – 4 lần trong giai đoạn tam cá nguyệt. Các xét nghiệm mẹ có thể thực hiện gồm đo huyết áp, siêu âm hình thái thai nhi (từ tuần thứ 18 – tuần 22), xét nghiệm máu để ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ (từ tuần 24 – tuần 28).
  • Chú ý dinh dưỡng: Chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của cả mẹ và bé như Protein, Vitamin D, Folate, Axit béo omega-3, Canxi… Các chất này xuất hiện nhiều trong thịt nạc, cá béo, trái cây, đậu lăng, ngũ cốc, sữa…

giai đoạn tam cá nguyệt là gì

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp cả mẹ và bé phát triển ổn định và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

  • Lựa chọn giày, dép phù hợp: Mẹ bầu nên mang giày đế thấp, thoải mái để hạn chế tình trạng chuột rút và té ngã.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mẹ nên thoa kem chống nắng trước khi đi ra ngoài, nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành và đeo kính râm để không tránh tiếp xúc với ánh nắng.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất và cải thiện tinh thần.
  • Nói chuyện với con: Mẹ nên trò chuyện, hát, kể chuyện hoặc mở nhạc cho bé nghe ngay từ giai đoạn này để con phát triển tốt khả năng ngôn ngữ khi chào đời.

2.3. Tam cá nguyệt thứ ba (28 – 40 tuần)

Đây là chặng đường cuối cùng của thai kỳ. Lúc này, cả mẹ và bé đều có những thay đổi lớn về thể chất. Đối với mẹ, các triệu chứng khó chịu dần xuất hiện nhiều hơn và tăng dần theo từng tuần. Cụ thể mẹ sẽ gặp phải:

  • Thân nhiệt tăng: Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ thấy nóng bức hơn, cơ thể tăng thân nhiệt và dễ đổ mồ hôi hơn. Biểu hiện này là do nội tiết thay đổi cùng lưu lượng máu tăng lên gây ra.
  • Sữa non xuất hiện: Sữa non có thể chảy ra trong giai đoạn này hoặc trước đó. Sữa sẽ có màu vàng loãng và chỉ có vài giọt.
  • Xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Đây là cơn gò tập sự trước khi mẹ chuyển dạ. Thường mẹ sẽ cảm thấy bụng căng cứng khoảng 20 – 30 giây mà không hề đau.
  • Tăng cân: Mẹ sẽ tăng từ 0,2 đến 0,5 kg mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ 3. Khi đến cuối thai kỳ tổng cân mẹ tăng là khoảng 10 – 12,5 kg, trong đó số cân nặng thêm sẽ bao gồm trọng lượng của bé, nhau thai, nước ối, mô vú, thể tích máu và chất lỏng.
  • Đau lưng: Do cân nặng tăng lên tạo áp lực lên lưng nên xuất hiện cơn đau. Bên cạnh đó, vùng xương chậu và hông cũng có cảm giác khó chịu.

đặc điểm từng giai đoạn tam cá nguyệt

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 mẹ thường xuất hiện dấu hiệu đau thắt vùng lưng, xương chậu và hông.

Còn với bé, khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ con vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ từng ngày và dần hoàn thiện các cơ quan:

