Ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục mẹ bầu cần biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Hầu hết, các thai phụ đều trải qua cảm giác ốm nghén khi mang thai. Hiện tượng này gây ra các cảm giác buồn nôn khó chịu khiến bà bầu không thể ăn uống được gì. Từ đó, cơ thể dễ rơi vào tình trạng không hấp thu được dinh dưỡng và nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng tăng cao. Vậy có cách nào khắc phục được tình trạng này không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những mẹo hữu ích về vấn đề này.
1. Ốm nghén khi mang thai là như thế nào?
Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong quá trình mang thai, bao gồm nhiều dấu hiệu như buồn nôn, nôn, mất ngủ, khó chịu,… Cường độ các triệu chứng diễn ra có sự khác nhau giữa các mẹ bầu, có thể đi kèm một số triệu chứng khác như thèm ăn hay chán ăn, nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng, thay đổi ở bầu ngực,... sau khi quan hệ 1 - 2 tuần, đi kèm với tình trạng trễ kinh thì khả năng cao bạn đã mang thai. Dưới đây là 10…
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng 4 – 6 tuần của thai kỳ, dù đa phần thường rơi vào khoảng tuần 8 – 12. Tuy nhiên, phần lớn hầu hết các bà bầu sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này vào khoảng tuần 20 trở đi.
Ở những người có cơ địa nhạy cảm biểu hiện nôn ói thường diễn ra từ sớm và rất nghiêm trọng, khó kiểm soát
2. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ bị ốm nghén?
2.1. Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai
Trong thời gian mang thai, phần lớn các mẹ bầu đều phải trải qua tình trạng thai nghén với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa được làm rõ. Một số người cho rằng việc này đến từ sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục ở người mẹ gia tăng cao. Bởi khi có em bé, cơ thể sẽ tự động kích thích sản xuất lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.
Song song đó, hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa thức ăn, gây biến chứng đầy hơi khó tiêu. Sau khoảng 48 – 72 giờ, lượng hormone này có thể tăng lên gấp đôi và tiếp tục tăng suốt thời gian thai kỳ.
Ốm nghén là tình trạng đa số các mẹ bầu trải qua khi mang thai
2.2. Đối tượng có nguy cơ bị ốm nghén
Các triệu chứng nghén không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến đời sống sinh hoạt, công việc của thai phụ. Tuy vậy, không phải mọi bà bầu đều có biểu hiện của thai nghén. Những bà bầu có nguy cơ cao bị “thai hành” là:
- Thai phụ lần đầu mang thai.
- Người có tiền sử bị nghén nặng ở lần mang thai trước đó.
- Bà bầu quá béo, có cân nặng vượt quá mức chuẩn.
- Bà bầu đang mang song thai hoặc đa thai.
- Bà bầu bị mắc bệnh nguyên bào nuôi, do sự gia tăng của tế bào bên trong tử cung.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 55% mẹ bầu bị buồn nôn và nôn trầm trọng trong ba tháng đầu sinh con gái
3. Đâu là triệu chứng ốm nghén mẹ bầu cần biết?
Ở mọi thời điểm trong ngày, triệu chứng ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này còn biểu hiện rõ ràng hơn khi thai phụ có sự kích thích về mùi, vị của các thực phẩm thịt, cá, hải sản còn tươi sống… sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn và bị nôn mửa.
Trường hợp, nếu thai phụ nôn ói quá nhiều sẽ kéo tình trạng cơ thể bị mất nước cũng như sự nhạy cảm với mùi vị của thức ăn cũng khiến mẹ bầu không có cảm giác ăn uống ngon miệng và tỏ ra chán ăn. Thêm vào đó, bà bầu còn luôn bị hoa mắt chóng mặt, nặng hơn là bị sụt cân vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chính vì thế, không ít bà bầu bị thai nghén đều ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và không thể tập trung vào công việc như bình thường.
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển của bé trong suốt 6 tháng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện…
4. Phân loại thai nghén
Tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng mà ốm nghén được chia thành 2 loại như sau:
4.1. Ốm nghén mức độ nhẹ
Trong quá trình bị thai hành, mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi với các cơn nôn ói. Thế nhưng, tình trạng này chỉ xảy ra với mức độ vừa phải thoáng qua một hai lần trong ngày, vẫn kiềm chế được lượng thức ăn trong cơ thể không bị nôn ra ngoài. Nhờ đó, bà bầu không bị sút cân, đồng thời sau khoảng 12 – 20 trở đi biểu hiện nôn ói cũng có xu hướng giảm dần.
4.2. Ốm nghén mức độ nặng
Đối với trường hợp này, bà bầu sẽ thường xuyên bị nôn ói và xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, thế nên thức ăn trong dạ dày đều bị tống hết ra ngoài. Chán ăn và không ăn được gì khiến bà bầu bị sụt cân giảm từ 2 – 10kg, cơ thể bị suy nhược, mất sức sống nên bà bầu rất hay mệt mỏi và chóng mặt.
Ốm nghén nặng thường khởi phát từ 3 tháng đầu của thai kỳ và có thể kéo dài cho đến lúc sinh nở.
5. Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến em bé không?
Thông thường, ốm nghén từ nhẹ đến trung bình sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu như nôn mửa xảy ra liên tục và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải ở cơ thể mẹ, lúc này thai nhi có thể bị thiếu chất dinh dưỡng, con sinh ra nhẹ cân thấp còi. Trong một số trường hợp, mất nước quá mức còn có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối nguy cơ cao em bé bị sinh non, thiếu tháng. Chính vì thế, khi nhận thấy tình trạng nôn ói xảy ra liên tục và không thể kiểm soát được, bà bầu nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem tình trạng thai nghén của mình.
6. Mẹo khắc phục chứng ốm nghén khi mang thai đơn giản
Mặc dù tình trạng ốm nghén đang ở mức độ nào đi nữa cũng đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hoạt động của mẹ bầu. Do đó, để khắc phục tình trạng ốm nghén khi mang thai thai phụ có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm có mùi hương kích thích như: tôm, cá, thịt, hải sản tươi sống…
- Uống nước thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, khi uống nên chia ra từng ngụm nhỏ và uống xen kẽ giữa các bữa ăn, việc này sẽ giúp mẹ tránh được các cơn buồn nôn.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không nên để dạ dày trống vì sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, với nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn ít đường, ít béo như bánh mì, cơm… Đồng thời, để thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, bơ, sữa.
Hầu như ai đang trong hành trình thai kỳ đều quan tâm đến vấn đề mẹ bầu ăn gì để con thông minh. Trong bài viết sau, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp thắc mắc này, nhằm giúp mẹ có thêm kiến thức giúp thai nhi phát triển trí tuệ…
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi càng nhiều sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi, hạn chế căng thẳng, lo âu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Một số sản phẩm được chế biến từ gừng như trà gừng, bánh kẹo gừng cũng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn và ói mửa.
Trái cây là thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Có thể thấy, ốm nghén khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần. Vì vậy, để cải thiện các triệu chứng do thai nghén gây ra, bà bầu nên áp dụng các giải pháp vừa được chia sẻ ở bài viết trên đây. Nếu tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bà bầu nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/om-nghen-khi-nao