Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi? Lưu ý khi tập ngồi cho trẻ

Tác giả: Trần Thục

Trẻ mấy tháng biết ngồi là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh bởi thông qua đó, các bậc làm bố làm mẹ có thể an tâm theo dõi sự phát triển của con mình và có cách chăm sóc tốt nhất. Vậy hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. [Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ biết tự chống tay ngồi dậy vào khoảng từ tháng thứ 4tháng 6. Tuy nhiên lúc này, trẻ chưa thể tự giữ thăng bằng mà cần sự hỗ trợ từ người lớn. Đến khoảng từ tháng 7 – tháng 9, trẻ sẽ thành thạo kỹ năng này và có thể ngồi liên tục mà không cần sự hỗ trợ.

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và hướng dẫn cách nuôi con tốt

Bắt đầu từ tháng thứ 4, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi về ngoại hình lẫn nhận thức, cơ thể cũng trở nên linh hoạt và biểu hiện cử chỉ đa dạng hơn. Vậy trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Bố mẹ cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu…

2. Quá trình học ngồi của trẻ

Trẻ chỉ có thể thực hành kỹ năng ngồi khi phần cơ đầu và cổ đã cứng cáp. Lúc này, quá trình học ngồi của trẻ sẽ diễn ra như sau:

  • Khi muốn ngồi, trẻ sẽ dùng cả 2 tay để chống phần trên của cơ thể sao cho ngực không chạm đất. Trong lúc này, trẻ cũng có thể học cách lật và lăn tròn.
  • Đến 5 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự ngồi trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên rất dễ bị ngã vật sang 2 bên. Vì vậy, bố mẹ nên hỗ trợ hoặc kê gối xung quanh để trẻ không bị ngã.
  • Sau một thời gian ngắn, trẻ có thể học cách tự cân bằng trong khi ngồi bằng cách chống tay hoặc nghiêng người về phía trước.
  • Đến tháng thứ 7, trẻ đã có thể tự ngồi, đồng thời xoay người hoặc đưa tay với lấy mọi thứ xung quanh mà vẫn không ngã.
  • Đến tháng 8, trẻ đã rất thành thạo kỹ năng này, thậm chí còn có thể ngồi lên bằng cách đẩy mình khi đang nằm sấp.

trẻ mấy tháng biết ngồi

Khi đã thuần thục kỹ năng ngồi, trẻ có thể ngồi lên khi đang trong tư thế nằm sấp.

3. Nên làm gì để giúp trẻ học ngồi?

Để trẻ học ngồi dễ dàng hơn, bố mẹ nên giúp trẻ bằng cách:

  • Khi trẻ mới biết ngồi, mẹ có thể đặt trẻ vào trong lòng và khoanh chân lại để bảo vệ trẻ. Điều này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng ngồi của trẻ, mà còn giúp hai mẹ con gần gũi nhau hơn.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tập ngồi nhiều lần để thành thạo kỹ năng. Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ mọi lúc khiến con ỷ lại, hãy cho trẻ không gian riêng để tự mình phát triển bản thân. Nhờ đó, trẻ có thể cảm nhận được khả năng chống đỡ của mông và chân thông qua việc ngọ nguậy cơ thể và nâng cao đầu.
  • Cho trẻ tập nằm sấp và chơi trên sàn ít nhất 2 – 3 lần/ngày. Đồng thời đặt đồ chơi ở xung quanh để kích thích trẻ ngẩng đầu và với tay, đây đều là những động tác rất tốt cho tư thế ngồi, bò, lăn sau này. 
Tầm quan trọng của Tummy Time trong quá trình trẻ học ngồi

Tummy Time là thời gian trẻ nằm sấp dưới sự theo dõi và quan sát của bố mẹ. Trong quá trình nằm sấp, theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ ngẩng đầu, các cơ cổ, vai cũng theo đó mà trở nên cứng cáp hơn, sẵn sàng cho các mốc phát triển quan trọng tiếp theo.

Chưa kể, việc nằm sấp cũng giúp dạ dày của trẻ hoạt động tốt hơn. Đồng thời còn ngừa nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng (bẹp đầu) do áp lực lên đầu khi nằm ngửa.