  • Tuần thứ 28: Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg, dài khoảng 37,6 cm, xương đùi dài 54mm, trông như quả thơm mật. Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện, đồng thời các cơ bắp vững chãi hơn.
  • Tuần thứ 29: Thai nhi lúc này tương tự quả bí nghệ, nặng khoảng 1153g và dài khoảng 38,6 cm. Lúc này, cơ bắp, phổi  và đầu có bé đang tích cực phát triển nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
  • Tuần thứ 30: Thai nhi nặng khoảng 1400g, dài khoảng 39,9 cm, xương đùi dài 57 mm. Lúc này, tay và chân bé đã đủ khỏe nên sẽ thường xuyên đá bụng, uốn lượn, xoay người làm bụng mẹ căng.
  • Tuần thứ 31: Thai nhi lúc này tương tự quả dứa, nặng khoảng 1502g, dài khoảng 41,1 cm. Giờ bé đã biết cử động cái đầu xinh, đồng thời cánh tay, chân con cũng đầy đặn hơn.
  • Tuần thứ 32: Thai nhi dài khoảng 42 cm từ đầu đến chân, nặng khoảng 1,7kg, xương đùi dài 61 mm. Bé vẫn tiếp tục cử động, tuy nhiên có thể đổi kiểu sang trườn, duỗi. 
  • Tuần thứ 33: Bé yêu lúc này cỡ như trái dưa hấu, nặng khoảng 1918g và dài khoảng 43,7 cm. Đồng tử của con thay đổi kích thước và bắt đầu phản ứng lại các kích thích của ánh sáng, đồng thời xương của bé cũng dần cứng cáp hơn.
  • Tuần thứ 34: Thai nhi dài 45cm từ đầu đến chân, nặng khoảng 2,1 kg, xương đùi dài khoảng 64 mm. Xương bé giờ đây rất cứng cáp và não bộ dần hoàn thiện. Ngoài ra, tinh hoàn đã di chuyển xuống bìu nếu là bé trai.
  • Tuần thứ 35: Con nặng khoảng 2383g, dài khoảng 46,2 cm nhìn tương tự trái dưa hoàng kim. Lúc này thận của bé phát triển hoàn thiện hơn, đồng thời gan đã có thể xử lý sản phẩm thải.
  • Tuần thứ 36: Thai nhi nặng khoảng 2,6kg dài khoảng 47,4 cm, xương đùi dài 67-68 mm. Phổi bé giờ đây đã đủ trưởng thành cho việc hô hấp sau sanh. Tim thai khoảng 120-160 l/p, thông thường từ 130-140 l/p, khi bé cử động, nhịp tim sẽ tăng lên thể hiện sự trưởng thành của hệ thần kinh.
  • Tuần thứ 37: Bé lúc này nhìn như tương tự quả đu đủ lơn, nặng khoảng 2859g và dài khoảng 48,6 cm. Con bắt đầu quay đầu di chuyển vào vùng xương chậu để chuẩn bị vượt cạn cùng mẹ.
  • Tuần thứ 38: Thai nhi dài khoảng 49,8 cm, nặng khoảng 3kg, xương đùi dài 70-71 mm. Lớp lông tơ trên cơ thể rụng dần, chỉ còn một ít ở vai và lưng. Lòng bàn tay bàn chân có nhiều nếp nhăn. Phổi bé đã có thể nở tốt sau tiếng khóc đầu tiên.
  • Tuần thứ 39: Con ở tuần này như quả dưa hấu nhỏ nặng khoảng 3288g và dài khoảng 50,7 cm. Lúc này, bé đã phát triển thể chất toàn diện, đồng thời bận rộn tích mở để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi con ra thế giới bên ngoài. 
  • Tuần thứ 40: Bé đã sẵn sàng đến gặp ba mẹ rồi, cân nặng của con lúc này khoảng 3,5kg và dài khoảng 51,2 cm.

Đối với giai đoạn tám cá nguyệt thứ 3 này, mẹ cần theo dõi sức khỏe bản thân và bé chặt chẽ hơn. Đặc biệt, nên thực hiện đầy đủ các việc sau đây để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn”:

