Mẹ bầu ăn rau muống được không? 8 lợi ích không thể bỏ qua

Tác giả: Huỳnh Uyên

Rau xanh là món ăn quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, nhất là phụ nữ mang thai phải ăn nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế táo bón. Như vậy, bà bầu ăn rau muống được không và ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. [Giải đáp] Phụ nữ có thai ăn rau muống được không?

Được biết, trong rau muống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, Protein, Canxi, Photpho, Sắt, Kẽm cùng với Vitamin C, B1, B2 rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, đối với thắc mắc bà bầu có ăn rau muống được không thì đáp án là có. Khi bổ sung món rau bổ dưỡng này, các mẹ có thể giảm được nguy cơ thiếu máu, tiểu đường và táo bón thai kỳ, đồng thời rau muống giàu Axit Folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung Canxi cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ

Mặc dù vậy, các mẹ nên ăn rau muống vừa phải và đảm bảo món ăn được nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu chị em muốn hiểu hơn về công dụng khi ăn rau muống đúng cách, hãy tham khảo phần tiếp theo nhé!

Bà bầu ăn rau muống 3 tháng đầu được không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu có thể ăn rau muống để cung cấp nguồn dưỡng chất tối ưu cho cơ thể và thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ có thể trạng không được tốt (suy nhược cơ thể, hệ tiêu hóa yếu…) thì tốt nhất không nên ăn rau muống.

bà bầu có được ăn rau muông không

Đáp án là có nếu như mẹ thắc mắc mang thai ăn rau muống được không  nhưng hãy ăn vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. 8 lợi ích của rau muống đối với mẹ bầu

Rau muống chứa nhiều loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Cụ thể như:

2.1. Ăn rau muống giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ  thường xuyên bị thiếu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Để khắc phục điều này, bà bầu đã lựa chọn bổ sung thêm rau muống vào bữa ăn. Theo đó, trong 100g rau muống chứa đến 1,67mg sắt giúp tăng sản xuất huyết sắc tố, tạo ra  tế bào máu đỏ và nhờ vậy, giảm ừ đó, tình trạng thiếu máu thai kỳ.

2.2. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Trong thành phần của rau muống chứa nhiều hợp chất Glucid có khả năng ổn định chỉ số đường huyết giống như Insulin. Vì vậy, khi mẹ ăn rau muống trong giai đoạn mang thai, điều này giúp cân bằng đường huyết, phòng ngừa  tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

2.3. Ngăn ngừa táo bón trong thời gian mang thai

Nhờ có hàm lượng chất xơ cao (2,5g/100g rau muống) nên khi ăn rau muống, hệ tiêu hóa của mẹ được cải thiện tốt hơn, các nhu động ruột được tăng cường hoạt động, qua đó hỗ trợ đi ngoài dễ dàng và giảm tình trạng táo bón khi mang thai. 

2.4. Phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Bổ sung rau muống khi mang thai không chỉ có lợi cho mẹ, mà còn tốt cho thai nhi. Cụ thể, rau muống chứa đến 14% Axit Folic, có tác dụng bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ như chẻ đôi đốt sống, thai nhi vô sọ hoặc các bất thường của não bộ. 

mẹ bầu được ăn rau muống không

Việc bổ sung rau muống vào bữa ăn không chỉ cung cấp hệ dinh dưỡng cân đối cho trẻ, mà còn hỗ trợ bảo vệ con yêu khỏi nguy cơ dị tật bẩm sinh 

2.5. Giúp mẹ cải thiện làn da

Một trong những lý do chứng minh câu trả lời “có” cho vấn đề mẹ bầu ăn rau muống được không chính là lợi ích cải thiện làn da. Cụ thể, trong rau muống chứa chất chống oxy hóa (Carotene-B, Xanthine, Cryptoxanthin), Vitamin A, Vitamin C, Carotrnoid và Lutein có tác dụng dưỡng sáng, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, đồng thời cải thiện hiệu quả vấn đề sạm, nám khi mang thai. 

2.6. Giảm tình trạng đau cơ, chuột rút

Hàm lượng Canxi, Kali, Magie dồi dào trong rau muống  giúp duy trì hoạt động của hệ cơ – xương, hỗ trợ giảm đau khớp, chuột rút và ngăn ngừa loãng xương sau khi sinh. Đối với thai nhi, các dưỡng chất này tham gia vào quá trình hình thành hệ xương, góp phần phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.

