Bé 5 tháng ăn dặm được chưa? Dinh dưỡng và thực đơn mẹ nên biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có các biểu hiện tăng trưởng mạnh mẽ và sữa mẹ không còn đủ để liên tục cung cấp chất năng lượng như trước. Điều này làm cho mẹ phân vân không biết bé 5 tháng ăn dặm được chưa, cũng như nên cho trẻ 5 tháng ăn dặm món gì? Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
1. [Giải đáp] Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Theo khuyến nghị của bác sĩ, chỉ nên tập ăn dặm cho trẻ khi đạt mốc 6 tháng tuổi. Song, trước câu hỏi trẻ 5 tháng tuổi có nên ăn dặm không, thì mẹ có thể dựa vào những biểu hiện “sẵn sàng” ăn dặm, nếu trẻ xuất hiện một trong các dấu hiệu thì mẹ hãy bắt đầu tập cho bé. Gồm có:
- Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh.
- Giữ thẳng đầu, cổ ghi ngồi vào ghế ăn.
- Há miệng to khi mẹ đưa thức ăn đến.
- Biết dùng lưỡi lấy hết thức ăn trong thìa.
Đã 5 tháng trôi qua kể từ con yêu chào đời, giờ đây em bé của mẹ đã biết lật, thậm chí lật rất giỏi, đồng thời bé đã bắt đầu tập bò, muốn được bế và vô vàn điều thú vị khác nữa. Để khám phá sự phát triển…
2. Bé 5 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Bên cạnh câu hỏi bé 5 tháng ăn dặm được chưa, thì bé mới tập ăn dặm bao nhiêu là đủ cũng là thắc mắc chung của mẹ khi chuẩn bị cho con thử bữa dặm lần đầu.
Theo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa, các mẹ chỉ nên cho bé 5 tháng tuổi ăn 1 bữa dặm/ngày với lượng thức ăn khoảng 1 thìa (5ml) vào 10 giờ sáng. Đồng thời, để con hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mẹ đừng quên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bé 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm chỉ nên ăn 1 bữa/ngày.
3. Bé 5 tháng tuổi ăn được gì? 4 nhóm thực phẩm tốt cho bé tăng trưởng
Trong chế độ ăn dặm của trẻ 5 tháng, mẹ hãy bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây để con cao khỏe, tăng cân ổn định:
3.1. Thực phẩm bổ sung tinh bột
Trong mọi bữa ăn dặm của trẻ 5 tháng, không thể thiếu các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bún, mì… Bởi vai trò của tinh bột không chỉ cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động, mà còn là “nguyên liệu” để cấu tạo nên các tổ chức tế bào, đặc biệt là hệ thần kinh. Nhờ đó, trẻ thỏa thích vui chơi, khám phá mà không mệt mỏi, cũng như tăng cường khả năng ghi nhớ và tư duy.
3.2. Các loại rau củ quả
Mẹ có biết bé 5 tháng tuổi ăn được những rau củ quả gì không? Đáp án là bông cải xanh, củ cải trắng, bí ngô, bí xanh, cà rốt, các loại đậu, chuối, bơ, táo. Khi chế biến đúng cách, trẻ sẽ hấp thu tốt chất xơ, cùng khoáng chất thiết yếu như Kali, Sắt, Vitamin A, Vitamin C… để cải thiện hoạt động tiêu hóa cũng như góp phần nâng cao miễn dịch và đề kháng.
Thêm nữa, mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ quả giàu Sắt và Kẽm như rau chân vịt, cải xoăn, hạt vừng, lòng đỏ trứng, thịt gà… Đây là hai vi chất góp phần ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và tăng khả năng hấp thu, từ đó kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.
Rau xanh vừa làm cho món ăn dặm thêm màu sắc, vừa bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
3.3. Thực phẩm giàu Protein (như thịt, cá, trứng, các loại đậu…)
Protein đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như tạo hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn gây hại, hỗ trợ chuyển hóa dưỡng chất tối ưu, kích thích tăng trưởng chiều cao và cân nặng… Vậy, bé 5 tháng ăn dặm Protein được chưa? Câu trả lời là được. Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm dồi dào Protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… để đáp ứng tốt nhu cầu 12g/ngày.
3.4. Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa đều sở hữu công thức dưỡng chất đa dạng, vẹn tròn cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Chẳng hạn, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa; phô mai chứa hàm lượng Canxi cao, rất tốt cho xương hay bơ cung cấp thêm nhiều Calo, hỗ trợ thị giác và nạp thêm Canxi cho trẻ.
Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu dinh dưỡng và năng lượng cho bé 5 tháng.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý rằng nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con được lấy từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Các bữa ăn dặm chỉ nhằm mục đích giúp con tập làm quen với khả năng ăn nhai và tính tự lập sau này. Do đó, bên cạnh bữa dặm, mẹ vẫn nên đảm bảo 6 – 8 cữ bú/ngày, tương đương 930 – 1240 ml sữa/ngày.
