Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Tác giả: Trần Thục

Đái tháo đường thai kỳ ( hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ ) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không những ảnh hưởng sức khỏe mẹ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tình trạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai gây ra đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này thường xuất hiện ở tuần thứ 24-28 của thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết, tăng các hóc môn làm tăng đường máu, gây ra tình trạng kháng Insulin và gây ra đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và bé

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu lo lắng. Vậy, bệnh này nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

 

2. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai.

Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2 và các biến chứng liên quan đến tim mạch, có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường như: cao huyết áp, sinh non, sẩy thai và thai lưu, nhiễm khuẩn niệu,….

đái tháo đường nguy hiểm cho thai nhi và bà bầu

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng thai to và đa ối

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Vào 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, nguy cơ đái tháo đường di truyền.

3. Chế độ ăn uống cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, thai phụ bị tiểu đường cần gặp ngay Bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường huyết, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, phát triển trí tuệ tốt?

Hầu như ai đang trong hành trình thai kỳ đều quan tâm đến vấn đề mẹ bầu ăn gì để con thông minh. Trong bài viết sau, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp thắc mắc này, nhằm giúp mẹ có thêm kiến thức giúp thai nhi phát triển trí tuệ…

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mắc bệnh đái tháo đường:

  • Các loại sữa không đường, không béo, nên ăn thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt.
  • Các loại thực phẩm tránh gây tăng đường trong máu bao gồm: rau xanh, củ quả, trái cây không quá ngọt, gạo lứt,..
  • Mẹ bầu nên ăn 3 bữa chính kèm 1-2 bữa phụ để tránh đường máu bị hạ quá thấp.
  • Đối với mẹ bầu khi mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường. Còn đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

đái tháo đường nguy hiểm cho tình trạng của mẹ bầu và con yêu

Mẹ bầu bị đái tháo đường nên tránh ăn những trái cây quá ngọt vì chúng sẽ làm tăng đường trong máu

Những thực phẩm thai phụ không nên dùng hoặc dùng ít:

  • Các loại thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, chè, trái cây quá ngọt,…
  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn các thực phẩm đóng hộp hoặc quá mặn sẽ dễ làm tăng huyết áp.
  • Không nên ăn lòng đỏ trứng và các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì dễ làm thai phụ tăng mỡ trong máu.
  • Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh rượu,bia, cà phê, nước ngọt,..sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quả gì để giúp thai nhi ổn định và phòng ngừa các dị tật bẩm sinh là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, nhất là chị em mới mang thai lần đầu. Bởi ở giai đoạn này, thai nhi vẫn chưa bám…

Như vậy, có thể thấy bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bệnh này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Hy vọng với thông tin mà bài viết đã cung cấp có thể giúp mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có thể phát hiện và điều trị một cách nhanh chóng.

Xem thêm