Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Huỳnh Uyên

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi trẻ uống kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ đi ngoài do uống kháng sinh như thế nào? Hãy cùng suanaotot tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài 

Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm hàng triệu vi sinh vật, trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Thông thường, tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh đường ruột là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. 

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhờ khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể, kháng sinh có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có thể khiến vi khuẩn gây hại đặc biệt là chủng vi khuẩn Clostridium difficile (hay C.difficile (C.diff)) có cơ hội phát triển mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy hoặc viêm đại tràng giả mạc.

trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Việc sử dụng kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Bất kể loại kháng sinh nào cũng có nguy cơ gây mất cân bằng hệ vi sinh. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ dùng loại thuốc này.

2. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy sau khi uống kháng sinh

Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có những triệu chứng gì. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

  • Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Phân có lẫn dịch nhầy, phân sống (thức ăn chưa tiêu).
  • Phân có màu xanh, vàng, lợn cợn, có bọt hoặc có dính máu.
  • Vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ do tính axit của phân.

3. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, các vấn đề về đường tiêu hóa do uống kháng sinh sẽ ít nguy hiểm hơn. Phần lớn các bé bị tiêu chảy nhẹ, nếu không mất nước sẽ ít có nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe.

Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh hơn trẻ lớn. Thậm chí trong những trường hợp nặng, trẻ sơ sinh uống kháng sinh bị đi ngoài nhiều lần trong thời gian dài có thể gây làm cho trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc. Đặc biệt là tình trạng mất nước, mất điện giải có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.  Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài còn làm cho trẻ bị rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa. Từ đó trẻ bị suy nhược cơ thể, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa. 

Do đó, cha mẹ cần chủ động theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời và có phương hướng điều trị phù hợp.

bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy nặng, kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

4. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc bé bị tiêu chảy khi uống kháng sinh mà cha mẹ nên biết:

4.1. Liên hệ với bác sĩ và cho trẻ tiếp tục dùng thuốc kháng sinh

Khi nhận thấy trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh, ba mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Nếu không có vấn đề gì trở ngại, ba mẹ nên tiếp tục cho trẻ dùng kháng sinh theo đúng liệu lượng và chỉ định của bác sĩ. Không nên vội vàng ngưng thuốc vì việc ngưng thuốc giữa chừng có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ dùng các loại thuốc chống tiêu chảy khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có thể gây tương tác với thuốc kháng sinh mà trẻ đang dùng, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

4.2. Cho trẻ uống đủ nước

Trẻ bị tiêu chảy khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng nước và chất điện giải cần thiết. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, hãy tăng số cữ bú; ngược lại đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, nước bổ sung điện giải thường xuyên. Lưu ý không nên cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ngọt hay các loại đồ uống có gas vì chúng có thể khiến cho các triệu chứng bé bị tiêu chảy khi uống kháng sinh trở nên nặng hơn.

4.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chăm sóc trẻ theo một chế độ ăn đặc biệt: bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (đạm – tinh bột – chất béo – chất xơ và vitamin) vào thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả giúp giữ nước như cà rốt, bí, chuối, củ cải đường, quả mọng,… 

Mẹ cần lưu ý nấu chín kỹ, chế biến thực phẩm ăn dặm dưới dạng mềm, lỏng như bột, cháo, súp, canh, hoặc xay nhuyễn thành sinh tố,… để giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng và dễ dàng tiêu hóa.

trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa khi con bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ và gia vị, thức ăn nhanh, thức ăn khô, đồ đóng hộp,… để tránh gây chướng bụng, đầy hơi hoặc khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.

4.4. Bổ sung men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ cũng có thể tham khảo và bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ khi có dấu hiệu tiêu chảy do uống kháng sinh. Bằng cách này, mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn vào đường ruột của trẻ, từ đó ức chế sự hình thành và sinh trưởng của các vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ chế phẩm men vi sinh nào, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho bé.

4.5. Điều trị hăm tã khi trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh

Tiêu chảy nhiều ngày có thể khiến trẻ bị hăm tã. Do đó, mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng quanh hậu môn và cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước sạch. Sau đó, dùng khăn mềm sạch nhẹ nhàng thấm khô và thoa một lớp vaseline hoặc kem chống hăm cho bé để khắc phục tình trạng trẻ bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm. 

4.6. Theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Hãy cẩn thận theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu thấy trẻ tiêu chảy nhiều ngày hoặc có các biểu hiện bất thường, dù đã áp dụng những cách chăm sóc trên nhưng không cải thiện. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện nhi uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, thực hiện các xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã chia sẻ cho mẹ những kiến thức hữu ích, giúp ba mẹ xử lý kịp thời khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Quan trọng hơn hết là lúc này ba mẹ nên theo dõi sức khỏe của con, bù nước, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ. Trong đó, bổ sung cho con nguồn sữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, mát lành với đường tiêu hóa cũng rất cần thiết để giúp bé yêu nhận đủ dưỡng chất, tránh kích ứng đường ruột. 

Với nguồn đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ chỉ qua một lần xử lý nhiệt, Friso Gold là dòng sữa công thức được nhiều cha mẹ tin chọn. Với nguồn đạm sữa này, sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, hạn chế mắc phải các vấn đề về đường ruột hay nôn trớ.

MUA SẢN PHẨM TẠI

 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình tìm hiểu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là gì, các mẹ cũng có những băn khoăn như sau:

1. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy bao lâu thì hết?

Với những trẻ bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng bệnh sẽ hết trong vòng vài ngày hoặc 2 tuần khi ngưng dùng kháng sinh. Nếu nhận thấy bé vẫn tiếp tục tiêu chảy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhanh chóng.

2. Trẻ uống kháng sinh bao lâu xuất hiện triệu chứng tiêu chảy?

Thông thường, tiêu chảy do uống kháng sinh ở trẻ sẽ bắt đầu vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 8. Ngoài tiêu chảy, trẻ có thể đi kèm một số dấu hiệu khác như phân có dịch nhầy, lẫn máu, hăm đỏ hậu môn, phân có màu xanh, vàng và có bọt.

3. Tại sao một số trẻ khi dùng kháng sinh kéo dài thường bị tiêu chảy?

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhờ khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, kháng sinh cũng đồng thời diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến hại khuẩn phát triển làm trẻ bị tiêu chảy.

4. Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?

Để giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe, bố mẹ nên dùng kháng sinh chính xác theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. Đồng thời, tiếp tục bù nước và điện giải cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để ổn định hệ đường ruột của trẻ.

Không chỉ vậy, công thức sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh dưỡng chất. Với Friso Gold, mẹ có thể yên tâm giúp bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và lớn khôn vững vàng.

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • SickKids staff. Antibiotic-associated diarrhea. 30 08 2023. https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=820&language=English (truy cập ngày 04 12 2023)
  • Children’s National Hospital. COMBATING DIARRHEA AND UPSET STOMACH FROM ANTIBIOTICS. 24 03 2021. https://riseandshine.childrensnational.org/combating-diarrhea-and-upset-stomach-from-antibiotics/ (truy cập ngày 04 12 2023)
  • Miguel G O’Ryan, MDJason Levy, MD, RDMS. Patient education: Acute diarrhea in children (Beyond the Basics). 27 06 2022. https://www.uptodate.com/contents/acute-diarrhea-in-children-beyond-the-basics/print (truy cập ngày 04 12 2023)