Hướng dẫn 10 cách nấu bột ăn dặm cho bé dễ tiêu, hấp thu tốt
Tác giả: Đặng Hương
Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ băn khoăn không biết cách nấu bột ăn dặm nào là phù hợp và dinh dưỡng nhất cho bé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để “bỏ túi” ngay 10 công thức nấu bột ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng, mẹ sẽ không còn phải lo lắng về việc nấu bột gì để chăm sóc bé yêu mỗi ngày.
1. Trẻ mấy tháng ăn được bột ăn dặm? Liều lượng như thế nào?
Ăn dặm là quá trình bé làm quen với các thực phẩm thô như thịt, cá, rau củ quả, trái cây,… nhằm bổ sung thêm dưỡng chất ngoài sữa mẹ giúp con phát triển toàn diện. Theo đó, giai đoạn ăn dặm nên bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con đã ổn định để hấp thu các loại thực phẩm thô và tinh bột mà không gây khó khăn cho đường ruột. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì dễ dẫn đến rối loạn cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình khỏe mạnh của bé.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ lưu ý liều lượng bột phù hợp với từng giai đoạn để con trẻ thích nghi và hấp thu dưỡng chất tốt nhất có thể.
- Giai đoạn 6 – 7 tháng: Cho bé ăn 1 bữa/ngày với lượng nhỏ từ 100 – 200ml, chế biến dưới dạng bột lỏng.
- Giai đoạn 8 – 9 tháng: Lúc này, bé có thể hấp thụ tối đa lượng 200ml bột đặc/bữa, mẹ nên áp dụng mỗi ngày 2 bữa.
- Giai đoạn 10 – 12 tháng: Ở giai đoạn này mẹ có thể tăng lên 3 bữa bột đặc/ngày, liều lượng mỗi bữa cho bé ăn nên là 200 – 250ml.
- Giai đoạn 12 tháng trở lên: Bây giờ mẹ có thể thay việc ăn bột ăn dặm cho bé bằng các loại cháo ăn dặm dinh dưỡng.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, thơm ngon đủ chất
Nấu bột ăn dặm cho bé nên được thực hiện đúng thời điểm và đảm bảo liều lượng phù hợp.
2. Gợi ý cách nấu bột cho trẻ ăn dặm ngon tuyệt
Dưới đây là các công thức nấu bột ăn dặm cho bé đơn giản mà giàu dưỡng chất cho mẹ tham khảo:
2.1 Nấu bột ăn dặm từ yến mạch và rau củ
Bột ăn dặm từ yến mạch và rau củ là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tham khảo cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngay dưới đây:
Nguyên liệu
- Ngũ cốc yến mạch: 50g
- Súp lơ xanh: 20g
- Củ cải đỏ: 10g
- Đậu Hà Lan: 10g
- Cà rốt: 15g
Cách làm:
Bước 1: Xay nhuyễn yến mạch.
Bước 2: Sơ chế các loại rau củ sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 3: Ninh nhừ tất cả rau củ và yến mạch.
Bước 4: Rây và nghiền nhuyễn hỗn hợp, sau đó mẹ trộn một ít dầu oliu là hoàn thành.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm, dễ hấp thu và tăng cân
Nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng bằng yến mạch và rau củ là lựa chọn đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
2.2 Làm món bột ăn dặm từ chuối
Bột chuối sữa mẹ là một trong các cách làm bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi đơn giản, dễ làm, giàu dinh dưỡng. Chuối cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho sự phát triển của bé, trong khi sữa mẹ bổ sung protein, canxi và các dưỡng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- Chuối: 1 trái
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 40 – 50ml
Cách làm:
Bước 1: Bóc vỏ chuối, sau đó xay nhuyễn hoặc nghiền nát.
Bước 2: Trộn chuối với sữa và điều chỉnh mức độ loãng đặc cho phù hợp là mẹ đã hoàn thành món bột ăn dặm đơn giản này.
Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa? Mách bạn thực đơn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này
2.3 Chế biến bột ăn dặm từ quả bơ
Bơ kết hợp cùng sữa mẹ (sữa công thức) là món ăn dặm giàu dinh dưỡng, cung cấp chất béo tốt, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Bơ chứa nhiều DHA và ARA tốt cho trí não và thị giác kết hợp cùng sữa mẹ chứa nhiều protein, canxi và các dưỡng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nguyên liệu
- Bơ: 30g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
Cách làm:
Bước 1: Bỏ hạt bơ lấy phần thịt.
Bước 2: Sau đó bạn tán nhuyễn hoặc có thể cho vào máy xay.
