Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả

Tác giả: Huỳnh Uyên

Khi chuyển sang chế độ ăn dặm, một số trẻ gặp phải tình trạng táo bón, khiến không ít mẹ lo lắng. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón do đâu và cách khắc phục thế nào? Cùng Sữa Nào Tốt tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

trẻ ăn dặm bị táo bón

1. Nhận biết dấu hiệu bé ăn dặm bị táo bón

Để biết trẻ có đang mắc táo bón trong giai đoạn ăn dặm hay không, mẹ có thể quan sát qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân khô, cứng, vón cục hoặc rời rạc đôi khi có kích thước lớn.
  • Trẻ bị đau khi đi vệ sinh và mất nhiều thời gian hơn bình thường.
  • Bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng.
  • Con có xu hướng no nhanh, biếng ăn.

2. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Trẻ mới ăn dặm bị táo bón chủ yếu đến từ 6 nguyên nhân sau đây:

2.1. Trẻ mới ăn dặm bị táo bón do chưa kịp thích nghi

Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn, không chỉ là sữa như trước đây. Lúc này hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, còn khá nhạy cảm nên chưa thích nghi được với các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ, dẫn đến táo bón, chướng bụng, đầy hơi ở trẻ.

2.2. Do chế độ ăn dặm của trẻ không khoa học

Chất xơ có nhiệm vụ giữ nước, định hình khối phân cũng như giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài. Do đó, nếu chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau, củ, quả hoặc bổ sung đạm động vật quá nhiều cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn dặm bị bón.

2.3. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm phù hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cho trẻ ăn dặm sớm khi con chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc hệ tiêu hóa bị quá tải và khiến trẻ đi ngoài khó khăn.

[Giải đáp] Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất mà mẹ nên biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Không ít phụ huynh băn khoăn bé ăn dặm sớm có được không? Hoặc liệu ăn dặm…

2.4. Trẻ bị thiếu nước

Tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xảy ra do con không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Bởi khi cơ thể thiếu nước, phân sẽ trở nên khô cứng khiến quá trình đi ngoài diễn ra khó khăn, đau rát.

bé ăn dặm bị táo bón

Thiếu nước là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm.

2.5. Mẹ pha sữa cho bé sai tỷ lệ

Các dấu hiệu táo bón có xuất hiện khi con uống sữa pha sai tỷ lệ, quá đặc hoặc quá loãng. Theo đó, trẻ uống sữa pha sai công thức có thể gây nóng trong, dẫn đến táo bón và gặp phải nhiều vấn đề khác về hệ tiêu hóa.

2.6. Nguyên nhân khác 

Tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón còn đến từ một vài nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ ít vận động: Nếu trẻ không được vận động thường xuyên thì có thể khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến táo bón.
  • Do mắc các bệnh lý tiêu hóa: Một số bệnh lý như bệnh cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường ở trẻ em cũng có thể gây ra táo bón.

3. Trẻ thường xuyên bị táo bón khi ăn dặm có sao không? 

Tuy tình trạng táo bón thường xuyên diễn ra khi mẹ cho trẻ ăn nhiều thức ăn đặc. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên quá chủ quan mà cần tìm cách khắc phục sớm. Bởi nếu để tình trạng táo bón diễn ra nhiều lần có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ:

  • Táo bón làm phân khô cứng, to khiến trẻ đau rát mỗi khi đi ngoài, làm con ngại đi vệ sinh, nhịn đại tiện và lười ăn uống.
  • Gây tích tụ độc tố làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác, do phân không đào thải ra bên ngoài.
  • Tăng nguy cơ bị trĩ và các bệnh lý đường ruột vì thường xuyên phải gắng rặn khi đi đại tiện.
  • Có thể gây ra nứt kẽ hậu môn và chảy máu do phân lớn và cứng.

4. Trẻ ăn dặm bị táo bón: Làm sao để khắc phục? 

Sau đây là 5 cách khắc phục táo bón hiệu quả cho mẹ tham khảo:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn cân bằng, bổ sung chất xơ

Để giúp bé có có hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh, mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết yếu (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) từ những thực phẩm như rau, hoa quả, thịt đỏ, ngũ cốc,…. Đồng thời, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, yến mạch, khoai tây,…

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn của con.

