Bà bầu ăn sầu riêng được không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Các mẹ mang thai lần đầu thường thắc mắc không biết có bầu ăn sầu riêng được không? Bởi lẽ, nhiều người khuyên rằng không nên ăn loại quả này vì tính nhiệt của chúng có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong bài viết hôm nay, Sữa Nào Tốt sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết câu hỏi trên cũng như mách nhỏ vài lưu ý quan trọng khi ăn loại quả này nhé!

1. Sầu riêng có tác dụng gì? Bật mí 6 lợi ích tốt mẹ nên biết

Không những có hương thơm nồng nàn và quyến rũ, trái sầu riêng còn chứa vô vàn dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g sầu riêng có:

  • Chất xơ: 1.4g.
  • Protein: 2.5g.
  • Canxi: 20mg.
  • Sắt: 0.9mg.
  • Kali: 601mg.
  • Mangan: 0.33g.
  • Magie: 33mg.
  • Vitamin C: 37g.
  • Vitamin B1: 0.27mg.
  • Vitamin B2: 0.29g.
  • Vitamin B6: 0.31mg.
  • Folate: 36mcg.

mẹ bầu ăn sầu riêng được không

Sầu riêng là một loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon.

Với tất cả thành phần kể trên, quả sầu riêng đem đến nhiều ích lợi cho mẹ bầu và thai nhi như:

  • Hạn chế tình trạng táo bón: Chất xơ dồi dào từ sầu riêng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và kích thích nhuận tràng để mẹ tiêu hóa thức ăn tốt, mà không lo táo bón hay chướng bụng.
  • Tăng cường miễn dịch: Nhờ cung cấp đa dạng vitamin nhóm B (như Vitamin B1, Vitamin B2 và Vitamin B6), sầu riêng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể hiệu quả.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Các khoáng chất Sắt, Đồng, Magie và Mangan trong loại quả này thực hiện nhiệm vụ tăng khối lượng máu cho mẹ và em bé. Qua đó, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt máu trong giai đoạn mang thai – nguyên nhân khiến mẹ hay choáng váng, chóng mặt.
  • Điều hòa huyết áp: Hàm lượng Kali cao trong quả sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ ở mẹ mang thai.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Bên trong trái sầu riêng cũng chứa hàm lượng Vitamin C dồi dào. Nhờ vậy, sầu riêng không chỉ cải thiện tâm trạng và tinh thần cho mẹ, đặc biệt là trong tháng đầu mang thai, mà còn ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn từ môi trường.
  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi: Thành phần Folate từ sầu riêng làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi cũng như phòng tránh bệnh thiếu máu thường gặp ở mẹ bầu.

2. [Giải đáp] Bà bầu ăn sầu riêng được không?

Câu trả lời là ĐƯỢC, bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mẹ bầu không nên ăn sầu riêng trong suốt giai đoạn mang thai. Đồng thời, mẹ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe, sức đề kháng tốt và con tăng trưởng tối ưu nhờ những lợi ích mà sầu riêng mang đến, nếu ăn sầu riêng đúng phương pháp. Bởi nếu ăn quá nhiều, mẹ có thể gặp phải một vài tác hại nguy hiểm đến sức khỏe như nóng trong, táo bón, tăng cân, tiểu đường, cao huyết áp…

bà bầu có ăn được sầu riêng không

Mẹ bầu ăn sầu riêng có được không? Đáp án là được, nhưng mẹ phải ăn đúng cách, đúng lượng và đúng thời điểm.

3. Mách nhỏ cách ăn sầu riêng cho mẹ mang thai khoa học, an toàn

Vậy mẹ có tò mò muốn biết ăn sầu riêng thế nào mới đúng và ít nóng người không? Cùng tìm hiểu ngay ở phần này nhé!

3.1. Ăn sầu riêng đúng liều lượng, đúng thời điểm

Theo khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 100 – 150g sầu riêng/ngày và không ăn liên tục nhiều ngày liền. Nguyên nhân là lượng đường và carbohydrate của loại trái cây này khá cao (GI lên đến 70, khoảng 66g carbs trong một cốc) nên gây dễ ra chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu và nóng trong.

Vậy, mẹ bầu ăn sầu riêng khi nào tốt nhất? Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể ăn cả hạt lẫn thịt sầu riêng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, mẹ hãy hạn chế dùng loại trái này. Bởi, chúng sẽ gia tăng hàm lượng glucose trong máu và đẩy nhanh chỉ số cân nặng của con. Điều này khiến cho quá trình chuyển dạ lẫn sinh nở gặp khó khăn. Hơn thế nữa, tính nóng của sầu riêng còn làm cho mẹ khó chịu, căng tức bụng và tăng huyết áp.

3.2. Hạn chế ăn hạt sầu riêng

Trong hạt sầu riêng có chứa chất độc gây mê Cyclopropane rất nguy hiểm với sức khỏe của mẹ. Vì vậy, tốt nhất, không nên ăn phần hạt sầu riêng hoặc nếu muốn, phải luộc chín kỹ càng.

3.3. Không nên ăn sầu riêng cùng các loại trái cây có tính nóng

Bản thân sầu riêng là một loại quả tính nhiệt. Nếu mẹ vô tình ăn chúng cùng mít, xoài, vải, nhãn… thì cơ thể rất dễ nóng trong, nổi mụn nhọt, táo bón…

>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai và cách điều trị hiệu quả

bầu ăn sầu riêng được không

Không nên ăn sầu riêng với các loại trái cây có tính nóng khác như vải, nhãn, mận, xoài…

3.4. Trường hợp cần tránh ăn sầu riêng khi mang thai

Dù mẹ bầu ăn được sầu riêng, nhưng trong một số trường hợp như mẹ đang thừa cân, béo phì; mẹ bị tiểu đường thai kỳ hay cao huyết áp thì hãy tránh xa loại quả này để hạn chế biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nhé.

4. Thắc mắc thường gặp

Sau đây là một vài thắc mắc khác xoay quanh cách ăn sầu riêng mà mẹ cần biết:

1. Sầu riêng không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Một số thực phẩm cần tuyệt đối tránh dùng chung với sầu riêng như hải sản, gia vị cay nóng (như hành, tiêu, tỏi…), các loại thịt, rượu, bia. Nguyên nhân là vì chúng sẽ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy, mỡ trong máu, huyết áp cao…

2. Làm thế nào để chọn sầu riêng ngon cho mẹ bầu?

Mẹ nên lựa chọn quả tươi, cuống xanh, gai nở tròn đều và không nứt hở. Bên cạnh đó, chọn nơi mua uy tín, tránh mua sầu riêng trôi nổi để đảm bảo chất lượng.

3. Có thể chế biến sầu riêng thành các món nào khác?

Ngoài việc ăn thô từng múi sầu riêng, mẹ “đổi gió” chế biến sầu riêng thành nhiều món ăn cho bữa phụ bắt miệng như kem sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng hay crepe sầu riêng.

Hy vọng thông tin kể trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc bà bầu ăn sầu riêng được không của đa số mẹ mang thai lần đầu. Ngoài ra, để thai kỳ suôn sẻ và thuận lợi hơn, mẹ đừng quên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của bản thân. Chẳng hạn, uống 2 ly sữa bầu/ngày bổ sung dinh dưỡng, tập yoga đều đặn, uống đủ 10 – 12 ly nước/ngày, ngủ đủ giấc 7 – 9 tiếng ban đêm và trước 11 giờ…

Xem thêm