Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do đâu và cách xử lý
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là một tình trạng khá thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Lúc này, ba mẹ nên biết cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh, ba mẹ nên làm gì? Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, rối loạn tiêu hóa là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa còn non yếu.
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bị rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh:
1.1 Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ tiêu hóa của mỗi người luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Thông thường, tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn thường duy trì ở mức cân bằng 85% – 15%.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh liều cao trong thời gian dài có thể làm ức chế hoạt động của lợi khuẩn và gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Lúc này, các vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng, đồng thời vi khuẩn mới từ bên ngoài thừa cơ xâm nhập, lấn át lợi khuẩn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ uống kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây rối loạn tiêu hóa.
1.2 Kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh
Sau quá trình dài tiếp xúc với môi trường chứa kháng sinh, các vi khuẩn gây hại đã biến đổi và thích ứng, không bị tiêu diệt bởi các loại thuốc kháng sinh. Đồng thời, các vi khuẩn có hại này tiếp tục sinh sôi, phát triển, chuyển gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn khác sống trong đường ruột.
Việc thường xuyên sử dụng kháng sinh trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi sử dụng kháng sinh liều thấp cũng gây ra hiện tượng lờn thuốc, kháng kháng sinh trầm trọng, đe dọa đến sức khỏe cũng như rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể trẻ. Trong đó, trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp nhất khi lạm dụng kháng sinh.
2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khi trẻ uống kháng sinh
Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kháng sinh đều có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Những biểu hiện thường gặp là:
- Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Đi ngoài phân sống, có thể dính dịch nhầy hoặc có máu.
- Đau bụng âm ỉ trong nhiều giờ, đau quặn theo từng cơn.
- Trẻ khát, đòi uống nước nhiều, mắt trũng sâu, tiểu ít.
- Buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, biếng ăn.
- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, không cảm thấy đói.
3. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh thường diễn ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8, 9 khi trẻ đang dùng thuốc. Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh hơn trẻ lớn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non nớt và khá nhạy cảm. Phần lớn các trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa nhẹ thường có thể tự khỏi sau khi dừng kháng sinh khoảng 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, mất chất điện giải, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: rối loạn chuyển hóa, suy nhược cơ thể, yếu ớt, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác, do đó cha mẹ cần theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo bài viết liên quan:
4. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
4.1. Hỏi ý kiến bác sĩ nên giảm liều hay ngưng kháng sinh
Cha mẹ nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý giảm liều hoặc bỏ thuốc. Việc ngưng thuốc kháng sinh đột ngột hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng thuốc chống tiêu chảy hay các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa khác. Vì chúng có thể gây tương tác với thuốc kháng sinh trẻ đang uống gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một trong những triệu chứng rất phổ biến, xuất hiện ở đa dạng độ tuổi. Bệnh sẽ có thể điều trị trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên vì thế mà chủ quan với tình trạng này, vì…
4.2. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh sẽ kéo theo tình trạng mất nước. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm chất điện giải bằng dung dịch Oresol. Đối với trẻ bú mẹ, cần tăng cường cữ bú cho con. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý không nên cho trẻ uống nước ép trái cây, nước giải khát, nước ngọt có gas hoặc các loại đồ uống có cồn, chứa caffeine như cà phê, trà,… Vì các loại đồ uống này thường chứa nhiều đường dễ khiến tình trạng tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng.
4.3. Xây dựng chế độ ăn uống lạnh mạnh
Khi trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ chăm sóc trẻ theo một chế độ ăn đặc biệt như sau:
- Tăng cường kali, vitamin và khoáng chất thiết yếu từ các loại rau quả tươi như cà rốt, củ cải đường, chuối, bí, khoai tây, trái cây họ cam,…
- Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, giá đỗ, các hạt nảy mầm, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, súp lơ,…
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn cay nóng, hải sản, đồ sống, đồ ăn lạnh, đồ đóng hộp,… Vì chúng có thể gây kích thích đường ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ giảm các triệu chứng và nhanh chóng chấm dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh.
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì?
4.4. Bổ sung men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men vi sinh hoặc các chế phẩm men vi sinh khác để hỗ trợ phòng ngừa và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên lựa chọn các loại men vi sinh có thành phần probiotics chứa các chủng vi sinh vật như Lactobacillus, B.subtilis, B.clausii,…
4.5. Vệ sinh sạch sẽ và tránh để trẻ bị hăm tã
Khi trẻ bị tiêu chảy và các chứng rối loạn tiêu hóa do dễ bị hăm đỏ vùng da xung quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm. Do đó, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng này cũng như cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước sạch. Sau đó, dùng khăn mềm lau khô rồi thoa một lớp kem chống hăm để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.
Một điều quan trọng mà cha mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ đó là cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng, cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để xử lý kịp thời trong những trường hợp cần thiết. Đồng thời biết cách chăm sóc trẻ để giúp con nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất, vì vậy mẹ cũng đừng quên duy trì cho trẻ uống sữa cho trẻ rối loạn tiêu hóa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu nhé.
Friso Gold sở hữu nguồn đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ chỉ trải qua một lần xử lý nhiệt, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng và hạn chế nhiều vấn đề về đường ruột. Không chỉ vậy, nguồn sữa mát lành, chất lượng cao từ Hà Lan còn giúp êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ. Các dưỡng chất như chất xơ GOS, 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa nhanh chóng. Sản phẩm còn có hương vị thanh nhạt, giúp bé dễ làm quen và uống sữa ngon miệng. Tìm hiểu thêm về sữa Friso Gold: TẠI ĐÂY. |