Gợi ý cho mẹ 11 tư thế cho bé bú đúng cách, bú nhiều không sặc

Tác giả: Hồng Thủy

Lựa chọn tư thế cho bé bú đúng cách giúp con bú mẹ dễ dàng, cũng như hạn chế tình trạng sặc, nôn trớ. Bài viết sau đây gợi ý 11 tư thế bế bé bú đúng cách, mẹ cùng tham khảo để có thêm kiến thức nuôi con bổ ích nhé!

1. Tư thế cho bé bú cần đảm bảo các yếu tố nào?

Mẹ có thể lựa chọn các tư thế cho trẻ bú khác nhau nhưng phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Phần đầu và thân trẻ nên nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, toàn thân của con sát vào người mẹ.
  • Mặt của con quay vào ngực mẹ, mũi đối diện với núm vú.
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ nên đỡ cả phần đầu và mông của con.

2. Gợi ý cho mẹ 11 tư thế cho bé bú đúng cách

Mẹ có thể tham khảo các tư thế cho con bú đúng cách gợi ý sau đây:

2.1 Tư thế ôm nôi

Tư thế ôm nôi phù hợp với những ai mới lần đầu làm mẹ và đang tập cho con bú mẹ. Dù vậy, tư thế này có thể khiến mẹ sanh mổ cảm thấy không thoải mái, vì em bé sẽ nằm trên bụng mẹ.

Mẹ thực hiện tư thế ôm nôi theo các bước sau đây:

  • Bế bé bằng hai tay, sau đó ngồi trên giường hoặc ghế để có điểm tựa lưng.
  • Cho bé bú bầu ngực nào thì dùng tay cùng bên đỡ con. 
  • Đảm bảo khuỷu tay nâng đầu con, cẳng tay ôm dọc người của con. Đồng thời, bụng bé chạm bụng của mẹ, phần đầu và thân thành một đường thẳng.

Với tư thế này, mẹ nên tránh ngồi không thoải mái, đồng thời không đỡ toàn người của trẻ hoặc ôm sát con vào lòng.

tư thế cho bé bú-1

Tư thế ôm nôi phù hợp với những mẹ lần đầu cho con bú.

2.2 Tư thế nằm nghiêng

Đây là một trong những tư thế cho bé bú mẹ đúng cách phù hợp với mẹ sanh mổ hoặc áp dụng với trường hợp bé bú đêm. 

Mẹ làm theo các bước thực hiện như sau:

  • Mẹ nằm nghiêng 1 bên và đặt bé ở bên cạnh.
  • Đặt bé nằm hướng về mẹ với phần bụng chạm với bụng của mẹ, đảm bảo tai, vai và hông của con tạo thành đường thẳng. 
  • Dùng 1 chặn gối để dưới đầu.
  • Tay còn lại nâng đầu vú để bé dễ bú, đồng thời giúp con giữ đúng tư thế.

Mẹ lưu ý, với trẻ 1 – 2 ngày tuổi, nên để con trong tư thế đầu cao hơn thân để tránh bị ọc sữa.

2.3 Tư thế nằm nửa ngồi

Với tư thế nằm nửa ngồi (còn được gọi là tư thế bú sinh học hoặc tư thế thư giãn), mẹ có thể cho con bú trong tư thế ngả người thoải mái trên giường hoặc ghế sô pha. 

Để có tư thế nằm ngửa ngồi cho con bú, mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ nằm trên ghế có tựa sau hoặc gối cao. 
  • Đặt bé nằm đối diện với người của mẹ với phần đầu ở giữa 2 bầu vú mẹ.
  • Mẹ hỗ trợ giữ đầu và vai giúp bé dễ dàng tìm đến vú mẹ. 

2.4 Tư thế ôm bóng

Nếu mẹ chưa biết tư thế cho con bú đúng cách thì hãy thử tư thế ôm bóng. Đây là tư thế phù hợp với các trường hợp như: mẹ sinh mổ, đầu ti của mẹ bị dẹt, thụt vào sâu khiến bé khó bú, đầu ti quá to hoặc sữa mẹ chảy quá mạnh.

Các bước tạo tư thế ôm bóng cho con bú như sau:

  • Đặt bé nằm bên trái hoặc bên phải cánh tay của mẹ đảm bảo miệng của con nằm ngang với đầu ti của mé.
  • Mẹ dùng tay thuận nhất đỡ lấy phần gáy và đầu của con, tay còn lại giữ phần ngực giúp con dễ bú.

2.5 Tư thế ôm nôi chéo

Tư thế ôm nôi chéo cũng giống như tư thế ôm nôi nhưng có một số khác biệt cơ bản. Tư thế này hỗ trợ mẹ dễ dàng đỡ phần vai, cổ và đầu của con trên cánh tay, giúp bé dễ dàng nghiêng đầu dễ dàng hơn khi bú.

