Áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn – Liệu có nên không?
Tác giả: Đặng Hương
Trẻ biếng ăn là tình trạng thường gặp, có thể do chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt dưỡng chất, tâm lý ham chơi hay có vấn đề về sức khỏe. Mẹ có thể nhận biết con biếng ăn qua các dấu hiệu như ăn ít hơn thường ngày, chậm tăng cân, ngậm thức ăn lâu,…
Trước tình trạng này, có khá nhiều mẹ truyền tai nhau cách bỏ đói trẻ biếng ăn. Thế nhưng liệu phương pháp này có an toàn và hiệu quả không? Cùng Sữa nào tốt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
1. Bé biếng ăn có nên bỏ đói không?
Trẻ lười ăn, không chịu nhai nuốt làm cho mỗi bữa ăn như là một cuộc chiến khiến không ít mẹ lo lắng. Vì vậy mà nhiều mẹ đã chọn bỏ đói trẻ để con cảm thấy đói, biết quý trọng thức ăn và không còn biếng ăn nữa.
Tuy nhiên, việc áp dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con như hạ đường huyết, co giật, nôn ói, mệt lả người,… Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng quốc gia (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), việc không ép trẻ ăn, tôn trọng nhu cầu ăn uống của con là điều tốt. Thế nhưng, bỏ đói trẻ cần thực hiện đúng cách và phương pháp này không phải trường hợp nào cũng áp dụng được.
Cụ thể, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ có thể trạng bình thường hoặc béo phì mà vẫn lười ăn. Với trẻ suy dinh dưỡng thì không nên áp dụng vì cơ địa trẻ đã có sẵn nguy cơ hạ đường huyết.
Ngoài ra, nếu áp dụng thì mẹ cũng lưu ý không bỏ đói con quá lâu hoặc cho nhịn hoàn toàn. Mẹ có thể giãn thời gian 2 bữa ăn lâu hơn một chút và vẫn cho ăn dù con ăn ít.
Phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn cần thực hiện đúng cách và tùy vào tình trạng sức khỏe của con.
2. Làm thế nào để trẻ hứng thú với bữa ăn?
Thay vì bỏ đói trẻ, mẹ có thể giúp con hứng thú với bữa ăn một cách tự nhiên thông qua 7 cách sau:
2.1. Chế biến thức ăn đúng cách, phù hợp với độ tuổi
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ chế biến thức ăn phù hợp. Chẳng hạn như, trẻ 6 tháng mới ăn dặm thì nên nấu thức ăn từ lỏng đến đặc, trẻ đã mọc răng và biết nhai thì thức ăn nên có độ thô để con phát triển khả năng nhai,…
2.2. Tạo thói quen ăn đúng giờ
Mẹ nên lập thời gian biểu cho bữa ăn và luôn cho trẻ ăn vào khung giờ cố định để tạo thói quen ăn đúng giờ. Qua đó, khi đến giờ ăn trẻ sẽ cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, trước khi đến giờ ăn 10 – 15 phút, mẹ nên thông báo cho trẻ là sắp đến giờ ăn, như vậy khi đến bữa trẻ sẽ hợp tác hơn.
2.3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm, lysine cũng là nguyên nhân khiến con biếng ăn. Do vậy mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ các loại dưỡng chất này thông qua thực phẩm như thịt cá, rau xanh, ngũ cốc, trái cây và sữa.
Không ít các bậc phụ huynh thường xuyên phải đau đầu vì câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bổ ích qua bài viết này nhé. 1. Tình trạng biếng ăn ở trẻ Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống…
Với sữa, mẹ nên chọn sản phẩm có đạm mềm nhỏ dễ tiêu hóa và hấp thu, vị thanh nhạt kích thích vị giác. Đồng thời, sữa cũng cần giúp tăng cường đề kháng tự nhiên để giảm ốm vặt – một trong những nguyên nhân làm trẻ mệt mỏi và biếng ăn. Gợi ý cho mẹ hai loại sữa được tin dùng hiện nay là Friso Gold và Friso Gold Pro.
Với Friso Gold, sữa giúp trẻ tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Nhờ có tiêu hóa khỏe, trẻ cũng êm bụng và ngủ ngon giấc hơn. Đi cùng là vị sữa thanh nhạt dễ làm quen, kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn nhờ thành phần không chứa đường sucrose.
Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh và êm bụng hơn.
Còn với Friso Gold Pro, không chỉ kế thừa các đặc tính nổi bật của Friso Gold như dễ tiêu hóa – hấp thu và vị thanh nhạt tự nhiên, sản phẩm còn hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ BioPro+. Hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, GOS, Probiotics giúp tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong và giảm tình trạng ốm vặt.
Friso Gold Pro giúp trẻ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên, thoải mái khám phá xung quanh.
2.4. Chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn
Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ nên là từ 4 – 5 tiếng. Bởi nếu thời gian quá ngắn thì có thể trẻ chưa đói và không muốn ăn. Còn nếu khoảng cách quá dài thì trẻ bị quá đói, trở nên mệt và cũng không ăn được nhiều.
2.5. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính
Trước khi tới bữa chính, mẹ không nên cho con ăn vặt hay uống nước nhiều. Vì như vậy sẽ làm trẻ có cảm giác no, lưng chừng ở bụng và không có hứng thú khi ăn bữa chính.
>> Khám phá: TOP 10 loại đồ ăn vặt trẻ em lành mạnh, ngon miệng, dễ làm
2.6. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Trong bữa ăn, mẹ nên tạo bầu không khí vui vẻ bằng cách cho con ăn chung với ba mẹ, để trẻ tự do cầm nắm thức ăn và lựa chọn món muốn ăn. Khi con ăn ngon miệng hết khẩu phần ăn thì mẹ nên vỗ tay khen ngợi để trẻ vui vẻ và thích thú.
2.7. Đa dạng món ăn và trang trí bắt mắt
Để giúp trẻ ăn ngon miệng và không bị nhàm chán, mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng, thường xuyên đổi món và trang trí bắt mắt. Trong bữa ăn nên có ít nhất 1 món mà trẻ yêu thích để con hứng thú ăn hơn.
>> Xem thêm: Trẻ 5 tuổi biếng ăn do đâu? Gợi ý thực đơn giàu dinh dưỡng
3. Khi nào nên cho trẻ biếng ăn gặp bác sĩ?
Trong trường hợp tình trạng biếng ăn kéo dài, trẻ từ chối tất cả món ăn, kể cả món yêu thích hoặc xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường như nôn, sốt, đau bụng,… thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tránh việc thăm khám chậm trễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu biếng ăn ở trẻ không cải thiện, mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám để có biện pháp phù hợp.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc có nên áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn không. Nhìn chung, không phải trẻ nào cũng áp dụng được phương pháp bỏ đói. Thay vào đó, mẹ có thể thử những cách giúp trẻ hứng thú với bữa ăn kể trên để cải thiện tình trạng biếng ăn nhé.