Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và 6 điều mẹ cần biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy đường ruột bị loạn khuẩn là gì? Nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn ở đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên gây rối loạn tiêu hóa.

Trong đường ruột con người luôn tồn tại một hệ vi sinh vật đa dạng với khoảng 500 – 1.000 loài khác nhau sống cộng sinh. Đối với một cơ thể khỏe mạnh, tỷ lệ vi sinh đường ruột được duy trì ở trạng thái cân bằng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, bao gồm cả hoạt động hấp thu chất dinh dưỡng, đào thải chất độc hại, chất thải, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột. 

Nếu tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, số lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển gây ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột. 

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn mất cân bằng sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

2.1. Dùng kháng sinh

Sau khi dùng kháng sinh liều cao thường xuyên trong thời gian dài để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi,…, thuốc sẽ tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Từ đó, gây phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm đi sẽ thúc đẩy sự phát triển và xâm nhập của các vi khuẩn gây hại dẫn đến hội chứng loạn khuẩn đường ruột và các bệnh lý tiêu hóa.

2.2. Ăn dặm sớm

Cho trẻ ăn dặm sớm (trước 6 tháng tuổi) cũng là một trong những nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, vậy nên nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa, hấp thu, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

2.3. Không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Trẻ em thường có thói quen mút tay, đưa tay vào miệng, chơi đùa với các đồ vật, vật nuôi,… Nếu không vệ sinh cơ thể trẻ và những đồ vật xung quanh kỹ lưỡng sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây loạn khuẩn.

điều cần biết khi trẻ sơ sinh rối loạn khuẩn đường ruột

Môi trường xung quanh nếu không được dọn dẹp sạch sẽ là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho trẻ.

2.4. Mắc bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa

Khi trẻ mắc bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột và các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Triệu chứng loạn khuẩn ở trẻ sơ sinh

Tùy vào mức độ loạn khuẩn đường ruột mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo đó, những dấu hiệu có thể cho thấy trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột như:

  • Loạn khuẩn nhẹ ở trẻ sơ sinh: Trẻ tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc ít máu kèm theo mót rặn. Ngoài ra, có thể kèm theo các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc, sốt nhẹ,…
  • Loạn khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đi ngoài nhiều lần trong ngày (có thể nhiều hơn 20-30 lần/ ngày) làm rối loạn điện giải, mất nước trầm trọng.
TOP 10 sữa dành cho trẻ tiêu chảy bán chạy nhất hiện nay

Hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy yếu hơn bình thường. Do đó, nhiều mẹ khá băn khoăn liệu có nên cho trẻ uống sữa và lựa chọn loại sữa nào phù hợp? Trong bài viết sau đây, SỮA NÀO TỐT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này,…

4. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị loạn khuẩn đường ruột thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn so với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng loạn khuẩn có thể trở nặng khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, yếu ớt, chậm phát triển,…  thậm chí gây đe dọa đến tính mạng.

5. Cách điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ba mẹ cần tìm cách xử lý nhanh chóng. Ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị kịp thời. 

Song song, ba mẹ cũng nên: 

5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng như bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột, cha mẹ cần xem xét và xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé.

rối loạn khuẩn đường ruột ở trẻ cần biết

Thay đổi chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng cường cữ bú để bù nước cho trẻ.

Đối với trẻ uống sữa công thức: Mẹ nên pha sữa theo đúng liều lượng hướng dẫn và không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ để đảm bảo chất lượng sữa.

Đối với trẻ ăn dặm:

  • Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn từ mềm loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày và không nên ép con ăn.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết qua 4 nhóm thực phẩm chính (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như bí đỏ, cà rốt, chuối chín, thịt gà, thịt lợn nạc,… Ngoài ra, có thể cho trẻ uống sữa chua, sữa đậu nành, nước ép táo, sinh tố hồng xiêm, chuối xay,…
  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, các loại thức ăn khó tiêu như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, thực phẩm thô cứng, nhiều chất xơ, đồ ăn để qua đêm,…

5.2. Sử dụng men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ có thể dùng men vi sinh hoặc các chế phẩm vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, ức chế các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng men vi sinh, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa, đảm bảo cho con sử dụng đúng liều lượng.

Lưu ý

Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

6. Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh loạn khuẩn đường ruột

Bên cạnh những cách điều trị loạn khuẩn đường ruột nêu trên, cha mẹ nên áp dụng một số cách sau để phòng tránh tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ:

  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, rất dễ bị tổn thương và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Với trẻ ăn dặm, mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với đầy đủ các nhóm dưỡng chất.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ và môi trường sống (phòng ngủ, đồ chơi, những vật dụng xung quanh trẻ,…)  thường xuyên và kỹ lưỡng.
  • Vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ bình sữa, núm vú giả, các dụng cụ pha sữa, dụng cụ ăn dặm,… trước và sau mỗi lần sử dụng.
  • Tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không cho bé mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ, rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng cách và đều đặn mỗi ngày vào những khung giờ cố định. 

Chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của bé là một giải pháp giúp bé yêu có chiếc bụng khỏe. Ba mẹ đừng quên chọn nguồn sữa hỗ trợ tiêu hóa, chất lượng cao nhé.

Friso Gold sở hữu nguồn sữa mát lành từ Hà Lan, giúp êm dịu với đường tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm còn được đánh giá cao với đạm sữa mềm, tự nhiên nhờ chỉ trải qua một lần xử lý nhiệt duy nhất, cho bé dễ dàng tiêu hóa, giảm các vấn đề đường ruột. Không chỉ vậy, Friso Gold còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, cho trẻ hấp thu nhanh các dưỡng chất. 

rối luận khuẩn đường ruột ở bé sơ sinh nên biết

Với Friso Gold, mẹ an tâm hệ tiêu hóa của con được ‘nâng iu’. Vậy còn chần chừ gì mà không lựa chọn ngay cho bé yêu nhà mình! 

MUA SẢN PHẨM TẠI

>> Tham khảo: TOP 10 sữa dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh:

1. Vì sao kháng sinh dễ gây ra loạn khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao và kéo dài có thể tiêu diệt cả vi khuẩn lành tính có sẵn trong đường ruột từ đó gây ra tình trạng loạn khuẩn. Lúc này, loạn khuẩn sẽ thúc đẩy vi khuẩn có hại có sẵn trong đường ruột phát triển mạnh hơn, khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

2. Chăm sóc trẻ bị loạn khuẩn đường ruột ở nhà như thế nào?

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ có thể bị tiêu chảy kéo dài gây mất nước. Vì vậy phụ huynh phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

3. Dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột là gì?

Dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột là tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân sống, đầy bụng, sốt nhẹ, biếng ăn, bỏ bú, nôn trớ,...

Bài viết trên đã chia sẻ cho quý phụ huynh những thông tin cần thiết về bệnh loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng, cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để nhận biết sớm các dấu hiệu, biết cách chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh cho con tốt nhất.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • Shohei AKAGAWA,1 Yuko AKAGAWA,1 Sohsaku YAMANOUCHI,1 Takahisa KIMATA,1 Shoji TSUJI,1 và Kazunari KANEKO1. Development of the gut microbiota and dysbiosis in children.  25 08 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7817514/ (Truy cập 14 12 2023).