Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài phải làm sao?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài không chỉ khiến trẻ khó chịu, mà còn làm cho ba mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của con yêu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Trẻ xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài có thể do táo bón – đây là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Táo bón có thể làm cho trẻ xì hơi nhiều, không đi ngoài, hơn nữa, nếu có đi vệ sinh thì phân khá khô cứng, màu sẫm và đau khi rặn. 

Ngoài táo bón, bé xì hơi thối nhưng không ị còn có thể do các nguyên nhân khác như:

1.1. Với trẻ sơ sinh bú mẹ

Sữa mẹ thay đổi chất cũng có thể khiến trẻ xì hơi nhiều mà không đi ngoài. Chẳng hạn như hàm lượng sữa non (thường xuất hiện ở thời gian đầu sau sinh) ít/không còn hoặc do mẹ ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (rau cải, các loại đậu, ngũ cốc, cà phê,…) khiến các chất này theo đường sữa vào cơ thể trẻ. 

22 thực phẩm gây mất sữa sau sinh mà mẹ cần tránh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế chế độ ăn uống để đủ sữa cho con là yếu tố được rất nhiều mẹ quan tâm. Tuy nhiên, có một số thực phẩm gây mất sữa sau sinh mà mẹ cần…

1.2. Với trẻ sơ sinh bú sữa ngoài

Với trẻ dùng sữa công thức, trẻ đánh hơi nhiều mà không đi ngoài có thể do sữa chứa đạm khó tiêu, đã qua xử lý nhiệt nhiều lần; pha sữa sai tỷ lệ hoặc trẻ nuốt nhiều khí khi bú bình gây đầy hơi. 

1.3. Với trẻ sơ sinh ăn dặm

Ở giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài do hệ tiêu hóa non nớt chưa quen với các loại thực phẩm mới, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Trẻ xì hơi thối nhưng không đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến loại sữa sử dụng, cách cho bú sữa, chất lượng sữa mẹ, thực phẩm ăn dặm,…

2. Khi nào trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và không đi ngoài mẹ cần lo lắng?

Thông thường, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy hơi trong bụng ra ngoài. 

Bên cạnh đó, tần suất đi ngoài bình thường của trẻ cũng có sự khác nhau tùy vào chế độ ăn. 

  • Trẻ bú sữa mẹ: 5 – 6 lần/ngày đi phân hoa cà hoa cải hoặc 2 – 3 ngày mới đi tiêu 1 lần. 
  • Trẻ bú sữa công thức: 1 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ ăn dặm: 1 – 2 lần/ngày.

Trẻ xì hơi nhiều mà không đi ngoài sẽ không đáng lo ngại nếu con vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều, không quấy khóc khó chịu, đi phân mềm. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu như bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, đi phân ra máu,… thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm. 

3. Cách khắc phục bé xì hơi thối nhưng không đi ị

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau: 

3.1. Cho trẻ bú đúng tư thế

Khi cho con bú, mẹ nên chú ý giữ đầu trẻ cao hơn phần thân, để trẻ ngậm kín đầu ti (bú mẹ) hoặc nghiêng bình để sữa chảy đầy phần núm vú (bú sữa ngoài). Cách này giúp trẻ mút sữa dễ dàng và hạn chế nuốt phải khí gây đầu bụng, xì hơi nhiều mà không đi tiêu được. 

bé xì hơi thối nhưng không ị

Bú sữa đúng tư thế giúp trẻ tránh nuốt nhiều khí vào bụng. 

3.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng 

Với trẻ bú mẹ, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung nhiều rau củ, thức ăn từ gạo, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bơ,… Còn với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho con ăn các loại thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, rau xanh, yến mạch, khoai lang, sữa chua,…

Top 12 thực phẩm lợi sữa mẹ nên tăng cường bổ sung

Bất cứ bà mẹ nào khi sinh con cũng muốn cho con nguồn sữa mẹ mát lành nhiều dưỡng chất. Vậy nhưng nhiều mẹ không đủ sữa cho con dù đã cố gắng kích sữa. Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm lợi sữa vào thực đơn sau sinh để…

3.3. Cho trẻ uống nhiều nước

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm nước cho con để làm mềm phân, đi ngoài dễ dàng và cải thiện tình trạng xì hơi nhiều nhưng không đi vệ sinh được. 