Mẹ tạo tư thế ôm nôi chéo cho bé bú theo hướng dẫn sau đây:

  • Mẹ cho bé bú bầu ngực bên nào thì dùng tay của bên ngược lại để giữ lấy đầu của trẻ.
  • Cổ tay mẹ để ở giữa hai bả vai của bé với ngón tay cái đặt ở sau tai và các ngón tay còn lại giữ sau tai kia. 
  • Tay còn lại nâng bầu ngực giúp trẻ thuận lợi bú.

Với tư thế này, mẹ lưu ý không nên ôm quanh đầu trẻ để tránh đẩy cằm của con sát vào bầu ngực khiến trẻ khó bú hoặc làm đau đầu vú mẹ.

tư thế cho bé bú-2

Mẹ chọn lựa tư thế cho con bú phù hợp, thoải mái, cũng như giúp trẻ bú thuận lợi, dễ dàng.

2.6 Tư thế nằm thoải mái

Một tư thế bú mẹ đúng cách cho trẻ sơ sinh khác mẹ có thể tham khảo là tư thế nằm thoải mái. Tư thế này thường áp dụng cho các mẹ sanh mổ, có bầu ngực nhỏ hoặc trường hợp trẻ có dạ dày yếu, nhạy cảm. 

Theo đó, mẹ làm theo các bước sau đây để tạo tư thế nằm thoải mái cho con bú:

  • Mẹ tựa lưng vào sô pha hoặc giường có gối đỡ thoải mái.
  • Đặt bé nằm sấp trên người mẹ với miệng hướng về vú mẹ. 
  • Cơ thể bé áp sát vào người mẹ cùng với phần miệng chạm vào vú mẹ và bắt đầu bú.

2.7 Tư thế gấu túi Koala

Tư thế gấu túi Koala không chỉ phù hợp cho trẻ sơ sinh bú mà còn có thể áp dụng với những bé lớn hơn. Mẹ cho bé bú ở tư thế này giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tai, trào ngược dạ dày. 

Để cho bé bú trong tư thế gấu túi Koala, mẹ làm theo các bước sau đây:

Mẹ đứng hoặc ngồi trong tư thế thoải mái.

  • Ôm bé hướng về phía ngực của mẹ với hai chân để hai bên hông hoặc trên đùi mẹ. Đảm bảo cột sống và đầu của bé tạo thành đường thẳng. 
  • Một tay đỡ lưng và cổ của bé, hỗ trợ miệng con  ngậm núm vú của mẹ.
  • Tay còn lại nâng bầu ngực, giúp trẻ bú dễ dàng hơn.

2.8 Tư thế khom người

Trong các tư thế bú đúng cách cho trẻ sơ sinh, tư thế khom người có thể giúp mẹ phòng tránh bệnh lý viêm vú, không làm bầu ngực bị chảy xệ, cũng như hỗ trợ thông ống dẫn sữa.

Mẹ có thể thử tư thế khom người cho con bú theo hướng dẫn sau:

  • Cho con nằm trên giường hoặc sô pha.
  • Khom lưng xuống sao cho núm vú gần với miệng của con.
  • Khoảng cách giữa bầu vú của mẹ và trẻ đảm bảo vừa phải. tránh đè lên mũi của trẻ gây khó thở.

2.9 Tư thế cho con bú trong địu treo

Tư thế cho con bú trong địu treo phù hợp với trường hợp mẹ thường xuyên di chuyển mà vẫn đảm bảo có thể cho bé bú thường xuyên. Tuy nhiên, tư thế này chỉ áp dụng với bé đã có thể tự ngẩng đầu lên và quen với việc bú mẹ. 

Mẹ cho bé bú trong tư thế địu treo theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị loại địu phù hợp với cơ thể của trẻ.
  • Đặt bé vào địu với tư thế mặt và cằm có thể cử động thoải mái, không bị ép vào ngực mẹ. 
  • Hỗ trợ đầu bé hướng về phía bầu vú của mẹ và giúp con bú thuận lợi.

2.10 Tư thế cho con sinh đôi bú

Với mẹ sinh đôi, có thể áp dụng tư thế này để giúp 2 con bú sữa cùng lúc.

Để có tư thế cho con sinh đôi bú, mẹ thực hiện như sau:

  • Mẹ dùng tay nâng vú lên với 2 ngón cái và ngón trỏ đặt ở 2 bên đầu vú tạo thành hình chữ U
  • Các ngón tay còn lại hỗ trợ nâng đỡ bầu ngực.
  • Đưa ngực lại gần miệng bé với phần cằm của con nằm phía dưới chữ U. 
  • Giữ một bên má của bé để kiểm soát tư thế của con.

2.11 Tư thế lấy tay nâng ngực

Tư thế lấy tay nâng ngực là tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách, phù hợp với trường hợp bé có vấn đề về sức khỏe như sinh non, mắc hội chứng Down,… 

Để cho con bú trong tư thế lấy tay nâng ngực, mẹ làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Mẹ dùng 4 ngón tay áp vào thành ngực dưới núm vú. 
  • Ngón tay cái để ở trên, ngón tay trỏ nâng vú.
  • Các ngón tay còn lại không đặt quá gần núm vú và không khum tay lại để tránh chặn dòng sữa chảy ra.