Bước 3: Trộn sữa với bơ đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn là bạn đã xong cách quấy bột cho bé bằng bơ đơn giản.
Cách quấy bột cho bé ăn dặm bằng quả bơ vừa dễ ăn vừa giúp cung cấp chất béo lành mạnh.
Xem thêm: Sữa mẹ và sữa công thức: Kết hợp như thế nào để đảm bảo khoa học?
2.4 Nấu bột ăn dặm cà rốt
Nếu đang tìm cách nấu bột cho bé bắt đầu ăn dặm đơn giản mà vẫn đủ chất, mẹ có thể thử chế biến từ cà rốt và sữa mẹ. Món bột này cung cấp beta-carotene, vitamin A và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thị giác và hệ miễn dịch của trẻ.
Nguyên liệu
- Cà rốt: 20g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch cà rốt, sau đó cắt khúc, hấp chín và đem đi xay nhuyễn.
Bước 2: Trộn đều hỗn hợp cà rốt và sữa mẹ (sữa công thức) đạt đến độ loãng mong muốn là đã hoàn thành cách nấu bột cho bé bắt đầu ăn dặm.
Xem thêm: Tham khảo các phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho trẻ hiện nay
2.5 Công thức làm bột ăn dặm từ khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ và dưỡng chất, kết hợp cùng sữa mẹ giàu protein và vitamin. Do đó nếu mẹ đang tìm cách khuấy bột cho bé ăn dặm thì có thể tham khảo cách làm từ khoai lang dưới đây:
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 củ
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch khoai lang, sau đó gọt vỏ và hấp chín.
Bước 2: Sau đó, mẹ lấy khoai ra xay hoặc nghiền nhuyễn với một chút sữa hoặc nước lọc.
Bước 3: Tiếp theo, mẹ nấu hỗn hợp khoai lang và sữa đến lúc bột mịn thì tắt bếp.
Xem thêm: Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung chất xơ cho trẻ
Cách khuấy bột cho bé ăn dặm từ khoai lang được nhiều mẹ ưa chuộng vì cung cấp nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
2.6 Bột ăn dặm từ lê và đu đủ
Sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của lê và vị chua nhẹ của đu đủ sẽ giúp kích thích vị giác cho bé ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa, lê và đu đủ đều là những loại trái cây giàu vitamin C, vitamin A, kali, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển thị lực cho bé.
Tham khảo cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng từ lê và đu đủ dưới đây:
Nguyên liệu:
- Đu đủ chín: 20g
- Lê: 20g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đu đủ bỏ hạt, sau đó cắt miếng nhỏ, trộn với sữa và xay nhuyễn.
Bước 2: Lê đem gọt vỏ, hấp chín trong 5-10 phút rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Cuối cùng trộn đu đủ, lê cùng bột ăn dặm là đã hoàn thành cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi.
2.7 Thử nấu bột ăn dặm với bí đỏ
Bí đỏ chứa dồi dào vitamin A, C, E, B6, kali, magie, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, phát triển thị lực và trí não cho bé. Bên cạnh đó, bí đỏ còn có vị ngọt thanh, dễ ăn và mềm mịn, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Các mẹ học cách quấy bột cho bé 6 tháng tuổi ngay dưới đây:
Nguyên liệu
- Bột gạo: 20g
- Bí đỏ: 30g
- Sữa mẹ/sữa công thức:10ml
- Dầu ăn cho bé
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch bí đỏ, gọt vỏ và cắt khúc. Sau đó đem đi hấp chín lên và xay nhuyễn.
Bước 2: Bột gạo mẹ đem hòa tan với 200ml nước và đun với lửa nhỏ để bột sánh mịn. Sau đó, cho bí đỏ vào nấu cùng.
Bước 3: Bột chín thì tắt bếp, thêm một ít sữa và dầu ô liu rồi cho bé ăn ngay khi còn ấm nóng.
2.8 Chế biến bột ăn dặm cùng cải bó xôi và khoai mỡ
Bột ăn dặm từ khoai mỡ không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, mà còn chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của trẻ. Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, món bột ăn dặm này còn giúp phát triển não bộ và xương chắc khỏe.
Nguyên liệu
- Cải bó xôi: 20g
- Khoai mỡ: 30g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch cải bó xôi và gọt vỏ, cắt khúc khoai mỡ.
Bước 2: Nấu khoai mỡ trong khoảng 10 phút, sau đó thêm cải bó xôi vào, nấu đến khi cả hai chín mềm thì tắt bếp.
Bước 3: Để hỗn hợp nguội, rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 4: Trộn đều hỗn hợp đã xay với sữa cho đến khi bột sánh mịn.