4.2. Cho trẻ uống đủ sữa, bổ sung nước

Uống đủ sữa cũng là một cách cải thiện tình trạng bé ăn dặm bị bón. Bởi khi không bú đủ sữa, trẻ không chỉ đói mà còn bị thiếu nước – nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi sẽ cần bổ sung lượng sữa khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ 6 tháng tuổi: Uống từ 120 – 180ml sữa (5 cữ bú).
  • Trẻ 7 tháng tuổi: Uống từ 180 – 220ml sữa (3 – 4 cữ bú).
  • Trẻ 8 tháng tuổi: Uống khoảng 200 – 240ml sữa (4 cữ bú).
  • Trẻ 9 – 12 tháng tuổi: Uống khoảng 240ml sữa (4 cữ bú).

Bên cạnh lượng sữa phù hợp, với trẻ dùng sữa ngoài, mẹ cũng nên chú ý chọn sữa công thức giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hiện nay, Friso Gold là sản phẩm được nhiều mẹ tin tưởng, lựa chọn cho con sử dụng bởi nhiều ưu điểm vượt trội về thành phần và hương vị. Cụ thể, sản phẩm áp dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Qua đó hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân mềm và xốp, giảm táo bón hay đầy bụng. 

Đồng thời, Friso Gold còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, giúp trẻ hấp thu nhanh dưỡng chất. Cùng với đó là nguồn sữa mát chất lượng cao nhập khẩu 100% từ Hà Lan, “thân thiện” với hệ tiêu hóa non nớt, giúp con yêu êm bụng, êm giấc, giảm quấy khóc đêm. Hơn nữa, hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose giúp trẻ dễ làm quen từ lần thử đầu tiên.

bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì

Friso Gold có hệ dưỡng chất ưu việt, giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tối đa.

MUA SẢN PHẨM TẠI

4.3. Cho bé vận động thường xuyên

Vận động đều đặn là cách giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ nên thử cho con tập các động tác như duỗi tay chân, tư thế đạp xe,… Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích con vận động bằng cách di chuyển theo các món đồ chơi như trái banh, xe ô tô.

Những bài tập thể dục tăng sức đề kháng cho bé đơn giản nhất

Để bé phát triển thể chất và khôn lớn khỏe mạnh thì ngoài bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bố mẹ phải tập cho bé thói quen vận động thể thao mỗi ngày. Cụ thể, trong bài viết dưới đây gợi ý các bài tập thể dục tăng sức đề…

4.4. Massage bụng cho trẻ để kích thích nhu động ruột

Khi thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu và tăng cường nhu động ruột. Cách massage như sau: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, xoa hai tay vào bụng con theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, thực hiện ngược lại trong khoảng 15 phút. Lưu ý, trước khi mát xa mẹ cần rửa sạch tay và giữ tay ấm để con cảm thấy dễ chịu hơn.

4.5. Ngâm hậu môn với nước ấm

Khi bé ăn dặm bị táo bón, mẹ hãy thử ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm từ 5 – 10 phút. Việc này sẽ giúp con thử giãn, thả lỏng cơ thể và giãn cơ vòng hậu môn để phân di chuyển ra ngoài dễ dàng.

Trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng táo bón không cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để có cách điều trị phù hợp.

5. Cách phòng ngừa tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Ngoài việc tìm hiểu khi trẻ ăn dặm bị bón phải làm sao, mẹ cũng nên lưu lại một số biện pháp phòng tránh tình trạng này:

  • Cho trẻ ăn dặm theo khuyến nghị của Bộ Y tế: Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của con mới có đầy đủ men để tiêu hóa thức ăn.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách: Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên cho con ăn theo nguyên tắc ăn từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn,…
  • Tránh các thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ: Trong thực đơn của trẻ, mẹ cần tránh một số món ăn từ cà rốt, táo, phô mai… vì chúng khiến cho phân cứng và gây khó khăn cho trẻ khi đi ngoài.
  • Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày cho con: Mẹ nên nhắc nhở con đi tiêu vào đúng 1 khung giờ mỗi ngày trong 10 – 15 phút, nhằm giúp cơ thể trẻ hình thành thói quen đi ngoài theo phản xạ, từ đó hạn chế bị táo bón.

Bài viết trên là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Hy vọng qua bài viết mẹ đã biết chăm sóc con yêu đúng cách, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phát triển mạnh mẽ hơn.

Xem thêm