Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em mà mẹ cần biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn khá non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Trong đó, các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp có thể kể đến như táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Cha mẹ cần chú ý, phát hiện kịp thời để có cách xử trí phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

1. Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Các bệnh này nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần chủ động theo dõi để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh. 

Dưới đây là các bệnh về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải:

1.1. Bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose là tình trạng xảy ra khi ruột non không sản xuất đủ Lactase (enzyme trong ruột non) để phân giải Lactose thành đường đơn Glucose và Galactose. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, với các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, co thắt, nôn trớ, ọc sữa, tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước, mùi chua nhẹ, trẻ quấy khóc nhiều hơn,…

các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ

Bất dung nạp lactose có thể xảy ra sau khi trẻ ăn uống thực phẩm chứa loại đường này, chẳng hạn như sữa.

1.2. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn, đau bụng, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đại tiện. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do cấu trúc hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, hoạt động và lượng enzym tiêu hóa chưa ổn định, sức đề kháng yếu, lạm dụng kháng sinh và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ có triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón, thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu hóa, trẻ không hấp thu được dưỡng chất cần thiết dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển và hệ miễn dịch kém.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Thiết lập một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp trẻ cải thiện vấn đề tiêu hoá, thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Hãy cùng tham khảo chế độ ăn…

1.3. Trào ngược dạ dày – thực quản

Một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp là trào ngược dạ dày – thực quản (GERD – GastrooesophagealReflux Disease). Đây là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, làm lớp niêm mạc thực quản bị viêm tấy, tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, khoa học, ăn quá nhiều trước khi ngủ. Bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến (đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi), bệnh có xu hướng giảm dần khi lớn lên.

trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em (trẻ nhũ nhi) là bệnh lý đường tiêu hóa thường xảy ra sau khi trẻ ăn xong với các dấu hiệu: nôn trớ, khàn giọng, thở khò khè, thở rít, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân,…

Theo khảo sát có tới ⅔ số trẻ dưới 4 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày và trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh GERD là 10%. Triệu chứng điển hình nhất là bé thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua,… Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, khó thở, khó chịu, nôn trớ, đau bụng, khó tiêu hóa sau khi ăn, khi ngủ, khóc khi bú, bỏ bú, khóc không rõ nguyên nhân,… Cũng có những trường hợp, trẻ không có biểu hiện, chỉ khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện bệnh.

1.4. Táo bón

Trẻ táo bón là tình trạng số lần đi đại tiện không đều đặn, ít hơn bình thường, phân rắn hơn hoặc đau quặn bụng mỗi lần đi tiêu, thậm chí nặng hơn có thể gây nứt kẽ hậu môn dẫn đến chảy máu. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ lười ăn rau, ít uống nước, thiếu chất xơ trong chế độ ăn, hoặc do thói quen không đi tiêu khi mót, rối loạn chức năng đại tràng hay các bệnh về tổn thương cột sống như chấn thương, chẽ đôi, suy giáp,…

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả

Khi chuyển sang chế độ ăn dặm, một số trẻ gặp phải tình trạng táo bón, khiến không ít mẹ lo lắng. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón do đâu và cách khắc phục thế nào? Cùng Sữa Nào Tốt tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! 1.…

1.5. Tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài khiến trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, cơ thể bị suy kiệt và có thể tử vong. Tình trạng trẻ tiêu chảy chủ yếu do các siêu vi trùng là siêu vi Rota và vi khuẩn E.coli gây ra. Chúng có mặt hầu hết ở các môi trường dơ bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy là khi trẻ đi ngoài nhiều lần phân mềm, lỏng hoặc sệt, số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần một ngày, có thể kèm theo các triệu chứng như trẻ đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước và mệt mỏi.

trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp nhất với số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường, chất phân lỏng hoặc toàn nước.

[Giải đáp] Bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không?

Hầu hết, mọi người đều biết rằng sữa chua là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không là thắc mắc chung của nhiều ông bố bà mẹ. Để có câu trả lời chuẩn xác nhất, mời…

1.6. Bệnh tả

Tả là một bệnh nguy hiểm do nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể lây lan thành dịch và có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu không điều trị kịp thời. Bệnh do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào. Khi trẻ tiếp xúc hoặc ăn uống trong môi trường ô nhiễm, các loại vi khuẩn sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa của trẻ, chúng phát triển và tiết ra nhiều chất độc gây bệnh. Các triệu chứng khi trẻ bị tả như: trẻ bị tiêu chảy ra nước ồ ạt, đi ngoài liên tục, không cầm được, phân sống, phân bọt, phân toàn nước màu trắng đục, đau bụng, nôn ói, sốt,… Tình trạng nặng có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kiệt sức, thậm chí dẫn đến tử vong.

1.7. Kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng trẻ bị vi khuẩn Amip và Shigella tấn công ruột non, gây viêm nhiễm. Nguyên nhân la do tiếp xúc với chất bẩn, nước uống và thức ăn bị nhiễm khuẩn. Các biểu hiện thường gặp như đi tiêu ra phân rất ít nhưng kèm theo chất nhầy và máu, cùng các triệu chứng khác như sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu. Tình trạng kiết lỵ kéo dài khiến cơ thể của trẻ lả dần, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Cần làm gì khi trẻ bị bệnh về tiêu hóa?

