Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO bố mẹ cần biết

Tác giả: Trần Thục

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, phụ huynh nên chủ động theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi thông qua bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO ở mỗi tuần tuổi. Đây là cách giúp bố mẹ phát hiện sớm biểu hiện bất thường và kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ con tăng trưởng tối ưu.

bảng cân nặng thai nhi theo tuần

1. Các thông số cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi của WHO

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi cho biết hai chỉ số cơ bản là chiều dài và cân nặng. Dựa trên hai số liệu này, bố mẹ có thể biết được liệu thai nhi đang phát triển đạt chuẩn hay không. Đồng thời, mẹ bầu cũng có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp, để con hấp thu dưỡng chất tối đa và lớn khôn khỏe mạnh.

Theo bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn từ WHO, chỉ số cân nặng và chiều dài sẽ được ghi lại từ tuần thai thứ 8. Bởi từ tuần thai đầu tiên đến tuần thai thứ 7, thai nhi còn khá nhỏ, chỉ có kích thước chỉ bằng một dấu chấm. Cụ thể:

Tuổi thai (tuần)Chiều dàiCân nặng 
Tuần thứ 81,6 cmKhoảng 1 – 10 gam
Tuần thứ 92,3 cmKhoảng 1 – 10 gam
Tuần thứ 103,1 cmKhoảng 1 – 10 gam
Tuần thứ 114,1 cmKhoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 125,4 cmKhoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 137,4 cmKhoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 148,7 cmKhoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 1510,1 cm70 gam
Tuần thứ 1611,6 cm100 gam
Tuần thứ 1713,0 cm140 gam
Tuần thứ 1814,2 cm190 gam
Tuần thứ 1915,3 cm240 gam
Tuần thứ 2016,4 cm300 gam
Tuần thứ 2125,6 cm360 gam
Tuần thứ 2227,8 cm430 gam
Tuần thứ 2328,9 cm501 gam
Tuần thứ 2430,0 cm600 gam
Tuần thứ 2534,6 cm660 gam
Tuần thứ 2635,6 cm760 gam
Tuần thứ 2736,6 cm875 gam
Tuần thứ 2837,6 cm1005 gam
Tuần thứ 2938,6 cm1153 gam
Tuần thứ 3039,9 cm1319 gam
Tuần thứ 3141,1 cm1502 gam
Tuần thứ 3242,4 cm1702 gam
Tuần thứ 3343,7 cm1918 gam
Tuần thứ 3445,0 cm2146 gam
Tuần thứ 3546,2 cm2383 gam
Tuần thứ 3647,4 cm2622 gam
Tuần thứ 3748,6 cm2859 gam
Tuần thứ 3849,8 cm3083 gam
Tuần thứ 3950,7 cm3288 gam
Tuần thứ 40 51,2 cm3462 gam

Lưu ý: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cân nặng và chiều cao thực của thai nhi có chênh lệch so với những thông số kể trên nhưng sức khỏe không có gì bất thường thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Ở mỗi tuần tuổi khác nhau, phương pháp tính số đo chiều dài và cân nặng thai nhi cũng có sự thay đổi đôi chút. Cụ thể: 

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Chiều dài được tính từ đầu đến mông và chưa đo được cân nặng vì trọng lượng thai khá nhỏ. 
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Bác sĩ lấy số liệu đường kính lưỡng đỉnh (đầu), chiều dài xương đùi và chu vi vòng bụng để tính cân nặng theo công thức: Cân nặng bé (g) = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100)/4.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Cách tính tương tự tam cá nguyệt thứ hai. 
Tam cá nguyệt là gì? Những điều mẹ bầu nên biết

Tam cá nguyệt là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình tham khảo các tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về sinh sản, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ…

2. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của thai nhi

Dưới đây là một vài yếu tố quan trọng có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi: 

  • Sức khỏe và cân nặng của mẹ: Nếu mẹ mắc bệnh lý như tiểu đường, béo phì trước và trong khi mang thai, nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí là tăng nguy cơ sảy thai, dị tật ống thần kinh…
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ: Nếu mẹ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, thai nhi có điều kiện phát triển tối ưu. Ngược lại, nếu cơ thể mẹ thiếu chất, thai nhi phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ…

bảng cân nặng thai nhi chuẩn

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến sự phát triển của thai nhi. 

  • Di truyền: Thai nhi sinh ra sẽ thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ bố và mẹ, điển hình như nhóm máu, cân nặng và mỡ thừa là ba yếu tố chịu tác động nhiều nhất.
  • Số lượng thai nhi: Nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng từng bé thấp hơn khoảng cân nặng chuẩn là bình thường.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi tăng cân không đạt chuẩn? 

Sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng chiều dài lẫn cân nặng thai nhi. Do đó, nếu em bé phát triển kém so với tuổi thai hoặc phát triển quá mức tuổi thai cho phép, mẹ cần:

Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu nên duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe như uống đủ 10 – 12 ly nước/ngày, ngủ đủ 7 – 9 tiếng/ngày và tập thể dục nhẹ nhàng. Qua đó, nâng cao miễn dịch, giữ cân nặng ổn định và giảm thiểu căng thẳng trong quá trình mang thai.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trước khi mang thai, mẹ không nhất thiết phải tiêu thụ khối lượng thức ăn gấp đôi, nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm chất cơ bản (bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

Trong đó, việc uống 2 ly sữa bầu/ngày là một thói quen tốt mà mẹ nên duy trì, bởi sữa bầu chứa hàm lượng dưỡng chất cân bằng và tối ưu cho thể trạng của hầu hết mẹ mang thai. Từ đó, không chỉ giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, bớt mệt mỏi mà còn giúp thai nhi có nền tảng sức khỏe vững vàng và phát triển toàn diện.

Sữa bầu sở hữu hệ dưỡng chất trọn vẹn dành riêng cho thai nhi tăng trưởng tối đa từ thể chất đến trí não trong những năm tháng đầu đời như Axit Folic, Canxi, DHA, Choline…

Thăm khám và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi: Việc thăm khám định kỳ giúp mẹ nắm được sự phát triển của thai nhi. Cùng với đó, dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ có định hướng thích hợp trong chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của mẹ, nhằm hỗ trợ con tăng trưởng tốt nhất.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO cho phụ huynh tham khảo, cũng như một số thông tin giúp mẹ chăm sóc thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh, ổn định. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ nhẹ nhàng và đáng nhớ!

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là các câu hỏi thường gặp về cân nặng của thai nhi cho các mẹ tham khảo thêm:

1. Vì sao cần phải kiểm soát cân nặng của thai nhi?

Cân nặng của thai nhi qua từng giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Việc kiểm soát cân nặng giúp mẹ biết được thai nhi có đang khỏe mạnh hay không, từ đó có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp.

2. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi?

Cân nặng của thai nhi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của mẹ, sức khỏe - cân nặng của mẹ, số lượng thai nhi và tính di truyền.

3. Thai nhi không ở mức cân nặng chuẩn có sao không?

Thai nhi thiếu cân có nguy cơ bị hạ đường huyết, bị ngạt, mắc bệnh viêm phổi,... Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do vậy, mẹ cần chú ý bổ sung đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi tăng cân tốt hơn.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Karen Miles. Growth chart: Fetal length and weight, week by week. 29 11 2022. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/growth-chart-fetal-length-and-weight-week-by-week_1290794 (đã truy cập 09 12 2023).