Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mẹ nên làm gì?

Tác giả: Trần Thục

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là một triệu chứng bình thường phổ biến, nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục thì cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ, đồng thời áp dụng một số cách khắc phục được chia sẻ trong bài viết dưới đây!

trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình 

Trẻ sơ sinh thở khò khè, thường xuyên vặn mình có thể bắt nguồn từ 5 nguyên nhân sau đây: 

  • Sức đề kháng kém: Giai đoạn đầu đời, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên đây cũng là cơ hội để mầm bệnh tấn công vào cơ thể của con, gây ra các bệnh lý đường hô hấp, trong đó là thở khò khè khiến con trằn trọc, trở mình khi ngủ. 
  • Mũi của trẻ bị tắc nghẽn: Gỉ mũi chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị tắc mũi, nghẹt mũi, thở khò khè và hay vặn mình.
  • Thiếu Vitamin D: Thiếu Vitamin D ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp như nghẹt mũi, khó thở và phát ra tiếng khò khè. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi khiến khả năng lưu thông của không khí trong đường thở bị cản trở, từ đó làm cho trẻ thở hổn hển, dễ xoay mình liên tục khi ngủ. 
  • Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện: Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, phế quản nhỏ nên không khí lưu thông vào khó khăn, từ đó làm cho trẻ hay thở khò khè.

trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình phải làm sao?

Bố mẹ nên nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè, thường xuyên vặn mình để có giải pháp chăm sóc, khắc phục phù hợp.

2. Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có nguy hiểm không?

Nếu dấu hiệu thở khò khè, trở mình khi ngủ ở trẻ diễn ra trong vòng 2 – 3 phút thì bố mẹ có thể yên tâm đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu con thở khò khè, vặn mình liên tục khi ngủ kèm theo những dấu hiệu như:

  • Con thở khó khăn, thở hổn hển và da mặt bị tím tái.
  • Trẻ bị sốt cao, lồng ngực phập phồng, tim đập nhanh.
  • Trẻ ho và thở khò khè liên tục và kéo dài hơn 2 tuần.
  • Trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi thở khò khè cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Lúc này, có thể con đang bị những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp. Bố mẹ cần chữa bệnh kịp thời để tránh nguy hại đến sức khỏe của con. 

3. Mách mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và thường xuyên vặn mình

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè thường xuyên vặn mình, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau, để giúp con cảm thấy thoải mái:

3.1 Cho trẻ bú sữa mẹ

Nếu trẻ thở khò khè, hay trở mình liên tục do đề kháng kém thì việc nuôi con bằng sữa mẹ là giải pháp tối ưu nhất. Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn có nhiều kháng thể tốt như HMO, IgA, Nucleotides giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh ốm vặt và từ đó, mang lại cho trẻ một sức khỏe tốt để con ăn uống, sinh hoạt tốt hơn. 

3.2 Chọn sữa công thức giúp trẻ tăng sức đề kháng

Trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú thì hãy sử dụng sữa công thức để thay thế. Trong đó, sản phẩm có hệ dưỡng chất ưu việt, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời “nâng niu” sức khỏe non nớt của con là một lựa chọn lý tưởng.

Các sản phẩm sữa công thức nổi bật với đại dưỡng chất HMO (dưỡng chất quý giá trong sữa mẹ) có tác dụng chống lại mầm bệnh bám dính, nâng cao sức đề kháng, đồng thời giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp. Nhờ vậy, trẻ ít gặp phải ốm vặt, nhất là các bệnh cảm, cúm gây nghẹt mũi và thở khò khè cho trẻ. 

3.3 Bổ sung nước

Nước có vai trò vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố, qua đó nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Theo đó, dựa vào độ tuổi phát triển của con mà bố mẹ cho con uống lượng nước phù hợp. Trong đó, đối với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước bởi nước đã có sẵn trong sữa mẹ, thay vào đó hãy tăng cữ bú cho con để khắc phục điều này. Còn đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con uống 125 – 250 ml nước, tốt nhất là chọn nước ấm để cải thiện tối đa tình trạng nghẹt mũi.

3.4 Vệ sinh khoang mũi cho con

Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ hằng ngày để làm loãng dịch nhầy trong mũi, qua đó giảm tình trạng nghẹt mũi và khắc phục thở khò khè. Bên cạnh cách này, phụ huynh còn có thể thoa dầu tràm vào chăn mềm hoặc sử dụng máy xông hơi để giúp trẻ dễ thở, ít vặn mình hơn. 

bé sơ sinh khò khè hay vặn mình

Vệ sinh khoang mũi là cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè, trở mình thường xuyên khi ngủ quả nhất mà mẹ nên áp dụng.

> Tham khảo: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

3.5 Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên

Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè, hay trở mình do thiếu Vitamin D thì mẹ hãy cho con tắm nắng từ 20 – 30 phút vào mỗi buổi sáng (trước 9h). Điều này giúp trẻ được hấp thụ vitamin D tự nhiên, từ đó khỏe mạnh và phát triển chiều cao tốt hơn.

3.6 Vệ sinh phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thông thoáng

Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và giữ cho không gian nhà cửa, phòng ngủ của con được sạch sẽ, mát mẻ, không có khói thuốc lá hay thú cưng để tránh tình trạng dị vật tấn công vào khoang mũi, gây ra bệnh lý đường hô hấp cho trẻ. 

3.7 Điều chỉnh tư thế khi ngủ của trẻ

Thở khò khè khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ kéo dài. Để khắc phục điều này, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho con bằng cách kê một khăn mỏng dưới đầu hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên. Sự thay đổi này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.

mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Khi trẻ sơ sinh thở tiếng khò khè bố mẹ nên thay đổi các tư thế ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi cùng với dấu hiệu nguy hiểm được nêu trong bài viết thì bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời!

Xem thêm