Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có sao không?
Tác giả: Đặng Hương
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è khiến mẹ bỉm lo lắng, không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì và liệu có nguy hiểm cho sức khỏe của con không. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này hiệu quả mẹ nhé!
1. Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình
Vặn mình, rên è è khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh thường diễn ra trong giấc ngủ nông hoặc sau khi trẻ thức dậy. Lúc này, nhịp thở của con thường không đều, ngưng thở 5 – 10 giây, sau đó bắt đầu đột ngột thở nhanh 50 – 60 lần/phút trong 10 – 15 giây rồi thở đều đặn lại cho đến khi chu kỳ lặp lại.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến làm em bé vặn mình ngủ không sâu giấc mà mẹ cần biết:
2.1 Nguyên nhân sinh lý
Trẻ vặn mình sinh lý thường diễn ra khoảng vài phút và kết thúc 2 – 3 tháng do các nguyên nhân như:
- Hệ hô hấp của con chưa hoàn thiện: Điều này khiến nước mũi, nước bọt tiết ra nhiều, ứ đọng trong không gian nhỏ của lỗ mũi. Vì thế khi trẻ sơ sinh thở sẽ tạo ra âm thanh rè rè.
- Bé đang trong chu kỳ ngủ REM: Giai đoạn này là giấc ngủ chuyển động mắt. Lúc này, hơi thở và nhịp tim của trẻ thường nhanh hơn vì não bộ và các cơ quan hô hấp hoạt động nhanh hơn mặc dù trẻ đang ngủ. Do đó, trẻ dễ giật mình, ngủ không sâu giấc, nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
- Trẻ đang tự khám phá giọng nói của mình: Trong những tháng đầu đời, trí não của bé phát triển rất nhanh và muốn tìm hiểu mọi thứ. Khi vui chơi, trẻ có thể khám phá các tiếng thì thầm, cười hoặc gầm gừ của mình và phát ra các âm thanh này khi ngủ.
- Trẻ đói hoặc no: Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nhỏ hơn so với người trưởng thành. Do đó, sau mỗi thể kích hoạt phản xạ giật mình sẽ khiến trẻ sơ sinh khó chịu thức giấc.
- Trẻ bị táo bón, khó đi vệ sinh: Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên ngủ không sâu giấc, vặn mình hay quấy khóc thường xuyên.
- Trẻ mặc quần áo quá chật: Tình trạng tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… cũng khiến trẻ sơ sinh vặn mình ngủ không sâu giấc.
- Môi trường xung quanh không phù hợp: Thay đổi cường độ ánh sáng bất ngờ như mở đèn hoặc mở cửa sổ trong phòng tối có thể kích hoạt phản xạ giật mình, khiến trẻ thức giấc.
Trẻ ngủ không ngon, hay vặn mình rên è è có thể do các nguyên nhân sinh lý như hệ hô hấp chưa hoàn thiện, quần áo chật, tã ướt,….
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình có thể xuất phát từ các bệnh lý như:
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu nên dễ gặp phải các tình trạng như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống,… Các bệnh lý này sẽ khiến bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm thường xuyên.
- Dị ứng gây ngứa da: Tình trạng ngứa, đau rát khi bị dị ứng khiến trẻ khó chịu, ngủ không sâu giấc hay giật mình.
- Bệnh lý về gan: Các bệnh về gan làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức khiến não bộ của con bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật cả khi ngủ và thức.
- Tổn thương thần kinh: Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay khó ngủ, kèm theo biểu hiện gồng mình, vặn mình hay co giật.
- Cơ thể thiếu canxi: Khi trẻ bị thiếu canxi, cơ thể con sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường trong đó có ngủ không yên giấc, giật mình, vặn mình, quấy khóc.
3. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có sao không?
Vặn mình và rặn è è là một tình trạng thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ. Nên nếu trẻ có các dấu hiệu này mà vẫn vui vẻ, tăng cân đều đặn thì mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu con có các triệu chứng bất thường dưới đây:
- Bé khó chịu, xanh xao.
- Bé sốt, nôn, đi đại tiện ra máu.
- Bé phát ra tiếng è è theo từng nhịp thở.
- Trẻ bị táo bón.
- Hơi thở của trẻ tạm dừng trong nhiều giây.
- Trẻ thở hơn 60 nhịp thở/giây.