Xem thêm: Gợi ý thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, an toàn tối ưu
Chỉ với 4 bước đơn giản mẹ đã có ngay món bột khuấy từ khoai mỡ bắt mắt bổ dưỡng cho bé yêu.
2.9 Làm bột ăn dặm cá hồi
Cá hồi giàu DHA, EPA tốt cho sự phát triển của trí não, thị giác và tim mạch. Vì vậy, kết hợp cá hồi cho món bột ăn dặm của bé là sự lựa chọn hoàn hảo vào thực đơn mỗi ngày. Mẹ có thể tham khảo cách nấu bột ăn dặm cho bé bằng cá hồi sau đây:
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 20g
- Cá hồi: 20g
- Bí đỏ: 15g
Cách làm:
Bước 1: Làm sạch cá hồi, sau đó xay nhuyễn. Để giảm mùi tanh và tăng hương vị, mẹ có thể ngâm cá hồi trong sữa tươi không đường khoảng 10-15 phút.
Bước 2: Rửa sạch bí đỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
Bước 3: Trộn bột gạo với lượng nước phù hợp, khuấy đều để bột tan hoàn toàn trong nước. Đun hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ, khuấy liên tục để bột không bị vón cục hay cháy.
Bước 4: Khi bột đã chín, thêm cá hồi và bí đỏ đã chuẩn bị vào, đun thêm khoảng 3 phút rồi cho bột ra bát.
Xem thêm: Vì sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ? Những lưu ý mà mẹ nên biết
2.10 Nấu bột ăn dặm thịt bò
Bột ăn dặm thịt bò là nguồn cung cấp protein và chất sắt quan trọng giúp xây dựng cơ bắp và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Mẹ có thể áp dụng cách nấu bột ăn dặm này cho bé từ 7 tháng tuổi như các bước dưới đây:
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 20g
- Thịt bò: 20g
- Rau cải: 15g
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch thịt bò và xay nhuyễn.
Bước 2: Chọn rau cải sạch và không có dấu hiệu của sâu bệnh. Luộc rau cải một cách nhẹ nhàng, sau đó nghiền nhỏ trong máy xay.
Bước 3: Sử dụng nước luộc rau cải để nấu bột cho bé. Đổ bột gạo vào nước và khuấy đều. Khi bột đã chín, thêm thịt bò và rau cải đã xay vào nấu chung. Sau đó, cho món ăn ra bát và chờ nguội rồi cho bé thưởng thức.
Xem thêm: Danh sách hơn 20 thực phẩm giàu sắt cho trẻ tốt nhất không nên bỏ qua
Thịt bò là nguyên liệu bổ dưỡng được lựa chọn để nấu bột cho bé 7 tháng tuổi và tạo nên bữa ăn ngon miệng.
3. Các lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi tự nấu bột ăn dặm cho trẻ tại nhà
Giai đoạn ăn dặm là một quá trình quan trọng của bé, vì thế để hạn chế các tình huống con biếng ăn, cũng như đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý một số “mẹo” sau:
- Không bỏ cữ sữa: Ăn dặm bột chỉ là bước khởi đầu trong hành trình làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ nên kết hợp ăn dặm và uống sữa mẹ để con hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, mẹ cần phải đa dạng thực đơn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con có sự phát triển toàn diện.
- Lựa chọn thực phẩm nấu kèm bột tươi ngon: Hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, dễ bị kích thích với thực phẩm lạ. Vì vậy khi chế biến bột ăn dặm cho con, mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ nấu một lượng nhỏ để trẻ tập ăn: Mẹ nên cho con làm quen dần với ăn dặm, chỉ nấu một lượng nhỏ vừa đủ vào thời gian đầu cho con tập ăn, sau đó nâng dần khẩu phần ăn lên phù hợp với từng giai đoạn. Tránh cho con ăn quá nhiều trong một thời điểm có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
- Nấu thức ăn thật chín, xay nhuyễn mịn: Ở độ tuổi ăn dặm của các bé chưa mọc răng, đường ruột còn non nớt. Do đó, ba mẹ bắt buộc phải nấu kỹ, nghiền hoặc xay nhuyễn các nguyên liệu ra để bé tiêu hóa dễ dàng và tránh bị nghẹn.
Trên đây là những gợi ý về cách nấu bột ăn dặm cho bé dễ tiêu, hấp thu tốt được nhiều mẹ ưa chuộng. Mẹ hãy lưu lại để trổ tài ngay hôm nay, cho con thưởng thức bữa ăn dặm thơm ngon đủ chất nhé!