Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Mẹ có biết là trong giai đoạn nuôi con, chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa, gián tiếp liên quan đến sức khỏe tiêu hóa của con. Vậy nên, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp con nhanh khỏi cũng là vấn đề được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Trong bài viết dưới đây, sẽ giải đáp cho ba mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng tiêu chảy kéo dài dễ khiến trẻ bị mất nước, bỏ bú, sụt cân, suy dinh dưỡng. Thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì

Chế độ ăn uống của mẹ không khoa học có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như:

1.1 Hệ tiêu hóa còn non yếu

Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, phổ biến là tình trạng tiêu chảy.

1.2 Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ có thể làm thay đổi chất lượng sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó, làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.  

1.3 Bất dung nạp Lactose

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh không dung nạp lactose – đường tự nhiên có trong sữa mẹ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. 

1.4 Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Bệnh lý xảy ra do virus (Rotavirus, Norovirus, Adenovirus và Astrovirus), ký sinh trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng đường ruột. 

1.5 Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng thực phẩm như protein trong sữa mẹ hoặc phản ứng với các thành phần trong thực phẩm mẹ ăn vào.

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ cần nhận biết sớm:

  • Số lần trẻ đi ngoài nhiều hơn so với bình thường, trẻ đi ngoài ồ ạt.
  • Tình trạng tiêu chảy ở trẻ kéo dài hơn 3 ngày hoặc hơn 1 tuần.
  • Phân lỏng (có thể chỉ toàn nước), có mùi tanh, có bọt, màu sắc thay đổi bất thường, trắng đục như nước vo gạo, lẫn chất nhầy hoặc máu.
  • Trẻ tiêu chảy kèm theo các biểu hiện đau bụng, khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, bỏ bú, lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn trớ, nóng sốt,…

2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ có thể làm thay đổi chất lượng nguồn sữa. Do đó, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để bảo vệ sức khỏe của con. Đặc biệt, khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên xem xét và thay đổi khẩu phần ăn phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ cũng như tránh làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy, trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Khám phá ngay những thực phẩm dưới đây:

2.1 Áp dụng chế độ ăn BRAT

BRAT là từ viết tắt của một chế độ ăn bao gồm 4 loại thực phẩm chính là chuối, gạo, táo, bánh mì nướng (Bananas – Rice – Apples – Toast). Các loại thực phẩm này chứa ít chất béo, chất đạm, nhưng lại rất giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

trẻ sơ sinh tiêu chảy mẹ nên làm gì

Chế độ ăn BRAT được bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng cho mẹ có con bị tiêu chảy.

  • Chuối: Chứa hàm lượng kali dồi dào giúp bổ sung khoáng chất và bù đắp chất điện giải đã mất đi do tiêu chảy. Đặc biệt, lượng chất xơ hòa tan pectin trong chuối giúp hấp thu chất lỏng dư thừa ở dạ dày, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả. Hơn nữa, chuối còn rất giàu vitamin, khoáng chất, hương vị mềm ngọt giúp sữa mẹ thơm hơn, chất lượng hơn.
  • Táo: Táo cũng là loại quả chứa hàm lượng pectin cao – loại chất xơ hòa tan dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, táo giúp bổ sung lượng đường tự nhiên, xoa dịu đường ruột, hỗ trợ cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy. 
  • Bánh mì nướng và gạo: Đây là những thực phẩm có thể hỗ trợ hấp thu chất lỏng trong đường ruột, làm rắn phân giúp giảm tình trạng tiêu chảy phân lỏng nhiều lần.

2.2 Các loại rau, củ, quả

Tiêu chảy khiến trẻ mất đi chất điện giải, mất nước và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, lời khuyên cho mẹ là nên ăn nhiều các loại rau xanh, củ quả và trái cây tươi như: rau dền, mồng tơi, khoai tây, cà rốt, cà chua, củ dền, chuối chín, táo, lê, các loại quả mọng,,… Những loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sữa, tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

2.3 Sữa chua

Nếu đang băn khoăn trẻ sơ sinh tiêu chảy mẹ nên ăn gì mới tốt thì có thể bổ sung thêm sữa chua. Đây là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, đồng thời giúp bảo vệ đường ruột của trẻ thông qua nguồn sữa mẹ. Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotics nhờ đó bổ sung lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ đã bị mất đi. Ngoài ra, hàm lượng canxi và dưỡng chất dồi dào có trong sữa chua còn hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

2.4 Trà hoa cúc

Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể dùng thêm trà hoa cúc. Trà hoa cúc có vị ngọt, đắng hậu, thành phần chứa nhiều dưỡng chất có lợi như: Apigenin, Thymol, Luteolin, Triclosan, Flavonoids,… Nhờ đó giúp làm mát sữa, giữ nước tạo sữa, hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ và bé, kiểm soát tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

2.5 Uống nhiều nước

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước, dễ suy nhược vì vậy mẹ cần uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ. Mẹ nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để lượng sữa tiết ra nhiều hơn cho bé bú, giúp bù đắp lại lượng nước cơ thể đã mất đi.

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm như thế nào

Mẹ cũng nên chú ý uống đủ nước để tạo ra nhiều sữa cho con bú.

