7 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu và lưu ý cần biết

Tác giả: Trần Thục

Tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm mẹ bầu làm quen với sinh linh bé nhỏ trong bụng, nên bất kỳ triệu chứng nào xảy đến với cơ thể đều khiến mẹ bồn chồn không yên. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây đã tổng hợp các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu nhằm giúp mẹ xóa bỏ nỗi lo lắng, đồng thời có sự chuẩn bị chỉn chu về sức khỏe, tâm lý cho hành trình mang thai đáng nhớ sắp tới. Đừng bỏ lỡ nhé!

dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

1. Những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ cần biết

Sau đây là 9 biểu hiện thai 3 tháng đầu phát triển tốt mẹ bầu cần nắm: 

1.1. Ốm nghén

Ốm nghén là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Theo thống kê, khoảng 70% mẹ bầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 xuất hiện tình trạng ốm nghén và 10% trong đó vẫn còn triệu chứng này đến sau tuần thứ 20, thậm chí đến lúc sinh nở.

Có thể lý giải hiện tượng này là do sự thay đổi đột ngột nội tiết tố tuyến sinh dục (tức hormone progesterone) làm giãn nở các cơ của hệ tiêu hóa, gây ra khó tiêu và buồn nôn.  

dấu hiệu cảnh báo thai yếu

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. 

1.2. Cơ thể nhức mỏi

Đau nhức toàn thân là một dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ chớ bỏ qua. Lý do là kích thước thai nhi càng lớn, sức ép lên xương sườn và xương chậu càng tăng, đồng thời gây áp lực lan sang những cơ quan trong ổ bụng. Từ đó, tình trạng đau nhức xương – cơ liên tục xuất hiện và làm xáo trộn hoạt động thường ngày của mẹ bầu. 

Ngoài ra, hiện tượng nhức mỏi còn xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như cử động của thai nhi, co thắt sa dạ con, căng cơ, căng dây chằng…

1.3. Cảm thấy khó thở

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, tuy kích thước thai nhi khá nhỏ nhưng hầu hết mẹ bầu vẫn gặp phải tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do hormone Progesterone tăng nhanh, làm dày lớp niêm mạc tử cung, qua đó ảnh hưởng tới tốc độ nhịp thở và gây ra cảm giác khó thở. Không những vậy, dung tích phổi khi mang thai được mở rộng để thu nhiều oxy hơn cho thai nhi. Vì thế, sự thay đổi này cũng góp phần gây tình trạng khó thở ở mẹ bầu.

1.4. Nhạy cảm mùi hương

Đa số phụ nữ nhận định khứu giác của mình trở nên nhạy cảm hơn hẳn trong khi mang thai, đặc biệt là chị em có tin vui lần đầu. Khi ngửi thấy mùi mạnh như mùi xăng dầu, mùi nước hoa, mùi thức ăn… thì ngay lập tức cơn buồn nôn ập đến. 

Lý giải cho tình trạng này xuất phát từ sự tăng tiết hormone Estrogen bất thường, dẫn tới tình trạng nhạy mùi, khó chịu, cáu gắt, cảm xúc thất thường… Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì đây chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu đấy!

dấu hiệu thai phát triển tốt

Nồng độ Estrogen tăng lên khiến khứu giác mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi hương.

1.5. Căng tức ngực

Căng tức ngực là biểu hiện phổ biến lúc mang thai, thường xuất hiện trong 2 thời điểm là khi mới mang thai (từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6) và cuối thai kỳ (tháng 8 và tháng 9). Theo đó, hiện tượng này xảy ra vào 3 tháng đầu mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột làm cho tuyến sữa thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến căng tức bầu ngực.

1.6. Thường xuyên buồn tiểu

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu tiếp theo là đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu rắt trong ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi có thai, đặc biệt ở các tháng cuối thai kỳ. Vào thời điểm này, áp lực chèn ép tử cung từ bào thai rất lớn cũng như lượng máu tăng cao khiến thận phải làm việc liên tục để lọc bỏ chất thải. Vì lẽ đó, mẹ bầu liên tục buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần hơn bình thường.

1.7. Tăng kích thước vòng bụng rõ rệt

Khi thai nhi tăng trưởng chiều dài và cân nặng, môi trường bào thai (bao gồm nước ối, bánh nhau, thể tích máu…) cũng tăng lên theo nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì vậy, tăng kích thước vòng bụng là một dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu tiên mẹ có thể nhận thấy rõ rệt.

đặc điểm thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Sỡ dĩ vòng bụng lớn hơn khi mang thai là do phần bụng thay đổi theo kích thước tử cung để bảo vệ cho thai nhi.

