[Giải đáp] Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bởi hệ tiêu hóa còn khá non nớt, chưa hoàn thiện. Song, tình trạng này có thể tự khỏi sau một thời gian nếu mẹ chăm sóc con đúng cách. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi và mẹ nên làm gì? Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, gây ra cơn đau bụng dai dẳng, quặn thắt và rối loạn chức năng tiêu hóa thức ăn, đại tiện (như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…).

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ dễ dàng nhận biết qua một số biểu hiện như nôn trớ, đi ngoài phân nát, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, bú kém… Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuất phát do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, bé được cho ăn dặm quá sớm, khẩu phần ăn không hợp lý, thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc môi trường sống bị ô nhiễm…

trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến là ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Tùy theo mức độ rối loạn tiêu hóa, thể trạng và khả năng tự phục hồi của cơ thể mà khoảng thời gian mắc rối loạn tiêu hóa ở từng trẻ sẽ khác nhau. Thông thường, sau từ 1 – 2 tuần, tình trạng rối loạn bắt đầu thuyên giảm và trẻ có thể ăn uống lại như bình thường.

Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan mà cần theo dõi biểu hiện của bé thường xuyên. Nếu nhận thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, cha mẹ nên mau chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám sớm để có cách xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng của con.

3. Mẹ nên làm gì khi con bị rối loạn tiêu hóa?

Bên cạnh việc theo dõi biểu hiện và đưa bé đến bác sĩ khi cần thiết, mẹ có thể giúp con sớm hồi phục sức khỏe tại nhà bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ để bù nước, bù điện giải, bổ sung chất dinh dưỡng và tăng đề kháng. Còn với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần cân đối chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất) và bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa (như sữa chua, chuối, phô mai, thịt gà, bơ, rau xanh…).
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ có đủ thời gian tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Do đó, bên cạnh 3 bữa chính/ngày, mẹ nên cho con ăn thêm 2 – 3 bữa phụ với một số món ăn giàu dinh dưỡng như bánh flan, bánh chuối yến mạch, bí đỏ nghiền sữa, sữa chua phô mai, kem trứng sữa…
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mẹ chọn mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ minh bạch và rửa sạch chúng cẩn thận trước khi chế biến. Đồng thời, toàn bộ dụng cụ nấu ăn cho con cũng cần được tiệt trùng kỹ càng.
  • Khuyến khích trẻ vận động: Rèn luyện thể chất đều đặn mỗi ngày không chỉ tăng cường sức mạnh đề kháng cho con, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tạo cảm giác đói để bé con ăn uống ngon miệng hơn.

bé bẹ rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho con; bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, protein; khuyến khích con tập luyện thể thao…

4. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho con

Để ngăn ngừa trẻ mắc rối loạn tiêu hóa hiệu quả, mẹ hãy lưu ý:

  • Chọn lọc, sơ chế thực phẩm cẩn thận và tiệt trùng dụng cụ chế biến để đảm bảo vệ sinh. 
  • Chế biến thức ăn đơn giản, mềm, dễ nhai nuốt và không nêm nếm quá nhiều gia vị.
  • Không ép con ăn quá nhiều có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến rối loạn.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để cân bằng điện giải bên trong và cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều chất béo, đồ chế biến sẵn, đồ cay nóng…
  • Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chế độ sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo số lượng và chất lượng sữa. Còn với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên cân nhắc loại sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ, như chứa đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên và bổ sung thành phần có lợi cho hoạt động đường ruột.

Friso Gold – Đạm mềm tự nhiên, tiêu hóa dễ dàng

Friso Gold sử dụng nguồn sữa mát lành lấy từ giống bò Holstein-Friesian thuần chủng, được sản xuất theo quy trình khép kín và áp dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần từ sữa tươi thành sữa bột. Qua đó bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, không bị biến tính hoặc vón cục để trẻ tiêu hóa nhẹ nhàng và hấp thu trọn vẹn dưỡng chất.

Bên cạnh đó, Friso Gold còn bổ sung chất xơ tự nhiên GOS và 5 loại Nucleotide, giúp bảo vệ và cải thiện khả năng hoạt động của đường ruột để trẻ ăn uống ngon miệng và hạn chế rối loạn tiêu hóa. Chưa kể, công thức sữa Friso Gold không chứa đường, vị nhạt mát, giúp bé dễ dàng làm quen và uống ngon miệng hơn.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu khỏi

Friso Gold bảo toàn nguyên vẹn đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh từ bên trong. 

MUA SẢN PHẨM TẠI

Friso Gold Pro – Sữa công thức “siêu cao cấp”, chất lượng chuẩn Âu

Trong hành trình hơn 150 năm phát triển, thương hiệu Friso luôn nỗ lực nghiên cứu và xây dựng công thức sữa Friso Gold Pro chất lượng, vừa nuôi dưỡng hệ tiêu hóa, vừa nâng cao sức đề kháng cho trẻ từ sớm.

Cụ thể, ngoài ưu điểm nổi bật là dòng sữa nhập khẩu nguyên lon từ châu Âu với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, sản phẩm còn “tiếp thêm” dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Điển hình là chất xơ PureGOS, với công dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Ngoài ra, Friso Gold Pro còn chứa HMO – dưỡng chất quý giá giàu kháng thể có trong sữa mẹ, hỗ trợ tăng đề kháng hiệu quả để con ít ốm vặt hơn. Đặc biệt, sữa không thêm đường sucrose, không chứa hương liệu nên mẹ an tâm bé uống ngon miệng mà không lo béo phì, sâu răng.  

bé bị rối loạn tiêu hóa bao lâu khỏi

Với dòng sữa đạt chuẩn châu Âu và bảng thành phần dưỡng chất phong phú, Friso Gold Pro tạo nền tảng vững chắc để trẻ thỏa sức lớn khôn.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã được giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi cũng như tích lũy thêm một số kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ mắc vấn đề này. Ngoài ra, đừng quên theo dõi Sữa Nào Tốt TẠI ĐÂY và đón đọc những bài viết thú vị khác trong cùng chuyên mục mẹ nhé!

Xem thêm