Nếu trẻ không thích nằm sấp trong thời gian dài, mẹ có thể chia thành nhiều lần, mỗi lần một vài phút. Hoặc bố mẹ cũng có thể nằm sấp chung, đối mặt với trẻ để con ghi nhớ khuôn mặt bạn.

4. Những lưu ý cần biết khi cho trẻ tập ngồi

Dưới đây là những lưu ý bố mẹ cần biết khi tập ngồi cho trẻ:

  • Bố mẹ không nên ép buộc trẻ tập ngồi quá sớm hoặc trong khoảng thời gian dài vì dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các kỹ năng khác. Thay vào đó, chỉ cho trẻ tập ngồi khi trẻ cứng cáp hơn, đồng thời tạo nhiều điều kiện để trẻ tự phát triển kỹ năng ngồi.
  • Luôn để con trong tầm mắt để đề phòng té ngã. Tốt nhất là nên đặt trẻ trên thảm êm, hoặc chèn gối và mền xung quanh.
  • Đừng cho trẻ quá phụ thuộc vào các đồ vật hỗ trợ ngồi vì sẽ khiến trẻ ỷ lại, từ đó không nỗ lực nhiều để hoàn thiện kỹ năng.
  • Luôn dọn dẹp vệ sinh khu vực con tập ngồi sạch sẽ. Đồng thời, để các vật dụng nhỏ, sắc nhọn, các ổ điện, dây… xa tầm tay con. 

trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi

Bố mẹ hãy luôn tạo không gian an toàn tại khu vực con tập ngồi bằng cách vệ sinh sàn nhà sạch sẽ và loại bỏ các vật dụng nguy hiểm khỏi tầm tay trẻ.

5. Trẻ mấy tháng biết ngồi được coi là muộn?

Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, đặc biệt là trẻ sinh non sẽ chậm phát triển hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy phụ huynh không cần quá lo lắng khi đủ 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết ngồi như các bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên, nếu khi đến 4 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa thể dùng tay chống đỡ hoặc giữ đầu lên, hoặc 9 tháng tuổi chưa thể ngồi thì có thể trẻ đã bị chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác cảnh báo với bố mẹ tình trạng này:

  • Các động tác chuyển động của trẻ rất yếu và không có lực.
  • Không thường xuyên đưa tay.
  • Tay chân của trẻ cứng hoặc mềm hơn bình thường.
  • Khả năng nâng và giữ đầu kém.
  • Tần suất cầm, nắm đồ vật và đưa lên miệng rất ít.

Để bắt đầu ngồi, đòi hỏi hệ xương của trẻ, nhất là vùng lưng, cổ và cơ đầu phải cứng cáp. Vì vậy, giai đoạn này trẻ nên tăng cường bú sữa mẹ để cơ thể được hấp thu các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo cho sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc quay trở lại với công việc không thể cho con bú trọn vẹn, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là có khả năng tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh, từ đó giúp cơ thể thêm cứng cáp để hoàn thiện kỹ năng ngồi.

Sữa công thức chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột, từ đó trẻ hấp thu dưỡng chất tốt, đặc biệt là Canxi, Phốt pho, vitamin D giúp xương chắc khỏe và phát triển kỹ năng ngồi. Đặc biệt, nhiều dòng sản phẩm sản trên thì trường xuất từ nguồn sữa mát chất lượng cao nhập khẩu 100% từ Hà Lan, giúp con êm bụng, ngủ ngon giấc và bớt quấy khóc.

Khi bắt đầu tập ngồi, trẻ mong muốn được khám phá mọi vật xung quanh trong khi đề kháng của con lúc này khá non nớt và rất dễ ốm vặt. Thấu hiểu điều này, nhiều dòng sản phẩm còn chứa HMO giúp tăng cường đề kháng, loại bỏ hại khuẩn bám dính, cho trẻ khỏe mạnh hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tháng biết ngồi cũng như những lưu ý trong lúc tập ngồi giúp trẻ an toàn hơn. Chúc bố mẹ cùng con yêu trải qua hành trình phát triển đầu đời suôn sẻ nhé!

Xem thêm