Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu không xác định rõ nguyên nhân và tìm cách xử lý kịp thời thì trẻ phải đối mặt với nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường. Mời cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.

1. Trẻ sơ sinh ọc sữa là gì?

Ọc sữa là tình trạng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra ngoài miệng, thường xảy ra khi trẻ vừa bú mẹ xong hoặc vặn người. 

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa ọc sữa và nôn trớ, vì biểu hiện của cả hai tình trạng này khá tương đồng. Nhưng thực tế, khi nôn trớ, trẻ thường phải gồng người rất mạnh, nhằm đẩy hết chất nôn ra ngoài và kèm theo các triệu chứng khác như quấy khóc, mệt mỏi, sốt… Còn khi ọc sữa, lượng sữa trẻ ọc ra ngoài khá dễ dàng mà không cần dùng nhiều lực. 

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh ọc sữa có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây ra. Cụ thể:

2.1. Ọc sữa sinh lý

Trong 6 tháng đầu, dạ dày của em bé chưa đủ hoàn thiện và chưa làm quen được với việc tự tiêu hóa thức ăn. Vậy nên, bé hay bị ọc sữa nếu bú quá no, bú quá nhanh hoặc tư thế mẹ cho bú chưa đúng. 

trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Nếu mẹ cho bú không đúng tư thế thì trẻ dễ bị ọc sữa, sặc sữa…

2.2. Ọc sữa bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh gặp phải các bệnh lý sau đây thì tình trạng ọc sữa sẽ xuất hiện thường xuyên hơn: 

  • Trẻ bị thiếu Canxi: Nếu nhận thấy bé hay ọc sữa kèm quấy khóc, mất ngủ, vặn mình… nhất là vào ban đêm thì khả năng cao con bị thiếu vi chất Canxi.
  • Trẻ mắc dị tật đường tiêu hóa: Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng hẹp thực quản, hẹp tá tràng, tắc ruột, lồng ruột…  
  • Trẻ sinh non: Hoạt động tiêu hóa của trẻ sinh thiếu tháng thường kém hơn trẻ sinh bình thường, nên nguy cơ bị ọc sữa cũng cao hơn. 

3. Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Sau khi nắm được nguyên nhân, nhiều phụ huynh khá thắc mắc trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không. Theo đó, nếu trẻ ọc sữa nhưng cân nặng vẫn tăng bình thường và ngủ ngon giấc thì phụ huynh không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu bé hay ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện bất thường như chậm tăng cân, xanh xao, chảy nước mũi, sốt… thì cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

trẻ sơ sinh ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Nếu bé hay ọc sữa kèm theo biểu hiện sốt, chảy nước mũi, chậm tăng cân… thì cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào cách xử trí của cha mẹ tại thời điểm. Khi thấy trẻ sơ sinh ọc sữa, phụ huynh cần giữ bình tĩnh và nghiêng nhẹ người trẻ sang bên trái. Sau đó, lấy khăn thấm nước muối sinh lý lau miệng nhẹ nhàng để ngăn chặn chất dịch cản trở đường thở của con.

Lưu ý: Phụ huynh tránh bế xốc bé lên ngay lập tức hoặc dùng miệng để hút sữa. Vì hành động này có thể làm con khó thở hơn, thậm chí là gây nhiễm trùng đường hô hấp.

5. Cách phòng ngừa tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Ọc sữa là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ đạt 8 – 9 tháng tuổi. Thế nhưng, nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm thì có thể khiến bé mang tâm lý sợ bú, dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng.

Để phòng ngừa tình trạng ọc sữa ở bé, cha mẹ hãy thử áp dụng một số giải pháp sau đây:

5.1. Không cho trẻ bú sữa quá no

Nếu trẻ thường phải tiếp nhận lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của cơ thể mỗi ngày, thì khả năng cao con sẽ gặp phải các tình trạng nguy hiểm như ợ sữa, nôn trớ, trào ngược dạ dày, béo phì… Vì vậy, để tránh con bú quá nhiều sữa một lúc, mẹ nên xây dựng lịch trình bú cố định (như khoảng cách giữa các cữ bú, thời gian mỗi cữ, lượng sữa của mỗi cữ bú…) và chỉ cho bú khi con thực sự đói.

trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Thay vì cho con bú quá nhiều sữa trong một cữ, mẹ hãy chia nhỏ các cữ bú để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé.

5.2. Đảm bảo trẻ bú đúng tư thế

Đối với trẻ bú mẹ, mẹ hãy bế sao cho đầu và người của con nằm trên cùng một đường thẳng với mặt hướng vào ngực mẹ. Còn đối với trẻ bú bình, mẹ nên đặt con nằm với phần đầu cao hơn phần thân (từ cổ trở xuống) sẽ giúp con tránh bị trớ sữa. Ngoài ra, nếu bé có dấu hiệu muốn tạm dừng bú sữa, mẹ hãy từ từ đặt bình sữa thẳng đứng nhằm ngăn sữa chảy vào miệng.

5.3. Không cho trẻ nằm sau khi bú kết hợp vỗ ợ hơi

Sau khi bú xong, mẹ không nên cho trẻ nằm xuống ngay, mà phải thực hiện vỗ ợ hơi để giải phóng khí thừa ra ngoài nhằm hạn chế tình trạng ợ hơi, nôn trớ. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ dùng một tay đỡ đầu, cổ nhẹ nhàng và đảm bảo bụng, lưng thẳng, áp vào người mẹ. Tiếp đến, mẹ lấy tay còn lại xoa nhẹ nhàng lưng con đến khi nghe tiếng ợ.