Trên thực tế, nhiều mẹ không thể cung cấp đủ sữa cho con theo mức khuyến nghị đến 6 tháng tuổi kể trên. Vì thế, xen kẽ các cữ bú sữa mẹ chính, mẹ có thể thêm các bữa dùng sữa công thức để bổ sung đầy đủ nhu cầu dưỡng chất và năng lượng.
Nhìn chung, để trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm ngon miệng mà vẫn hấp thu đủ dinh dưỡng, mẹ chỉ cần linh hoạt thay đổi thực phẩm trong từng nhóm chất, cách chế biến cũng như trang trí món ăn bắt mắt hơn. Nhờ đó giúp kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ mà không ngấy hay ngán.
>> Xem thêm: Sữa mẹ và sữa công thức: Kết hợp sao cho khoa học?
4. ‘Bỏ túi’ thực đơn mẫu cho trẻ 5 tháng tuổi tập ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng
Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm 1 tháng được bác sĩ khoa nhi đề xuất cho mẹ tham khảo:
Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | |
Sáng sớm | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức |
Bữa sáng | 5 – 10ml cháo loãng | 15 – 25ml cháo loãng thêm 5ml cà rốt/bí đỏ/bí xanh… nghiền nhuyễn | 30 – 40ml cháo loãng thêm 10ml rau xanh/su hào/cải bó xôi… nghiền nguyễn | 45 – 55ml cháo loãng thêm 15ml các loại đậu/rau xanh/cà rốt… nghiền nhuyễn |
Bữa trưa | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức |
Bữa xế | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức |
Bữa chiều | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức | Sữa mẹ/Sữa công thức |
Bữa chiều muộn | 5 – 10ml cháo loãng | 15 – 25ml cháo loãng thêm 5ml cà rốt/bí đỏ/bí xanh… nghiền nhuyễn | 30 – 40ml cháo loãng thêm 10ml rau xanh/su hào/cải bó xôi… nghiền nguyễn | 1 – 4 thìa khoai lang nghiền trộn sữa hoặc 1 – 4 thìa đậu Hà Lan nghiền trộn sữa |
Rất nhiều mẹ “bỉm sữa” cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng tuổi bị chậm tăng cân, còi cọc hơn những bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và làm thế nào để cân nặng của bé…
5. Xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 5 tháng, mẹ đừng quên những nguyên tắc!
Ngoài bữa ăn dặm đầy đủ các nhóm chất, mẹ cũng cần đặc biệt ghi nhớ một vài lưu ý chế biến quan trọng sau đây:
- Nên bắt đầu từ thức ăn loãng và chuyển dần sang thức ăn đặc. Đồng thời, từ ít sang nhiều, từ ngọt sang mặn để con có thời gian làm quen thức ăn mới.
- Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn nước mắm, muối, đường.
- Không dùng nước lạnh để nấu cháo ăn dặm cho bé, hoặc hâm thức ăn dặm nhiều lần.
- Không rã đông trực tiếp thực phẩm nấu thức ăn dặm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.
6. Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh đó, còn một số câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa mà mẹ cần phải biết:
Cần tránh cho trẻ 5 tháng ăn những thực phẩm nào?
Không nên cho bé sử dụng sữa bò tươi, mật ong, nước trái cây đóng hộp, các loại hạt, kẹo và gia vị đến khi đạt mốc 1 tuổi. Đồng thời, cũng không nên ăn thức ăn có khả năng dị ứng cao như đậu phộng, trứng, động vật vỏ giáp xác (như tôm, cua, ghẹ…), đậu nành…
Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không?
Độ tuổi tốt nhất để bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Đối với bé từ 4 – 5 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi hoàn toàn không nên cho ăn dặm, vì có thể đối mặt với nhiều nguy cơ không tốt cho sự phát triển lâu dài của trẻ.
Bé 5 tháng tuổi ăn dặm bột được chưa?
Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi có thể tập ăn dặm bột nếu xuất hiện các biểu hiện “sẵn sàng ăn dặm”. Tuy nhiên, mẹ phải thật thận trọng trong việc lựa chọn bột ăn dặm vì hệ tiêu hóa của bé rất non yếu. Đặc biệt là không nên ép trẻ ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều trong thời điểm nhạy cảm này.
Bé 5 tháng ăn bột ngọt bao lâu thì chuyển sang bột mặn?
Thông thường, bé 5 tháng tuổi sẽ được làm quen bột ngọt trước. Chuyển sang tháng thứ 6, mẹ có thể cho con dùng thử bột mặn.
Khi bé bước vào tuổi tập ăn dặm, việc chọn loại bột ăn dặm nào phù hợp, giúp con dễ làm quen, giàu dưỡng chất để bé hấp thu tốt là điều khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay Sữa Nào Tốt…
Qua bài viết này, hy vọng mẹ đã tìm thấy thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi bé 5 tháng ăn dặm được chưa. Có thể thấy, ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng của cả mẹ và bé. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để giúp con bước từng bước vững vàng trong giai đoạn phát triển “vàng” mẹ nhé!