3.4. Vỗ ợ hơi

Sau khi trẻ bú sữa xong, mẹ không nên cho con nằm ngay, mà bế trẻ thẳng đứng và vỗ ợ hơi đẩy hết khí trong bụng ra ngoài. Điều này không chỉ giúp trẻ giảm đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mà còn hạn chế nôn trớ

3.5. Đổi sữa công thức giàu dưỡng chất tự nhiên, dễ tiêu hóa 

Nếu trẻ dùng sữa ngoài, mẹ nên ưu tiên chọn loại sữa công thức chứa đạm dễ tiêu hóa, êm dịu với đường ruột để con tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Một gợi ý cho ba mẹ là Friso Gold và Friso Gold Pro – bộ đôi sữa công thức thân thiện với hệ tiêu hóa non nớt được nhiều mẹ Việt tin chọn. 

Friso Gold ghi điểm với đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên được bảo toàn hơn 90% nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột). Nhờ đó, trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi ngoài phân mềm, khuôn phân và màu sắc đẹp, hạn chế táo bón, đầy hơi. Kết hợp cùng chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột và tăng hấp thu dưỡng chất để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Ngoài ra, với nguồn sữa nhập khẩu từ Hà Lan, Friso Gold mang đến dòng sữa mát dịu, giúp trẻ êm bụng, êm giấc và bớt quấy khóc đêm. 

> Tìm hiểu thêm về Friso Gold TẠI ĐÂY.

bé xì hơi nhưng không đi ngoài

Friso Gold có hương vị thanh nhạt, không đường sucrose rất hợp với khẩu vị của trẻ.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Friso Gold Pro nổi bật với thành phần chất xơ PureGOS giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh để trẻ tiêu hóa và hấp thu nhanh, tránh táo bón hay chướng bụng. Đặc biệt, sữa còn chứa HMO (dưỡng chất có trong sữa mẹ) giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh bám dính, hạn chế con yêu bị ốm vặt. Đi cùng là hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose, giúp trẻ dễ làm quen ngay lần thử đầu tiên. 

> Tìm hiểu thêm về Friso Gold Pro TẠI ĐÂY.

bé đánh rắm nhưng không đi ngoài

Friso Gold Pro giúp trẻ tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt, phát triển vững vàng.

MUA SẢN PHẨM TẠI

> Tìm hiểu thêm: Thành phần sữa Friso có gì nổi bật?

3.6. Massage bụng

Để trẻ bớt xì hơi và đi ngoài đều đặn, mẹ có thể massage vùng bụng của trẻ theo hướng chiều kim đồng hồ và di chuyển chân trẻ giống với động tác đạp xe để kích thích nhu động ruột. 

3.7. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Trường hợp đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ị vẫn không cải thiện, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, ba mẹ nên tuân thủ cho con uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để trẻ sớm phục hồi sức khỏe. 

Bài viết trên là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ biết cách xử lý khi trẻ gặp phải vấn đề tương tự, để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và lớn khôn thật vững vàng nhé.

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ xì hơi nhiều mà không ị và lời giải:

1. Trẻ 2 tháng tuổi xì hơi nhiều và thối nên ăn gì?

Nếu trẻ 2 tháng tuổi và dưới 6 tháng tuổi nói chung thường xuyên xì hơi có mùi hôi nhưng vẫn không đi ngoài, mẹ có thể tăng cường lượng sữa cho bé bú. Tuyệt đối không cho con ăn hoặc uống các loại thực phẩm khác bởi lúc này hệ tiêu hóa của con chỉ có thể tiếp nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2. Cách phòng tránh tình trạng trẻ xì hơi nhiều mà không ị?

Để hạn chế tình trạng trẻ xì hơi nhiều nhưng không chịu ị, phụ huynh nên ưu tiên cho con dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức dễ tiêu, hạn chế thực phẩm cay nóng trong khẩu phần ăn của mẹ và bé, thường xuyên massage bụng cho bé.

3. Trẻ bị xì hơi nhiều mà khó đi ngoài, mẹ nên ăn gì?

Đối với trẻ bú mẹ bị xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài, mẹ nên tăng cường chất lượng sữa bằng cách uống đủ nước và bổ sung chất xơ (trái cây, rau củ quả) trong bữa ăn hàng ngày.

Xem thêm