2.7. Bảo vệ mẹ khỏi các bệnh mãn tính

Rau muống là loại rau xanh giàu Vitamin A, C và Beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời bảo vệ cơ thể của mẹ khỏi tác hại của gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm khớp, ung thư…

2.8. Chống lại các bệnh nhiễm trùng

Trong rau muống có chứa lượng lớn Vitamin C (55mg/100g rau muống) có tác dụng chống viêm, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, dưỡng chất này còn góp phần trung hòa và loại bỏ các độc tố, thanh lọc cơ thể nâng cao sức khỏe hiệu quả cho phụ nữ mang thai.

Từ lợi ích trên đây, các mẹ đã biết tại sao câu trả lời cho vấn đề “có bầu ăn rau muống được không là “có”. Tuy rau muống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ phải chú ý bổ sung đúng cách, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể là các lưu ý nào? Hãy đọc tiếp phần sau nhé!

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn rau muống

Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi bổ sung rau muống vào chế độ ăn của thai kỳ:

  • Sơ chế rau sạch trước khi chế biến: Hãy rửa sạch và ngâm rau muống với nước muối trước khi chế biến, để loại bỏ tạp chất, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi ăn.
  • Nên ăn rau được nấu chính: Thai phụ chỉ nên ăn rau muống đã được nấu chín để hạn chế mắc phải giun sán và các rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa. 

bà bầu ăn rau muống được không

Chỉ nên ăn rau muống đã được nấu chín nhằm tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm 

  • Trường hợp mẹ đang có vấn đề sức khỏe (suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém,..): Với trường hợp này thì mẹ không nên ăn rau muống để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Không ăn rau muống và uống sữa cùng lúc: Uống sữa khi mang thai rất tốt vì bổ sung nhiều Canxi giúp thai nhi phát triển xương. Tuy nhiên, nếu có thêm rau muống trong khẩu phần ăn thì mẹ nên hạn chế uống sữa. Bởi, rau muống gây cản trở quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều rau muống: Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 đến 3 bữa rau muống để nhận đủ lợi ích từ rau mà vẫn đảm bảo sức khỏe tốt.

4. Gợi ý một số món ngon từ rau muống để mẹ bầu đổi vị

Để kích thích khẩu vị, mẹ bầu có thể chế biến rau muống thành món ăn thơm ngon, đậm đà như:

4.1. Rau muống xào thịt bò

Món rau muống xào thịt bò là một món ăn chứa nhiều dinh dưỡng rất thích hợp để mẹ bầu bồi bổ, đặc biệt là thai phụ thiếu máu.

Nguyên liệu: Rau muống, tỏi, thịt bò, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Nhặt rau muống, sau đó  ngâm rau với nước muối và rửa lại với nước sạch. Còn thịt bò thì bạn rửa sạch và cắt thành miếng mỏng vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau muống vào xào xơ, nêm nếm gia vị rồi cho ra dĩa.
  • Tiếp theo, bạn phi tỏi và cho thịt bò vào xào đến khi chín tới thì tiếp tục cho  rau muống vào xào chung với lửa lớn trong 2 phút rồi tắt bếp.

mẹ bầu ăn rau muống được không

Rau muống xào thịt bò là một trong những món ăn bổ dưỡng được nhiều mẹ bầu yêu thích.

4.2. Canh rau muống nấu tôm

Món canh rau muống nấu tôm là món canh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Nguyên liệu: Rau muống, tôm, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rau muống bạn nhặt rồi rửa lại với nước sạch. Còn tôm thì lột bỏ vỏ và ướp cùng hành băm, gia vị.
  • Khi nước trong nồi sôi lên, hãy cho phần tôm vào nấu, khi nồi sôi tiếp lần nữa thì cho rau muống vào nấu chín là hoàn thành.

4.3. Rau muống xào tỏi

Rau muống xào tỏi cũng là một trong những món ăn từ rau muống được mẹ bầu rất yêu thích, bởi cách làm đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Nguyên liệu: Rau muống, tỏi, dầu ăn, dầu hào, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Nhặt bỏ lá già và ngâm rau muống với nước muối trước khi rửa sạch rau. Sau đó, bạn chần rau qua nước sôi trong khoảng 1 phút.
  • Cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi đến khi tỏi chuyển màu vàng thì cho rau muống vào xào là hoàn thành.

Qua bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã có giải đáp cho  câu hỏi có bầu ăn rau muống được không. Nhìn chung, rau muống mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ như ngăn ngừa thiếu máu, tiểu đường và táo bón, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý ăn rau muống đúng cách, để tránh xảy ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Xem thêm