  • Khám thai 3 tháng cuối: Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ có thể khám thai 1 lần/ tháng. Tuy nhiên, từ tuần thứ 30, thì mẹ cứ 2 tuần khám 1 lần và từ tuần 36 trở đi hãy khám 1 tuần 1 lần.
  • Tập luyện cách thở và cách rặn sinh: Đây là biện pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn” thành công. Nhằm đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn động tác đúng.
  • Chú ý dinh dưỡng: Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập trung bổ sung các dưỡng chất như Sắt, Protein, Canxi, Magie, DHA, Axit folic và chất xơ. Các chất này thường xuất hiện trong các thực phẩm như thịt nạc, rau xanh có màu đậm, trái cây, đậu nành, sữa, yến mạch… Mẹ bầu cũng nên uống đủ 8 – 12 cốc nước mỗi ngày để hạn chế cơ thể mất nước, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.
Mách mẹ: Song song với việc bổ sung dinh dưỡng trong thực phẩm, điều quan trọng là mẹ nên kết hợp uống thêm sữa bầu để giúp con hấp thu đủ dưỡng chất, tạo nền tảng phát triển toàn diện và tăng cường năng lượng cho mẹ khỏe khoắn. Hiện nay, sữa bầu được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi mang đến hệ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé yêu như Canxi, Axit Folic, Sắt, DHA, vitamin B12… giúp hoàn thiện hệ xương, răng vững chắc và kích thích trí não, thị giác nhạy bén, thông minh hơn.

3. Câu hỏi thường gặp liên quan đến tam cá nguyệt

Bên cạnh câu hỏi tam cá nguyệt là gì và các biểu hiện sẽ xuất hiện trong 3 giai đoạn tam cá nguyệt? Chắc hẳn các mẹ còn nhiều câu hỏi hơn liên quan đến khoảng thời gian này. Dưới đây là một số câu trả lời được nhiều mẹ bầu quan tâm:

1. Giai đoạn tam cá nguyệt nào là quan trọng nhất?

Tam cá nguyệt đầu tiên là quan trọng nhất, do đây là là giai đoạn bé hình thành các cơ quan bên trong cơ thể, đồng thời đây cũng là thời gian thai nhi dễ bị tổn thương do các tác động, chất kích thích, thuốc hay bệnh tật. Do đó, mẹ cần chú ý theo dõi cũng như xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất để con có thể phát triển khỏe mạnh.

2. Tam cá nguyệt nào mẹ thay đổi nhiều nhất?

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian mẹ thay đổi nhiều nhất. Cụ thể ở 3 tháng này, tiên mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, ốm nghén, ngực căng và đi tiểu thường xuyên. Những thay đổi này sẽ khiến cơ thể mẹ khó chịu, tuy nhiên tất cả đều là triệu chứng bình thường nên mẹ không phải quá lo lắng.

3. Giai đoạn tam cá nguyệt nào khó chịu nhất?

Tam cá nguyệt thứ 3 - giai đoạn được cho là khó chịu nhất trong suốt thai kỳ, bởi lúc này kích thước của bé dần tăng lên, chèn ép các cơ quan khác gây cảm giác đau, khó chịu cho mẹ. Đồng thời, khi con bắt đầu quay đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thì những cơn đau gò tử cung xuất hiện nhiều hơn. Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn đặc biệt này, mẹ nên tham gia các lớp tiền sản để trang bị thêm những kiến thức hữu ích.

4. Mẹ bầu cần lưu ý gì trong suốt tam cá nguyệt?

Nhằm đảm bảo mẹ và bé phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, hãy lưu ý một số điều sau:
  • Mẹ hãy duy trì khám thai định kỳ trong suốt tam cá nguyệt.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc dùng các loại mỹ phẩm an toàn cho bé.
  • Nên đi khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc răng miệng, nhằm hạn chế tình trạng viêm nha chu và hư răng.
  • Nếu mẹ có dấu hiệu bị cảm, thay vì dùng thuốc cảm cúm hãy tăng cường uống nước cam, chanh, bưởi để cải thiện sức khỏe.

Với những nội dung trong bài viết, hy vọng mẹ bầu đã có câu trả lời cho vấn đề tam cá nguyệt là gì? Nhìn chung, các dấu hiệu này đều xảy ra phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai nên mẹ không cần quá lo lắng, hãy luôn duy trì tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định để có được trải nghiệm thai kỳ hoàn hảo nhất.

Xem thêm