Trẻ thiếu máu nên làm gì? Thực phẩm bổ máu cho trẻ tốt nhất

Tác giả: Lê Uyên

Trẻ thiếu máu là tình trạng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể trẻ giảm xuống dưới mức bình thường. Căn bệnh này có thể khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhợt nhạt, yếu ớt. Vậy phụ huynh nên làm gì khi phát hiện con bị thiếu máu? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như “bỏ túi” danh sách những thực phẩm bổ máu cho trẻ tốt nhất.

1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng người bệnh không có đủ tế bào hồng cầu trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin – một loại protein sắc tố đặc biệt hỗ trợ cung cấp oxy cho các tế bào khác cho cơ thể. Vì các cơ quan cần oxy để tồn tại, nên sự thiếu hụt hồng cầu có thể khiến lượng oxy bị mất đi, gây áp lực lên tế bào. 

trẻ thiếu máu

Thiếu máu có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy giảm năng lượng

Có thể nói, thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu. 

Hiện nay, bệnh thiếu máu được chia làm các dạng sau:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Nghĩa là trẻ không có đủ sắt trong máu. Sắt là nguyên tố cần thiết để hình thành hemoglobin. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu.
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ: Đây là khi các tế bào hồng cầu to hơn mức bình thường do thiếu axit folic hoặc vitamin B-12. 
  • Tan máu: Các tế bào hồng cầu bị phá hủy nghiêm trọng do các nguyên nhân như nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc.
  • Thiếu máu Cooley: Đây là bệnh lý huyết học di truyền hiếm gặp, gây ra bởi khiếm khuyết di truyền trong huyết sắc tố dẫn đến việc tạo ra các hồng cầu không hiệu quả.
  • Thiếu máu bất sản: Tủy xương không tạo ra tế bào máu.

Nhìn chung, trẻ thiếu máu thường xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt. Mặc dù vậy, nếu nghi ngờ con mình mắc phải những trường hợp vừa nêu trên, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu máu

Hầu hết các triệu chứng của thiếu máu là do thiếu oxy trong các tế bào. Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất: 

  • Tăng nhịp tim.
  • Khó thở.
  • Trẻ thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi.
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng.
  • Đau đầu.
  • Cáu gắt.
  • Đau hoặc sưng lưỡi.

3. Những nguyên nhân làm trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu có thể do 3 nguyên nhân chính:

  • Trẻ mất tế bào hồng cầu.
  • Trẻ không có khả năng tạo đủ hồng cầu.
  • Các tế bào hồng cầu bị phá huỷ.

Số lượng hồng cầu suy giảm có thể do:

  • Dị tật hồng cầu.
  • Nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Thiếu một số vitamin hoặc khoáng chất trong chế độ ăn uống.

4. Những thực phẩm bổ máu cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

4.1.  Thịt nạc

trẻ thiếu máu

Thịt nạc là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ thiếu máu

Trong thịt nạc chứa một lượng lớn sắt heme, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hoá. Có thể nói, trong thịt bò, nội tạng và gan có chứa rất nhiều sắt. Chẳng hạn, một khẩu phần gan bò 85gr có chứa đến 5mg sắt. Những miếng thịt gà sẫm màu hay thịt gà tây cũng là nguồn bổ sung máu phong phú cho trẻ.

Với trẻ mới biết đi, phụ huynh có thể nấu cho trẻ những món thịt hầm hay thịt nạc chín mềm. Tuy nhiên, các mẹ nên đảm bảo rằng phần mỡ của thịt đã được loại bỏ vì trong phần này có rất ít chất sắc. Để bữa ăn của trẻ phong phú hơn nhưng vẫn giàu dinh dưỡng, phụ huynh có thể kết hợp thịt với một số loại rau củ như cà chua, rau xanh…

4.2. Ngũ cốc, bột yến mạch

Ngũ cốc và bột yến mạch sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn cần bổ sung sắt cho trẻ khi trẻ vừa mới biết đi. Một khẩu phần ngũ cốc tăng cường sắt sở hữu 100% giá trị sắt hằng ngày. Bên cạnh đó, một cốc yến mạch nguyên chất, chưa nấu chín cũng đã chứa khoảng 3.5mg sắt. Bạn có thể cho bé dùng ngũ cốc hoặc bột yến mạch để ăn sáng ăn cùng với quả việt quất hoặc dâu tây để bổ sung vitamin C. 

