Tam cá nguyệt thứ 1: Quá trình mang thai 3 tháng đầu

Tác giả: Huỳnh Uyên

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm cực kỳ quan trọng khi mà cơ thể mẹ đang bắt đầu tập thích nghi với sự xuất hiện của sinh linh bé nhỏ. Vậy, mẹ nên và không nên làm gì trong tam cá nguyệt thứ 1 để có một hành trình mang thai an toàn, suôn sẻ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

mang thai 3 tháng đầu

1. Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Kể từ khi trong mẹ bắt đầu có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ, mẹ có thắc mắc bé phát triển như thế nào và cơ thể của mình có sự thay đổi ra sao không?

  • Tuần 0 – 5: Đây là khoảng thời gian trứng đã được thụ tinh, bắt đầu di chuyển từ vòi trứng vào buồng tử cung và làm tổ tại đây. Lúc này, mầm sống nhỏ đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên bé chỉ trông như một hạt mè nhỏ xíu.
  • Tuần 6: Sự thay đổi nội tiết tối khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén và thay đổi tính cách. Còn bé đã lớn bằng hạt đậu và hình thành tim thai trong “tổ ấm” tử cung của mẹ.
  • Tuần 7: Các cơn ớn nghén, buồn nôn, chướng bụng,… vẫn còn. Đồng thời, ở tuần này, nếu có dấu hiệu ra huyết ấm đạo nhiều thì mẹ nên đi khám ngay nhé. Còn thai nhi lúc này đã to cỡ trái nho, hình thành dây rốn và hệ tiêu hóa, phổi, não, tim của bé cũng dần hoàn thiện, tứ chi và cơ mặt bắt đầu thành hình.
  • Tuần 8: Thai nhi lúc này đã trông như quả mâm xôi, tay và chân cũng dài hơn. Cùng với đó, mẹ có thể ra huyết trắng nhiều hơn và bị đau vùng bụng dưới.
  • Tuần 9: Đầu bé đang phát triển vượt trội, các cơ quan sinh sản bên trong (như tinh hoàn hoặc buồng trứng) cũng đang bắt đầu hình thành. Còn với mẹ, vì tuyến sữa bắt đầu sản sinh nên vùng da hai đầu ti bị sậm màu, ngực đau và cương cứng.
  • Tuần 10: Não bộ thai nhi lúc này đã có khả năng sản sinh 250.000 tế bào thần kinh mới trên mỗi phút. Móng tay, chân cũng dần xuất hiện. Bé cũng lớn dần lên khiến bụng mẹ to ra. Vì thế, đã đến lúc mẹ cất những chiếc quần jean dày và thay bằng quần áo mỏng rồi đấy. Tuy nhiên, sự lớn lên của bé cũng khiến các cơn co thắt tử cung ảnh hưởng đến đường tiêu hóa nên mẹ rất dễ bị trào ngược dạ dày. 
  • Tuần 11: Hình dạng thai nhi gần như hoàn chỉnh, đầu to hơn thân, tay chân chỉ cử động nhẹ nên dù bé có đạp mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. Song song với sự lớn dần của bé, vùng da bụng của mẹ cũng to hơn và bị rạn. 
  • Tuần 12: Bé gần như phát triển đầy đủ các cơ quan quan trọng. Mặt đã dần có nét với chiếc mũi và cằm nhỏ xinh. Tin vui cho mẹ là hết tuần 12, hormon HCG bắt đầu giảm, nên mẹ cũng bớt ốm nghén và ăn uống ngon miệng hơn.

dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

Trong tam cá nguyệt thứ 1, ốm nghén là biểu hiện chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt.

Tam cá nguyệt là gì? Những điều mẹ bầu nên biết

Tam cá nguyệt là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình tham khảo các tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về sinh sản, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ…

2. Những điều mẹ bầu nên làm trong tam cá nguyệt thứ 1

Để có một hành trình mang thai khỏe mạnh, mẹ chú ý một số điều sau: 

2.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng mà mẹ hấp thu không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, mà còn nuôi dưỡng thiên thần nhỏ bên trong. Vì vậy, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng cân đối 4 nhóm chất (chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất), đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, giúp bé phát triển tốt như Sắt, Axit folic, Canxi, DHA,… Theo đó, một vài loại thực phẩm mà mẹ nên ưu tiên sử dụng là các loại hạt, rau củ quả, thịt đỏ, măng tây,…

>>> Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho bé khỏe? TOP 10 thực phẩm tốt nhất 

Các thực phẩm giảm ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ 1 hiệu quả