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, phụ huynh cần lưu ý:

2.1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám

Khi trẻ xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ nhi khoa. Sau khi tiến hành kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng tiêu hóa của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và hướng dẫn kịp thời, đúng cách.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ có những biểu hiện bất thường về tiêu hóa, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện uy tín để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

2.2. Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Các bậc phụ huynh cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ để hạn chế những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

2.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em. Cha mẹ cần chú ý đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, carbohydrate, chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng,… Nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, cần tránh cho trẻ ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo, đường và thức ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều chất bảo quản và đồ uống có ga,… để hạn chế tác động xấu đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

2.4. Bổ sung đủ lượng sữa cho trẻ

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bố mẹ cũng nên cho con uống đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tiếp tục cho con bú để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể. Mẹ có thể chia thành nhiều cữ bú để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của con, đặc biệt trong giai đoạn cơ quan này đang gặp vấn đề. 

Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng

Nhiều mẹ thắc mắc rằng nên cho con bú sữa với liều lượng như thế nào để trẻ phát triển tốt? Để giải đáp thắc mắc này, trong bài dưới đây SỮA NÀO TỐT sẽ tổng hợp bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng và cân nặng chi…

Đối với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên xem xét lại sản phẩm sữa trẻ đang dùng có phù hợp không. Bởi dùng sữa không phù hợp, có đạm khó tiêu có thể làm các bệnh về tiêu hóa trở nên nghiêm trọng.

Bố mẹ có thể cân nhắc đổi sữa cho trẻ, ưu tiên chọn sữa dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Hiện nay, Friso Gold đang được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. 

Friso Gold còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt. Cùng với đó là các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng đạt chuẩn.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Lưu ý: Khi dùng sữa công thức, bố mẹ nên pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Cách phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Các bệnh về đường tiêu hóa không chỉ làm trẻ khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu các dấu hiệu các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em, cha mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

  • Chọn thực phẩm sạch và nấu chín kỹ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Rửa sạch tay khi chăm sóc trẻ bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, cân đối, giàu chất xơ và đủ nước.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, sữa lên men, hoặc các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Tạo thói quen ăn đều đặn và không bỏ bữa giúp cơ thể trẻ em điều chỉnh quá trình tiêu hóa.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng cách giúp trẻ tránh tiếp xúc với các vi khuẩn gây hại.
  • Thực hiện các bữa ăn nhỏ và thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn thay vì chỉ có 3 bữa ăn lớn trong ngày giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa.
  • Đảm bảo giấc ngủ ngon trong môi trường yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho quá trình tiêu hóa.
  • Thúc đẩy hoạt động thể chất đều đặn, khoa học giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của trẻ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em thường gặp.
  • Xây dựng một môi trường sống tích cực, lành mạnh, giàu tình yêu thương sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng và stress, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa. 

trẻ nôn trớ

Mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để phòng ngừa bệnh tiêu hóa cho trẻ tốt hơn.

Các bậc cha mẹ không nên chủ quan và coi thường các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, quý phụ huynh cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ thông qua chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các nguồn sữa chất lượng như Friso Gold để bảo vệ hiệu hóa non yếu của bé yêu.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những thắc mắc của nhiều phụ huynh về các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Bố mẹ hãy cùng tham khảo để hiểu rõ hơn, từ đó có cách xử trí và phòng ngừa hiệu quả:

1. Bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là gì?

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn khá non nớt và nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Trong đó, có 5 vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ là đau bụng, tiêu chảy, táo bón, không dung nạp lactose, trào ngược dạ dày- thực quản.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh lý tiêu hóa là gì?

Tùy theo tình trạng bệnh tiêu hóa trẻ mắc phải mà triệu chứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận biết dựa vào một số dấu hiệu phổ biến như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, mất nước…

3. Nên làm gì khi trẻ bị bệnh đường tiêu hoá?

Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện chán ăn, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, nôn ói nhiều… bố mẹ nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Kết hợp sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống. Đồng thời, phụ huynh nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học và bổ sung đủ lượng sữa để đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng.

4. Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa?

Bố mẹ có thể chủ động phòng các bệnh tiêu hóa cho trẻ bằng cách:
  • Tập cho bé thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, hoặc đi vệ sinh.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi, đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tẩy giun cho bé định kỳ 6 tháng/lần.
  • Xem thêm

     

    Nguồn tham khảo

    • SmartClinic Urgent Care. 5 Common Digestive Issues in Kids. https://www.mysmartclinic.com/blog/5-common-digestive-issues-in-kids (đã truy cập 05 12 2023)
    • WebMD Editorial Contributors. Child Severe Digestive Disorders: An Overview. 22 06 2022. https://www.webmd.com/digestive-disorders/child-digestive-disorders-overview (đã truy cập 05 12 2023)
    • DHAT. COMMON DIGESTIVE PROBLEMS AMONG CHILDREN (AGES 0-18). 09 01 2022. https://dhat.com/gastroenterology-blog/common-gi-concerns-in-children (đã truy cập 05 12 2023)