4.3. Các loại đậu

trẻ thiếu máu

1 cốc đậu nành là cũng sẽ giúp cơ thể bổ sung được 3.64mg chất sắt

Bên cạnh các thực phẩm thịt, bạn có thể cho trẻ thiếu máu ăn đậu. Đây cũng chính là thực phẩm bổ máu cho trẻ tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Chẳng hạn, bạn có thể cho trẻ ăn đậu nành, đậu tây, đậu lăng… Đây đều là những loại đậu có chứa sắt, chất xơ, các vitamin cùng khoáng chất thiết yếu. 

4.4. Rau bina

Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina là một trong những loại rau tốt nhất để cung cấp chất sắc. Một nửa chén rau bina luộc, để ráo nước chứa khoảng 3mg sắt. Bạn có thể thử cho trẻ ăn rau bina thái nhỏ, hấp chín…

4.5. Các loại trái cây khô

Tin vui cho các phụ huynh là các loại trái cây sấy khô có chức năng giúp trẻ tăng cường chất sắt, đồng thời ngăn ngừa táo bón. Trẻ em thích ăn vặt bằng nho khô. Một phần tư cốc nho khô có khoảng 1mg sắt. 

4.6. Hạt bí ngô

thực phẩm bổ máu cho trẻ

Hạt bí ngô là thực phẩm bổ máu cho trẻ tối ưu

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và khoáng chất, bao gồm cả sắt. Một phần tư cốc hạt bí ngô chứa 2,5 mg sắt. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nho khô và hạt có thể gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ. Cần nghiền hoặc cắt những thực phẩm này thành từng miếng nhỏ và theo dõi trẻ trong khi trẻ nhai.

4.7. Trứng

Trứng là thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ thiếu máu. Đây không chỉ là thực phẩm bổ máu cho trẻ mà còn bổ sung thêm protein, vitamin và khoáng chất. Một quả trứng luộc chín chứa 1 mg sắt. Trẻ mới biết đi có thể ăn trứng theo nhiều cách, chẳng hạn như: luộc mềm nghiền nhỏ, món trứng tráng cơm niêu… Bạn có thể thêm rau bina cắt nhỏ và các thực phẩm giàu chất sắt khác vào món trứng tráng. Luôn đảm bảo trứng tươi và chín kỹ.

4.8. Đậu xanh

Đậu xanh chứa protein, chất xơ, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, đậu xanh cũng rất dễ chế biến và có khả năng kết hợp tốt với nhiều món ăn khác. Một nửa cốc đậu xanh cung cấp 1 mg sắt. Bạn có thể luộc đậu Hà Lan và dùng như một món phụ, nghiền chúng với các loại rau củ cho trẻ sơ sinh hoặc thêm chúng vào súp, món hầm và cơm mặn. Đậu Hà Lan có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ nhỏ, vì vậy hãy luôn nghiền chúng trước khi cho trẻ ăn.

4.9. Cá ngừ

thực phẩm bổ máu cho trẻ

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng xem gia đình bạn có tiền sử dị ứng với hải sản hay không nhé!

Cá ngừ đóng hộp là thực phẩm bổ sung ít calo và ít chất béo cho chế độ ăn uống của con bạn, nó cũng cung cấp sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein và axit béo omega-3. Ba ounce cá ngừ chứa 1 mg sắt. Kết hợp cá ngừ cắt nhỏ với các loại rau xay nhuyễn để tăng lượng sắt cho trẻ. Song bạn cũng nên hạn chế thực phẩm này nếu gia đình bạn bị dị ứng hải sản.

4.10. Đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhẹ và linh hoạt. Nó có thể cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả sắt, trong trường hợp con bạn không thể ăn thịt. Một nửa chén đậu phụ chứa 3 mg sắt. Đây cũng chính là thức ăn mà các mẹ có thể linh động biến tấu để bữa ăn của con trở nên ngon miệng hơn.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng trẻ thiếu máu?

Một số loại thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu do di truyền, là không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, với những dạng thiếu máu khác, phụ huynh có thể chủ động ngăn ngừa cho con bằng những biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ chứa lượng sắt đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
  • Sử dụng sữa công thức chứa nhiều sắt: Nếu con bạn đang dùng sữa công thức, hãy xem kỹ thành phần của sữa và lựa chọn những sản phẩm có bổ sung thêm sắt.
  • Không cho trẻ uống sữa bò đến khi trẻ 1 tuổi: Sữa bò không có đủ chất sắt. Không nên cho trẻ sử dụng cho đến khi trẻ thôi nôi.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh hiểu thêm về tình trạng trẻ thiếu máu cũng như những thực phẩm bổ máu cho trẻ hiệu quả nhất. Trong trường hợp dấu hiệu bệnh của trẻ diễn tiến nặng hơn, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm