Mang đa thai: Nguyên nhân và cách chăm sóc mẹ bầu đa thai

Tác giả: Trần Thục

Với mỗi bậc làm cha, làm mẹ, biết tin mình mang đa thai có lẽ là niềm hạnh phúc nhân đôi sau bao ngày chờ đợi những thiên thần nhỏ xuất hiện. Song, họ cũng không khỏi lo lắng và băn khoăn về cách chăm sóc đa thai. Hôm nay, hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu rõ hơn về vấn đề mang đa thai này nhé!

1. Đa thai là gì? 

Thai phụ có từ 2 thai nhi trở lên được gọi là mang đa thai. Điều này xảy ra khi mỗi trứng được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt được thụ tinh với tinh trùng và phát triển thành phôi. Ngoài ra, cũng có trường hợp trứng sau khi thụ tinh với một tinh trùng và sau đó phân chia thành hai thai hoặc nhiều hơn.

2. Đa thai có mấy loại?

Đa thai được chia ra thành 2 trường hợp:

  • Đa thai cùng trứng: Là tình trạng thai được hình thành khi 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng. Nếu sau đó, phôi chia tách thì thai phụ sẽ mang đa thai có cùng bộ gen, giới tính và ngoại hình giống hệt nhau.
  • Đa thai khác trứng: Trong quá trình rụng trứng, nếu mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng khác nhau thì có thể giới tính và ngoại hình những đứa trẻ sẽ khác nhau.

đa thai là gì

Mang đa thai có hai trường hợp là đa thai cùng trứng và đa thai khác trứng.

7 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu và lưu ý cần biết

Tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm mẹ bầu làm quen với sinh linh bé nhỏ trong bụng, nên bất kỳ triệu chứng nào xảy đến với cơ thể đều khiến mẹ bồn chồn không yên. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây đã tổng hợp các dấu…

3. Nguyên nhân hình thành đa thai

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu hình thành nên đa thai:

  • Tuổi tác của mẹ: Những thai phụ trên 30 tuổi có khả năng mang đa thai cao hơn những phụ nữ ở dưới độ tuổi này. Đó là do sự gia tăng của các hormone kích thích buồng trứng khiến họ rụng từ 2 trứng trở lên trong 1 tháng.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy nhiều hơn một phôi để đảm bảo phôi khỏe mạnh và phát triển. Trường hợp các phôi đều có thể lớn lên trong tử cung, mẹ sẽ mang đa thai.
  • Dùng thuốc hỗ trợ sinh sản: Nhiều phụ nữ khó có khả năng mang thai sẽ được bác sĩ kê thuốc kích thích buồng trứng giúp tăng tỷ lệ có con và đôi khi khiến họ mang nhiều thai hơn.
  • Các nguyên nhân khác: Di truyền, chiều cao của mẹ, có tiền sử mang đa thai, chỉ số BMI cao hơn bình thường,… cũng là những nguyên nhân khiến phụ nữ mang đa thai.

4. Dấu hiệu mang đa thai là gì?

Mang đa thai cũng có nhiều dấu hiệu rõ ràng, giúp thai phụ dễ dàng nhận biết, cụ thể:

4.1. Ốm nghén nặng

Phụ nữ mang nhiều thai thường ốm nghén nặng hơn phụ nữ mang thai đơn. Hơn nữa, các triệu chứng này còn xuất hiện khá sớm, ngay khi thai phụ nhận ra mình có thai.

4.2. Mệt mỏi

Bạn sẽ có cảm giác rất mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức khi mang đa thai. Nguyên nhân là do cơ thể đang phải dành nhiều năng lượng để nuôi dưỡng nhiều đứa trẻ cùng một lúc. Đồng thời, tim mẹ cũng có dấu hiệu đập nhanh và mạnh hơn vì phải liên tục bơm máu đến tử cung để nuôi thai nhi, đó là lý do khiến mẹ thường xuyên bị hụt hơi, thở dốc. 

4.3. Kích thước tử cung lớn

Trong những lần khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều cao tử cung (từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung) để ước tính tuổi thai và sự phát triển của em bé. Lúc này, nếu tử cung của mẹ có hiện tượng cao và rộng hơn, có thể mẹ đã mang đa thai.

4.4. Tăng cân nhiều

Nếu thai phụ có chế độ ăn uống khoa học nhưng cân nặng vẫn tăng rất nhiều thì đây có thể là một dấu hiệu mang đa thai. Bởi khi mẹ bầu mang song thai sẽ tăng nhiều hơn mẹ đơn thai khoảng 5 – 7kg và con số này còn tăng lên cao hơn nếu mẹ mang 3 thai nhi trở lên.

dấu hiệu mang đa thai

Nếu thấy cân nặng tăng nhanh, có thể mẹ đã mang đa thai đấy!

4.5 Mức Beta-hCG tăng nhanh

Với phụ nữ mang thai đơn, từ khoảng ngày mang thai thứ 10, trong máu và nước tiểu sẽ xuất hiện hormone Beta-hCG. Chỉ số này sẽ tăng gấp đôi sau 2 – 3 ngày và đạt cực đại vào tuần thứ 8 – 11. Nhưng với phụ nữ mang đa thai, nồng độ Beta-hCG tăng rất nhanh chỉ sau vài ngày thụ thai, giúp bạn dễ dàng phát hiện bằng que thử thai, ngay cả khi chưa trễ kinh và cơ thể chưa có bất cứ dấu hiệu mang thai nào.