3 tháng đầu là giai đoạn mẹ ốm nghén nhiều nhất. Vì vậy mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm sau đây để giảm bớt ốm nghén, cơ thể dễ chịu hơn:

  • Nho: Cung cấp hàm lượng vitamin C và đường glucose, giúp mẹ khỏe mạnh, phục hồi năng lượng, hạn chế các cơn ốm nghén hiệu quả.
  • Bánh quy mặn: Vị mặn và mùi thơm của bánh quy giúp mẹ giảm bớt cảm giác buồn nôn khi phải đối mặt với những thức ăn nặng mùi. Tuy nhiên mẹ đừng ăn quá nhiều bánh quy mặn vì sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
  • Gừng: Uống nước gừng ấm, ăn gừng trực tiếp hoặc các chế phẩm từ gừng (kẹo, mứt) cũng giúp hạn chế cơn ốm nghén hiệu quả. Tuy nhiên với những mẹ bầu bị huyết áp thấp, lượng đường thấp hay loãng máu thì không nên dùng thực phẩm này. 
  • Bạc hà: Mẹ có thể nấu trà bạc hà để uống kèm bữa ăn hàng ngày. Hương thơm từ bạc hà có thể giúp mẹ giảm bớt các cơn ốm nghén. 

Trong tam cá nguyệt thứ 1, những cơn ốm nghén làm cơ thể mẹ mệt mỏi, khó ăn, suy nhược trong khi thai nhi cần thật nhiều dinh dưỡng phát triển hệ thống thần kinh – trí não – tủy cùng các cơ quan nội tạng khác. Vì vậy bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ nên sử dụng thêm sữa bầu có vị thanh nhạt, dễ uống để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé. 

Bật mí với mẹ một dòng sữa được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng đồng hành trong suốt giai đoạn thai kỳ là Frisomum Gold. Ngoài vị vani truyền thống, Frisomum Gold cũng là dòng sữa bầu duy nhất có hương cam thơm dịu, giúp mẹ dễ uống mỗi ngày mà không lo ốm nghén.

Frisomum Gold chứa hàm lượng khoáng chất Magie và Vitamin nhóm B dồi dào, giúp cải thiện tình trạng táo bón và tăng cường năng lượng hiệu quả, từ đó giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi cho mẹ trong giai đoạn mang thai. Chưa kể, sản phẩm còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt và đẩy lùi nỗi lo tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, Frisomum Gold còn ghi điểm với các mẹ nhờ chú trọng xây dựng hệ dinh dưỡng dành riêng cho bé, gồm các chất Axit Folic, Canxi, DHA,… giúp  kích thích trí não, thị giác phát triển tối ưu và hệ xương, răng của bé thêm chắc khỏe. 

thai kỳ 3 tháng đầu

Frisomum Gold chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, cho mẹ tận hưởng hành trình mang thai diệu kỳ, bé phát triển toàn diện từ bên trong.

2.2. Khám thai đều đặn

Mẹ nên đặc biệt chú trọng lịch khám thai khi mang thai vào 3 tháng đầu. Bởi lúc này phôi thai mới hình thành, việc khám thai thường xuyên sẽ giúp dễ dàng phát hiện ra các vấn đề và xử lý kịp thời. Theo đó, mẹ sẽ có khoảng 3 lần khám:

  • Lần 1: Khi thai nhi đã được 5 – 8 tuần tuổi, mẹ cần khám để xem xét vị trí phôi thai làm tổ.
  • Lần 2: Khi thai nhi tròn 8 tuần, khám thai sẽ giúp mẹ đánh giá tim thai, phôi thai và làm các xét nghiệm đánh giá cơ bản.
  • Lần 3: Thời điểm thai nhi được 12 – 13 tuần tuổi là thời điểm tốt nhất để sàng lọc dị tật. Vì vậy mẹ đừng quên mốc thời gian quan trọng này nhé!

cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Mẹ nên khám thai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các mốc khám thai quan trọng nhất mà mẹ bầu nên ghi nhớ

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên lưu ý các mốc khám thai quan trọng để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi, đồng thời xác định sức khoẻ của bà mẹ. Ngoài ra, việc khám thai định kỳ còn giúp mẹ được điều trị kịp thời…

2.3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Mỗi ngày, mẹ chỉ cần dành ra 15 – 30 phút để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga, bơi lội. Điều này sẽ giúp các cơ quan của mẹ bầu hoạt động tốt, cải thiện tình trạng táo bón, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm mệt mỏi, thư giãn, dễ sinh thường và đẩy nhanh thời gian hồi phục sau sinh. 