3. Mẹ nên kiêng ăn gì khi con bị tiêu chảy?

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm có lợi vừa kể trên, mẹ cũng nên kiêng ăn:

3.1 Đồ tươi sống, kém vệ sinh

Thực phẩm tươi sống, chưa được chế biến kỹ, kém vệ sinh thường tiềm ẩn rất nhiều loại vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng,… Đây không những gây ngộ độc hay các chứng rối loạn tiêu hóa ở mẹ, mà còn là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do truyền qua nguồn sữa. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần tránh sử dụng những món ăn tái, sống, chưa nấu chín như: gỏi cá, nem chua, tiết canh,…

3.2 Đồ ăn nhanh chế biến sẵn

Các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh rán, đồ đóng hộp,… thường chứa nhiều gia vị, chất bảo quản, chất béo chuyển hóa, đường tổng hợp, hàm lượng Calorie cao. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, tác động xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Tệ hơn, trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy, việc hấp thu các chất này qua nguồn sữa sẽ khiến bệnh tiêu chảy của trẻ nặng hơn.

3.3 Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Mẹ ăn các loại thực phẩm gây dị ứng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy khi hấp thu sữa mẹ. Vậy nên, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, rau muống, đậu phộng,… cũng như các loại đồ ăn bán ngoài vỉa hè, đường phố, không đảm bảo vệ sinh. 

mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy

Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.

Ngoài ra, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm không rõ nguồn gốc và tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas như: rượu bia, cafe, nước ngọt,… 

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, việc chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy cũng vô cùng quan trọng. Để giúp trẻ hết tiêu chảy và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Mẹ hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn bình thường để bổ sung nước và dưỡng chất.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh, dung dịch bù nước và điện giải bằng oresol.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy, thuốc kháng sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định.
  • Chú ý vệ sinh vùng mông và cơ thể trẻ bị tiêu chảy sạch sẽ. Đồng thời mẹ cũng cần rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần vệ sinh cho bé, thay tã cho bé thường xuyên, để mông bé khô thoáng và dùng kem trị hăm để tránh hăm tã, nổi mẩn và tái nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy.
  • Kiểm tra phân thường xuyên và theo dõi các triệu chứng của trẻ như thời gian bị tiêu chảy, tần suất đi ngoài, màu sắc và chất phân,… để giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị chính xác.
  • Nếu nhận thấy triệu chứng tiêu chảy không cải thiện, tái phát hoặc thậm chí nặng hơn, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải các vấn đề khi cho con bú và quyết định dùng sữa công thức cho trẻ, cần hết sức lưu ý khi lựa chọn. Các loại sữa công thức không phù hợp, chứa đạm sữa khó tiêu chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… Vậy nên, mẹ nên lựa chọn sữa công thức có thương hiệu uy tín, nguồn sữa chất lượng với đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên.

Friso Gold bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ được sản xuất với quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần. Qua đó, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và hạn chế táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,… 

Cùng với nguồn sữa mát lành, chất lượng cao nhập khẩu từ Hà Lan, giúp êm dịu với đường tiêu hóa của trẻ, giảm nguy cơ kích ứng. Friso Gold còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất.

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm những gì

Không chỉ hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng nhờ nguồn dưỡng chất tự nhiên mà Friso Gold còn có hương vị sữa thanh nhạt, giúp bé dễ dàng làm quen và uống sữa ngon miệng.

MUA SẢN PHẨM TẠI

> Truy cập: TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm về Friso Gold – Nguồn sữa mát lành được hoàn thiện bằng khoa học nhé mẹ ơi.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy hiệu quả, mẹ hãy tham khảo thêm các câu hỏi thường gặp cùng lời giải đáp dưới đây nhé. 

1. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì có nên tiếp tục cho bú không?

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và cung cấp nhiều kháng thể tự nhiên. Do vậy khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú sữa để bù nước cũng như nhận kháng thể và hồi phục tốt hơn.

2. Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy?

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên tăng cữ bú, dùng dung dịch bù nước và điện giải, thường xuyên thay tã và làm sạch vùng mông của trẻ cẩn thận. Đặc biệt, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc chống tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho con.

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu mẹ nhận thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm hoặc đi cùng các biểu hiện bất thường như có máu trong phân, đau bụng, nôn mửa, miệng khô, không đi tiểu trong 6 tiếng,... thì nên đưa trẻ đi khám và điều trị.

Bài viết trên đã giúp quý phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị đi ngoài phù hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo chất lượng sữa và cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • Annamarya Scaccia. Natural Treatments for Diarrhea While Breast-Feeding. 11 02 2016. https://www.healthline.com/health/parenting/diarrhea-treatments-while-breast-feeding (đã truy cập 07 12 2023). 
  • Medlineplus. Diarrhea in infants. 01 07 2023. https://medlineplus.gov/ency/article/002118.htm (đã truy cập 07 12 2023).
  • Donna Murray, RN, BSN. Appearance, Causes, and Treatment of Baby Diarrhea. 07 09 2022. https://www.verywellfamily.com/diarrhea-in-the-breastfed-baby-431632 (đã truy cập 07 12 2023).