5. Mang đa thai có nguy hiểm không và những biến chứng thường gặp

Tỷ lệ nguy hiểm và biến chứng khi mang đa thai sẽ cao hơn khi mang thai đơn. Dưới đây là các biến chứng mà mẹ có thể đối mặt khi mang đa thai:

  • Phụ nữ mang đa thai sẽ có tỷ lệ chuyển dạ sớm và sinh non cao gấp đôi mẹ đơn thai.
  • Có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và có thể phát triển thành bệnh đái tháo đường sau này. Hơn nữa, em bé khi sinh ra cũng gặp vấn đề về hô hấp hoặc lượng đường trong máu thấp.
  • Tỷ lệ mắc bệnh suy tim và nhồi máu cơ tim cao gấp 4 lần người mang thai đơn.
  • Dễ bị huyết áp cao và tiền sản giật, vì vậy mẹ mang đa thai cần theo dõi huyết áp đều đặn.
  • Dễ bị sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Dễ có nguy cơ gặp biến chứng bong nhau non hoặc nhau tiền đạo, gây ra tình trạng chảy máu thai kỳ và sau sinh.
  • Có khả năng mắc hội chứng thai truyền máu cho thai, dù việc này không nguy hiểm cho mẹ nhưng có thể ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi.

6. Mẹ bầu nên làm gì khi mang đa thai?

Dưới đây là những điều mẹ bầu nên làm khi mang đa thai:

6.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi biết tin mang đa thai, cũng là lúc mẹ cần nạp thật nhiều năng lượng để nuôi những đứa trẻ trong bụng khỏe mạnh khi chào đời. Theo đó, phụ nữ mang song thai cần 2400 calo/ngày, phụ nữ mang thai ba cần 2700 calo và con số này có thể tăng cao hơn nữa nếu số lượng thai nhi nhiều hơn. 

đa thai có mấy loại

Dung nạp đủ calo một cách khoa học mỗi ngày là điều mà mẹ mang đa thai nên làm.

Cùng với đó, mẹ cũng cần cân đối 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung các dưỡng chất sau:

  • Chất đạm (có trong thịt bò, thịt lợn, thịt gà, sữa chua, đậu phụ…): Dưỡng chất này giúp ngăn ngừa tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và sinh non. Đồng thời, Protein còn củng cố chất xơ cơ tử cung và thúc đẩy lưu lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Vitamin và khoáng chất (có trong rau, củ, quả): Dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa táo bón, đồng thời tăng cường năng lượng và sức đề kháng, cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn.
  • Axit folic (có trong ngũ cốc ăn sáng, các loại đậu, rau lá xanh, trứng, quả mọng…): Là một chất vô cùng quan trọng có khả năng ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Sắt (có trong thịt đỏ, trái cây sấy khô): Đây là dưỡng chất quan trọng với mẹ mang đa thai vì giúp tăng sinh tế bào máu, từ đó gia tăng lượng oxy vận chuyển đến các cơ quan, cho các em bé phát triển tốt hơn.
  • Magie (có trong các loại hạt, bí ngô, sữa chua, rau xanh…): Magie có tác dụng điều chỉnh nồng độ Insulin và lượng đường trong máu, giúp phát triển hệ xương và răng cho thai nhi. Đồng thời, dưỡng chất này còn giúp cơn gò không xuất hiện quá sớm khi mang đa thai.

Có thể thấy, khi mang đa thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, bên cạnh bổ sung các thực phẩm kể trên, mẹ cũng nên dùng sữa bầu có chứa các dưỡng chất thiết yếu để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt.

Frisomum Golddòng sữa bầu chứa hệ dưỡng chất ưu việt rất tốt cho mẹ và bé được nhiều phụ nữ mang thai tin chọn. Nổi bật trong đó là hệ dinh dưỡng gồm Axit Folic, Canxi, DHA, Choline… giúp thai nhi hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển tối ưu một cách đồng đều.

Đồng thời, thấu hiểu sự nặng nhọc và vất vả của mẹ khi mang đa thai, Frisomum Gold còn chứa Magie và vitamin nhóm B, giúp tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, để mẹ khỏe mạnh, thoải mái, cũng như cải thiện hoạt động tiêu hóa và ngừa táo bón.

Hơn thế nữa, sản phẩm còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), vì vậy mẹ mang đa thai có thể thoải mái uống 2 – 3 ly mỗi ngày để hấp thu đủ dinh dưỡng mà không lo béo phì, tiểu đường thai kỳ. Chưa kể, sản phẩm còn có hương vani và hương cam thanh nhạt, giúp mẹ dễ uống mà không lo ốm nghén.

đa thai có nguy hiểm không

Frisomum Gold mang đến cho mẹ hành trình mang thai nhẹ nhàng, bé hấp thu và phát triển tốt.

6.2. Tuân thủ lịch khám thai định kỳ

Mẹ nên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời sớm phát hiện các rủi ro để sớm can thiệp và xử lý kịp thời.

6.3. Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng

Mẹ mang đa thai không nên gắng sức làm việc hay để tinh thần căng thẳng, mệt mỏi mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngăn ngừa động thai, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Stress khi mang thai: Nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó

Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu… là những cảm xúc xảy ra phổ biến khi mang thai. Thế nhưng trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục nếu xuất hiện…

6.4. Khâu cổ tử cung

Các bác sĩ có thể chỉ định khâu cổ tử cung với các mẹ bầu mang đa thai để hạn chế trường hợp cổ tử cung mở quá sớm. Nhờ đó, thai nhi có thể ở lâu và lớn lên trong bụng mẹ, đồng thời hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nếu chẳng may sinh non.

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về thế nào là mang đa thai, cũng như các nguyên nhân, dấu hiệu để có cách chăm sóc tốt hơn, sẵn sàng chào đón những em bé khỏe mạnh ra đời.

Xem thêm