5.4. Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa

Sữa công thức khó tiêu là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xuyên. Vì thế, nếu trẻ đang sử dụng sữa công thức, mẹ nên cân nhắc thay đổi sang sản phẩm chứa đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, đi cùng nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Hiện nay, càng ngày càng nhiều mẹ bỉm tin dùng Friso Gold và Friso Gold Pro – “Bộ đôi” dưỡng chất hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tăng cường đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách tự nhiên. Bởi:

Friso Gold “ghi điểm” với công thức chứa đạm sữa nhỏ, mềm, tự nhiên được bảo toàn hơn 90% nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột). Qua đó trẻ dễ tiêu hóa, hạn chế ọc sữa, chướng bụng và táo bón. Không chỉ vậy, sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, có tác dụng bảo vệ sức khỏe đường ruột và cân bằng hệ vi sinh hiệu quả để trẻ hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng. Cùng nguồn sữa mát từ Friso được lấy 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan, giúp êm dịu đường tiêu hóa để con ngủ ngon giấc hơn, tránh tình trạng trẻ sơ sinh hay ọc sữa vào ban đêm.

trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không

Friso Gold cung cấp cho trẻ nền tảng dưỡng chất thiết yếu để tiêu hóa khỏe, phát triển nhanh.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Song song, trẻ uống đều đặn 2 ly Friso Gold Pro mỗi ngày sẽ sở hữu hệ tiêu hóa khỏe và đề kháng vững vàng nhờ hai thành phần chất xơ PureGOS và HMO. Cụ thể, chất xơ PureGOS tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, từ đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt. Còn dưỡng chất quý giàu kháng thể – HMO trong sản phẩm giúp tăng cường đề kháng tự nhiên và chống lại các mầm bệnh bám dính. Qua đó giảm thiểu nguy cơ ốm vặt cho trẻ phát triển khỏe mạnh. 

bé hay ọc sữa

Friso Gold Pro tạo điều kiện cho trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt, từ đó tăng trưởng mạnh mẽ. 

MUA SẢN PHẨM TẠI

“Cặp đôi” Friso Gold và Friso Gold Pro đều có hương vị thanh nhạt, cực dễ uống nên trẻ dễ dàng làm quen, uống ngon miệng để phát triển khỏe mạnh. 

5.5. Không để trẻ khóc trước và sau khi bú

Trẻ quấy khóc nhiều trước hoặc sau khi bú có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, dẫn tới tình trạng ọc sữa. Do vậy, trước khi cho bú, mẹ cần tìm không gian thoải mái và đặt con ở tư thế nằm bú thích hợp. Còn trong lúc bú, mẹ thường xuyên quan sát biểu hiện của bé để cân nhắc thay đổi tư thế hoặc ngưng bú kịp thời. Khi bú xong sữa, mẹ nên tiến hành vỗ ợ hơi đúng cách. 

5.6. Bổ sung thêm canxi và vitamin D

Trong trường hợp bị thiếu vi chất thiết yếu, nhất là Canxi và Vitamin D, trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, vặn mình nên dễ bị ọc sữa. Do đó, phụ huynh cần “tiếp thêm” Canxi và Vitamin D cho trẻ càng sớm càng tốt bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, tắm nắng từ 9 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng trong vòng 10 – 20 phút/ngày, bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D (như sữa chua, cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng…), khuyến khích bé vận động thể chất… 

Mong rằng những chia sẻ từ bài viết giúp cha mẹ có góc nhìn tổng quan hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Qua đó, phụ huynh biết cách xử lý đúng cách và phòng ngừa hiệu quả để con có điều kiện hoàn thiện thể chất, trí não hoàn hảo trong giai đoạn phát triển “vàng”.

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày và lời giải:

1. Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi có sao không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn vô cùng nguy hiểm. Lúc này mẹ nên nghiêng bé sang một bên và giúp bé thông thoáng đường thở.

2. Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại?

Sau khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ không nên cho bú lại ngay vì sẽ làm con hoảng sợ và gây hại cho dạ dày. Thay vào đó, mẹ nên đợi 30 phút đến 1 tiếng mới nên cho bé bú lại.

3. Vì sao bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa?

Bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa là tình trạng sinh lý bình thường, có thể tự khỏi khi con được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu con đang bị thiếu hụt vitamin D hoặc Canxi máu.

4. Làm gì khi trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng và xanh?

Trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng xanh có thể do con đang bị cúm dạ dày, sa ruột, sỏi mật,... Tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Alejandro Velez, MD, FAAP & Christine Waasdorp Hurtado, MD, FAAP. Why Babies Spit Up. 10 05 2022. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Why-Babies-Spit-Up.aspx (Truy cập 14 12 2023).
  • Ban biên tập Mayo Clinic. Spitting up in babies: What’s normal, what’s not. 27 02 2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329 (Truy cập 14 12 2023).
  • Donna Murray, RN, BSN. Why Babies Spit Up. 29 10 2022. https://www.verywellfamily.com/breastfeeding-and-infant-spit-ups-431719 (Truy cập 14 12 2023).