2.4. Tiêm phòng đầy đủ

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo chỉ định bác sĩ như sởi, quai bị, viêm gan B, cúm, uốn ván,… để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. 

2.5. Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Bởi khi căng thẳng quá mức, mẹ bầu có thể bị rối loạn nhịp thở, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ bị sinh non và trầm cảm.

TOP 16 thực phẩm giúp bà bầu xả stress hiệu quả

Trong giai đoạn mang thai, sẽ có những thời điểm mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Stress trong thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên, mẹ có thể kiểm soát tâm trạng bằng cách bổ sung…

2.6. Thai giáo khoa học

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt thì thai giáo là điều cần thiết. Từ tuần thứ 7 trở đi, sự phát triển của não bộ đã giúp bé cảm nhận được sự kết nối với bên ngoài. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên cho bé nghe nhạc nhẹ, đọc sách cũng như cho bé cảm nhận tình yêu thương bằng cách âu yếm, áp tai vào bụng và nói chuyện với thai nhi. Điều này giúp con hình thành các cảm xúc tích cực, phát triển tâm lý tốt hơn khi chào đời.

tam cá nguyệt thứ 1

Thường xuyên đọc sách và trò chuyện với thai nhi sẽ giúp kích thích não bộ của con phát triển tốt.

2.7. Uống đủ nước

Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước (tương đương khoảng 10 ly nước) để thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời duy trì lượng nước ối ổn định, bảo vệ con yêu khỏi nhưng sang chấn trong cơn co tử cung. 

2.8. Ngủ đủ giấc

Khi mang thai 3 tháng đầu, chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi sự xuất hiện của thai nhi có thể khiến các cơ quan của mẹ như tim, thận phải hoạt động nhiều hơn, đồng thời cơ thể mẹ cũng chịu sức ép lớn, trở nên nặng nề. Vì vậy, ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái hơn.

2.9. Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng hợp lý là điều nên làm để hạn chế các rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như sinh non, tiền sản giật, khó sinh,… Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng về vóc dáng bởi chỉ cần có được chỉ số BMI hợp lý, sau khi vượt cạn, mẹ sẽ nhanh chóng lấy lại được cân nặng như ban đầu thôi. 

3. Những điều mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vì thai nhi còn nhỏ nên mẹ cần đặc biệt cẩn trọng để phòng ngừa sảy thai, đồng thời giúp em bé bám tử cung tốt nhất. Cụ thể, mẹ nên tránh:

  • Vận động mạnh, đặc biệt là những công việc tác động đến phần bụng như khuân vác, đè ép, nhảy, cúi gập,…
  • Leo trèo hoặc với 2 tay lên cao.
  • Trang điểm, sơn móng tay, xịt nước hoa bởi các hóa chất này có thể gây hại đến sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Hạn chế chạy nhanh hoặc đi xe đường xa.
  • Dùng chất kích thích, trà, cafe và nước ngọt có ga.
  • Tắm bồn, xông hơi.
  • Tẩy trắng răng.

tam cá nguyệt thứ 1 là gì

Mẹ bầu nên có lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích/hóa chất và vận động mạnh để thai nhi phát triển tốt nhất.

4. Có nên quan hệ vợ chồng trong tam cá nguyệt thứ 1?

Trong 3 tháng đầu, thai phụ vẫn có thể quan hệ bình thường. Bởi lúc này, bé yêu đã được tử cung, nước ối và lớp màng nhầy dày bảo vệ nên việc quan hệ không thể tác động trực tiếp đến bào thai. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh các tư thế quan hệ mạnh, chèn ép lên vùng bụng. 

5. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi khám?

Khi mang thai trong 3 tháng đầu, mẹ cũng cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể và nên đi khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Ốm nghén nặng: Dù ốm nghén là một biểu hiện chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt, nhưng nếu nghén quá nặng sẽ khiến cơ thể mẹ mất nước, kiệt sức, suy nhược. 
  • Đau bụng, ra máu, rỉ ối: Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi quan hệ vợ chồng không đúng cách hoặc là dấu hiệu động thai, chửa trứng, chửa ngoài dạ con. 
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Nếu đi tiểu có cảm giác buốt, mẹ nên đi khám ngay vì có thể đã bị viêm đường tiết niệu.
  • Ra khí hư và ngứa âm đạo: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây viêm nhiễm âm đạo, gây ngứa và ra nhiều khí hư. 

Qua bài viết này, Sữa Nào Tốt hy vọng đã giúp cho mẹ hiểu rõ hơn về những sự thay đổi khi mang thai 3 tháng đầu và quá trình thiên thần nhỏ lớn lên trong “tổ ấm” tử cung. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Xem thêm