3.Mẹo giúp trẻ bú đúng tư thế

Mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây để giúp trẻ có tư thế bú đúng cách:

3.1 Kỹ thuật giúp mẹ giữ đầu vú cho trẻ bú

Sau đây là kỹ thuật giúp mẹ giữ đầu vú cho con bú dễ dàng:

  • Mẹ dùng 4 ngón tay áp vào thành ngực dưới núm vú. 
  • Ngón tay cái để ở trên, ngón tay trỏ nâng vú.
  • Các ngón tay còn không đặt quá gần núm vú và không khum tay lại để tránh chặn dòng sữa chảy ra. 

tư thế cho bé bú-3

Mẹ nắm được kỹ thuật giữ đầu vú giúp trẻ bú thoải mái, dễ dàng và thuận lợi hơn.

3.2 Cách nhận biết trẻ ngậm bắt vú đúng

Để nhận biết con ngậm bắt vú đúng, mẹ lưu ý các dấu hiệu sau đây:

  • Cằm của con chạm vào vú của mẹ.
  • Con mở rộng miệng ngậm sâu vào vú mẹ với môi dưới hướng ra ngoài.
  • Lưỡi của con chìa ra ngoài, nằm dưới núm vú và trên môi dưới.
  • Quầng vú nằm ở phía trên miệng của bé nhiều hơn phần ở dưới.
  • Miệng và lưỡi của con không cọ xát vào da vú và núm vú, không làm ngực của mẹ bị tổn thương.

4.Một số bí quyết giúp bé bú mẹ ngoan, thoải mái

Bên cạnh tìm hiểu các tư thế cho trẻ bú đúng cách, mẹ cũng đừng quên một số bí quyết giúp con ti ngoan, thoải mái sau đây:

  • Nhận biết các dấu hiệu trẻ đói như mút tay, quay đầu tìm vú mẹ,…
  • Cho trẻ ôm sát người mẹ giúp con ít quấy khóc, giữ nhịp thở đều hơn. 
  • Quan sát các cử chỉ của trẻ để nhận biết khi nào hết sữa một bên bầu ngực để chuyển sang bên còn lại để con bú.
  • Nhận biết các dấu hiệu bé bú đủ như con tự nhả núm vú, đi vào giấc ngủ,…
  • Hạn chế cho trẻ dùng núm giả vì con sẽ bị nhầm lẫn với ti mẹ, gây trở ngại khi cho con bú.
  • Theo dõi thời gian trẻ ngủ và thức để đảm bảo con bú đủ cữ. Chẳng hạn như với trẻ sau sinh 1 tuần, mẹ nên cho con bú mỗi 3 giờ.
  • Cho trẻ sử dụng loại sữa dễ tiêu hóa, có mùi vị tự nhiên giúp con bú ngoan, hạn chế tình trạng nôn trớ khi bú và các vấn đề về tiêu hóa khác.

Điển hình là sữa Friso Gold – dòng sữa chất lượng được nhiều mẹ Việt tin dùng hiện nay. Sản phẩm giúp trẻ dễ đi tiêu, đi phân đều, đẹp nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 lần bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, dễ tiêu. Ngoài ra, với Friso Gold, mẹ yên tâm bé êm bụng, ngủ ngon giấc, hạn chế tình trạng nôn trớ với nguồn sữa mát được nhập khẩu 100% Hà Lan từ giống bò thuần chủng Holstein. Cùng với hương vị sữa thanh nhạt, thơm ngon, hợp vị giúp con dễ dàng làm quen và uống ngon hơn mỗi ngày. 

tư thế cho bé bú-4

Sữa Friso Gold giúp đi ngoài dễ dàng, đều đặn, êm bụng, êm giấc nhờ thành phần đạm mềm, dễ tiêu hóa.

MUA SẢN PHẨM TẠI

>> Tìm mua ngay sữa Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY.

Bên cạnh đó, Friso Gold Pro cũng là lựa chọn đáng để mẹ cân nhắc. Bên cạnh kế thừa toàn bộ các ưu điểm nổi bật của Friso Gold về thành phần dễ tiêu, vị sữa thanh nhạt, sữa Friso Gold Pro hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm HMO, Probiotics và GOS) thêm lợi khuẩn đường ruột. Nhờ đó nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng, giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong. Đồng thời, sản phẩm được nhập khẩu 100% nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ TrackEasy.

tư thế cho bé bú-5

Tin chọn sữa Friso Gold Pro, mẹ yên tâm trang bị cho con sức đề kháng tự nhiên khỏe mạnh, giúp trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh.

MUA SẢN PHẨM TẠI

>> Mẹ có thể tìm mua sữa Friso Gold Pro chính hãng ngay TẠI ĐÂY.

Bài viết trên đây gợi ý những tư thế cho trẻ bú đúng cách, tránh bị sặc sữa. Hy vọng có thể giúp mẹ có thêm kiến thức nuôi trẻ hữu ích, đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn khỏe mạnh.

Xem thêm