Trẻ hay vặn mình và rặn è è khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường.
4. Mẹo giúp trẻ sơ sinh hạn chế vặn mình, rặn è è
Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ mẹ nên biết:
4.1 Với trẻ vặn mình do bệnh lý
Trong trường hợp trẻ ngủ giật mình, thở gấp do ảnh hưởng của bệnh rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh, bệnh gan,… thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
4.2 Với trẻ vặn mình sinh lý
Nếu trẻ ngủ hay vặn mình do sinh lý thì mẹ có thể áp dụng các cách như:
Thiết kế chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ và bé: Trong trường hợp các tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón khiến trẻ ngủ hay vặn mình, rặn è è mẹ cần chú ý chế độ ăn uống của cả mẹ và bé. Cụ thể như:
- Với những trẻ bú sữa mẹ, các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Mẹ nên ăn uống khoa học, đủ chất, nhất là những thực phẩm giàu canxi như cá hồi, tôm, cua,… để hạn chế tình trạng trẻ ngủ hay vặn mình.
- Với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có thành phần dễ tiêu hóa, đạm mềm, tự nhiên giúp con đi ngoài dễ dàng, êm bụng, êm giấc.
Thấu hiểu điều này, các sản phẩm của Friso được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm vừa êm dịu với hệ tiêu hóa, vừa hợp khẩu vị của trẻ.
Với Friso Gold, trẻ dễ tiêu, đi phân đều với khuôn phân đẹp, hạn chế được các vấn đề táo bón, chướng bụng,… nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần nên bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm và dễ tiêu. Bên cạnh đó, mẹ yên tâm con êm bụng, ngủ sâu giấc nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Không chỉ vậy, trẻ còn uống sữa ngon miệng bởi sữa có hương vị thanh nhạt tự nhiên và hạp vị nhờ thành phần không chứa đường sucrose. Friso Gold với ưu điểm nổi trội hỗ trợ trẻ êm bụng, êm giấc. Với sữa Friso Gold Pro, sản phẩm kế thừa đặc tính dễ tiêu hóa và vị sữa thanh nhạt của Friso Gold. Đồng thời, sữa còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, Probiotics, GOS gia tăng lợi khuẩn, qua đó bé khỏe mạnh từ bên trong, ít ốm vặt. Friso Gold Pro hỗ trợ trẻ cải thiện sức đề kháng giúp con phát triển khỏe mạnh. >> Mẹ hãy mua ngay Friso Gold và Friso Gold Pro chính hãng cho bé nhé! |
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thay bỉm khô sạch: Mẹ nên kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé, chú ý chọn loại tã mềm, êm ái và thấm hút tốt. Đồng thời, mẹ hãy cho con mắc quần áo thoải mái, không quá bó sát để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tạo môi trường ngủ dễ chịu, phù hợp: Trong lúc trẻ ngủ, mẹ nên duy trì không gian thoáng mát, yên tĩnh và có ánh sáng dịu nhẹ để con có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, vệ sinh khu vực nghỉ ngơi, giặt giũ chăn nệm mỗi tuần để phòng ngủ luôn sạch sẽ, hạn chế côn trùng tấn công ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Ôm ấp, xoa dịu trẻ: Khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon, giật mình mẹ có thể âu yếm, vỗ về nhẹ nhàng ở đầu hoặc lưng trẻ. Cách này có tác dụng tạo cảm giác an toàn, giúp trẻ giảm căng thẳng và an tâm chìm vào giấc ngủ.
>> Tìm hiểu thêm: Cách massage cho trẻ sơ sinh để con ngủ ngoan, chóng lớn
Quan tâm đến cảm xúc của con: Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngoài biểu hiện sinh lý bình thường thì còn muốn biểu đạt cảm xúc như khó chịu, ngứa ngáy, mệt, đói, tã ướt,… Vì vậy, mẹ nên quan tâm cảm xúc của trẻ để có thể hiểu và hỗ trợ con kịp thời.
Kiểm tra vùng da nhạy cảm của trẻ: Khi con có biểu hiện vặn mình, quấy khóc, khó chịu,… mẹ nên kiểm tra các vùng da nhạy cảm của trẻ để xem có bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ hay không. Nếu có, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được xử lý nhé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è và cách cải thiện. Qua đó, bố mẹ có thể giúp con ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn để lớn khôn khỏe mạnh.