2. Một số dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu cần nắm

Ngoài nắm rõ những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu và phát hiện triệu chứng bất thường cảnh báo thai yếu sau đây, nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra:

  • Ra máu bất thường: Xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ nhất đến từ nhiều nguyên nhân như thai ngoài tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, sẩy thai… Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu này, mẹ cần nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
  • Tiết dịch âm đạo màu lạ: Mặc dù tiết dịch âm đạo là một hiện tượng bình thường lúc mang thai nhưng nếu mẹ thấy dịch chuyển màu vàng hay ngả xanh và có mùi hôi thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay. Vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo tử cung bị viêm nhiễm.
  • Sốt cao: Mẹ mang thai cần cẩn trọng với triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo phát ban, đau khớp… bởi chúng là các biểu hiện nhận biết cơ thể đang bị nhiễm vi trùng.
  • Mất cảm giác căng tức vú: Nếu mẹ bị mất cảm giác căng tức vú trong 3 tháng đầu, có thể là do hoại tử Villous gây hại làm teo phôi thai.
  • Đau đầu dữ dội: Huyết áp quá cao có khả năng gây ra cảm giác đau đầu dữ dội, thậm chí là vô vàn bệnh lý thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, hôn mê, phù phổi, suy thai…
  • Ngừng ốm nghén đột ngột: Tuy tình trạng ốm nghén sẽ thuyên giảm dần vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất nhưng nếu tình trạng này biến mất đột ngột, đó là một cách nhận biết thai yếu do nồng độ hCG thấp, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái? 

Dưới đây là những điều mẹ cần biết để thai kỳ suôn sẻ, khỏe mạnh: 

3.1. Thăm khám bác sĩ định kỳ

Mỗi cột mốc khám thai đều có ý nghĩa quan trọng với mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể, thăm khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi mức độ phát triển, đánh giá khả năng tăng trưởng và tầm soát bệnh lý nguy hiểm từ sớm, từ đó có cách xử trí kịp thời. Do thế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần thực hiện khám thai 3 lần ở giai đoạn thai 5 – 8 tuần tuổi, 8 tuần tuổi và thai 10 – 13 tuần 6 ngày.

những đặc điểm thai phát triển tốt

Khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi để kịp thời xử lý bất thường xảy ra.

3.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai là yếu tố hàng đầu mẹ cần lưu ý để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh. Vì vậy, song song bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) trong mỗi bữa ăn hàng ngày, mẹ hãy tích cực “nạp thêm” một vài chất thiết yếu như Axit Folic (hay Vitamin B9) nhằm ngăn ngừa nguy cơ thai mắc dị tật ống thần kinh; Canxi giúp xương – răng con chắc khỏe; Sắt để phòng tránh thiếu máu thai kỳ; Choline hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, giảm nguy cơ sinh non.

Thêm vào đó, uống đều đặn 2 ly sữa bầu/ngày là cách tiếp thêm năng lượng và dưỡng chất hiệu quả được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Vì sữa là nguồn thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng trọn vẹn và tối ưu để cung cấp đủ đầy chất cần thiết cho mẹ khỏe khoắn mang thai, thai nhi tăng trưởng vượt trội.

Các sản phẩm sữa bầu chứa các dưỡng chất bao gồm:

  • Magie và vitamin nhóm B, vừa giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, cho mẹ ăn uống ngon miệng mà không lo táo bón và đầy bụng, vừa giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Tăng cường Axit Folic, Canxi, DHA… cho con một khởi đầu vững chắc, hạn chế tình trạng dị tật ống thần kinh từ sớm và hỗ trợ phát triển toàn diện từ thể chất đến trí não.

3.3. Có chế độ nghỉ ngơi và vận động thích hợp

Vào 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ… giúp tăng tuần hoàn máu, giảm cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.

Điểm danh 5 bài tập thể dục cho bà bầu tốt nhất

Thực hiện các bài tập thể dục cho bà bầu không những giúp mẹ khỏe, thai nhi mạnh và thông minh mà còn hỗ trợ việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Vậy đâu là bài tập mà bà bầu không nên bỏ qua? Bài viết dưới đây sẽ bật…

3.4. Từ bỏ một số thói quen xấu

Nếu không thay đổi những thói quen xấu trong thai kỳ, thai phụ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai rất lớn. Cụ thể, mẹ nên tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi không có chỉ định từ bác sĩ, thường xuyên ăn đồ sống, ăn quá mặn, tiêu thụ trà và cà phê, mặc quần áo quá chật, đi giày cao gót…

Trên đây là các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu và lưu ý chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về thai kỳ, biết cách bảo vệ bản thân cho thai nhi điều kiện phát triển tốt nhất và tận hưởng hành trình mang thai tuyệt vời này!

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp về sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu mẹ nên tham khảo:

1. Làm thế nào để biết thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu?

Thai nhi 3 tháng đầu phát triển khỏe mạnh thì mẹ sẽ có các biểu hiện như ốm nghén, nhạy cảm với mùi hương, cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức, thường xuyên buồn tiểu, vòng bụng to lên.

2. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thai kỳ bất thường nào?

Một số dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý là đột ngột hết nghén, ngực hết căng tức, tử cung không phát triển, ra máu bất thường, đau đầu dữ dội,...

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

Mang thai 3 tháng đầu cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung các chất như canxi, sắt, DHA, iot, axit folic, choline để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ gồm thịt bò, thịt lợn nạc, bông cải xanh, đậu bắp, quả bơ,...

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • Mayo Clinic Staff. Fetal development: The 1st trimester. 03 06 2022. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302 (đã truy cập 11 12 2023).
  • Cleveland Clinic. Fetal Development. 03 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth (đã truy cập 11 12 2023).