Trẻ ốm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hết bệnh?
Tác giả: Hồng Thủy
Trong những năm tháng đầu đời, vì sức khỏe đề kháng chưa được hoàn thiện nên con thường hay đau ốm. Lúc này, việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, bảo vệ con trước tác nhân gây hại và duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Vậy, khi trẻ ốm nên ăn gì và kiêng gì? Hãy tham khảo bài sau để biết thêm chi tiết nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ốm
Trước khi tìm hiểu bé ốm nên ăn gì, mẹ cần chú ý để chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý nhằm giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Cụ thể:
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng là sữa mẹ. Do đó, khi con ốm mẹ nên tiếp tục cho trẻ uống sữa mẹ và tăng số lần bú mỗi ngày. Trong trường hợp bé không thể bú, mẹ hãy vắt sữa ra rồi đút cho bé.
- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ cần đảm bảo chế độ ăn của con có đủ 4 nhóm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, khi trẻ ốm mẹ cần chế biến món ăn mềm và loãng để giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất nhanh hơn.
2. Trẻ bị ốm nên ăn gì?
Khi bé bị ốm, mẹ nên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn của con:
2.1 Duy trì cho con uống sữa
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tiếp tục cho con bú theo nhu cầu nhằm bổ sung các dưỡng chất quý. Vì sữa không chỉ giúp êm dịu với hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ trẻ tăng cường miễn dịch, bù nước và bù khoáng cho con.
Trường hợp bé dùng sữa công thức, mẹ nên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa và hấp thu, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điểu hình như Friso Gold và Friso Gold Pro – hai dòng sữa công thức được nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Với Friso Gold, sữa hỗ trợ trẻ dễ đi tiêu, đi phân mềm xốp, khuôn phân đẹp, đồng thời hạn chế táo bón, chướng bụng,… nhờ được ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Hơn nữa, sữa cũng giúp trẻ êm bụng, ngon giấc hơn với thành phần đạm mềm dễ tiêu, không bị biến tính. Không chỉ vậy, trẻ con uống sữa ngon miệng hơn nhờ vị sữa thanh nhạt, không chứa đường sucrose, thơm ngon và hợp vị bé.
Friso Gold ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất dễ dàng.
Còn Friso Gold Pro, sản phẩm không chỉ kế thừa những ưu điểm của Friso Gold như hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, uống ngon uống khỏe, mà còn giúp con tăng đề kháng đường ruột tự nhiên với hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất gồm HMO, Probiotics và GOS, giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, sữa được nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng với công nghệ Track Easy bằng cách scan mã QR dưới đáy lon sữa.
Friso Gold Pro – Tăng đề kháng tự nhiên, trẻ tự do khám phá.
2.2 Các loại quả hạch
Nếu mẹ thắc mắc trẻ ốm nên ăn gì thì đừng bỏ qua các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,… Bởi trong những loại quả này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, omega-3 và chất chống oxy hóa,… giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe. Mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp các loại quả này hoặc ăn cùng sữa chua. Lưu ý, sau khi ăn quả hạch, nếu phát hiện trẻ bị nổi ban, ngứa và khó chịu thì nên đưa con đi khám bác sĩ sớm.
2.3 Thịt gà
Trong thịt gà chứa nhiều protein và kẽm giúp trẻ phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Theo đó, mẹ có thể chế biến thịt gà thành nhiều món như cháo gà bí đỏ, súp gà,… để cho bé thưởng thức. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt sẽ gây dư đạm, dẫn đến việc gan, thận làm việc quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe con.
2.4 Sữa chua
Sữa chua chính là đáp án tiếp theo cho thắc mắc trẻ ốm ăn gì cho nhanh khỏe. Bởi, trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, sữa chua con giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh,… Ngoài việc cho trẻ ăn sữa chua nguyên chất, mẹ có thể làm sinh tố hoặc kết hợp với các loại quả hạch để bé ăn ngon miệng hơn.
Trẻ ốm nên ăn gì? Mẹ nên thêm sữa chua vào thực đơn của con.
Nhiều mẹ thắc mắc nên cho bé ăn sữa chua khi nào để phát huy tối đa công dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa của loại chế phẩm này. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trên, đồng thời chia…
2.5 Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như dâu, việt quất, mâm xôi, nho,… có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh. Qua đó, trẻ có được hệ sức khỏe vững vàng, ít bị bệnh hơn. Mẹ có thể cho con ăn trực tiếp hoặc kết hợp quả mọng với sữa chua để thêm phần ngon miệng. Tuy nhiên, nếu trong khi ăn quả mọng trẻ có biểu hiện phát ban, nôn trớ, sưng mắt,… thì mẹ cần ngừng cho trẻ ăn và đưa con đi khám sớm.
2.6 Trái cây họ cam quýt
Nếu mẹ băn khoăn trẻ con ốm nên ăn gì thì đừng bỏ qua các loại trái cây họ cam quýt như cam, ổi, chanh,… Bởi đây là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng hỗ trợ sản xuất interferon – một loại protein chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng miễn dịch, từ đó hạn chế ốm vặt hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây trực tiếp hoặc chế biến thành sinh số để trẻ thưởng thức. Lưu ý, mẹ chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ để hạn chế gây hại cho răng miệng và niêm mạc dạ dày của con.
2.7 Bông cải xanh
Với hàm lượng vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa cao, bông cải xanh hỗ trợ tăng miễn dịch, giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất dễ dàng, từ đó nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy nên, nếu mẹ băn khoăn trẻ ốm nên ăn gì thì đừng bỏ qua các món từ bông cải xanh như súp bí ngô bông cải, súp bông cải thịt gà,…
2.8 Cá hồi
Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều omega-3, không chỉ hỗ trợ trẻ phát triển não bộ mà còn bảo vệ phổi khỏi các vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Với cá hồi mẹ còn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn như súp, cháo,… để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng, từ đó nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Các món cháo, súp,… từ cá hồi sẽ giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng ốm vặt.
2.8 Cà rốt
Beta carotene và vitamin có trong cà rốt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng ốm vặt, hồi phục sức khỏe. Để con yêu nhận được các lợi ích này, mẹ có thể thêm các món sinh tố cà rốt, cháo cà rốt trứng gà, cháo cà rốt bí ngòi,…vào thực đơn của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt để hạn chế tình trạng vàng da, khó tiêu.
2.9 Các loại nấm
Với thành phần kẽm dồi dào nên các loại nấm có khả năng kháng khuẩn, kháng virus giúp trẻ năng cao sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó cải thiện tình trạng ốm vặt. Do đó, khi con bị ốm mẹ nên thêm các món như cháo nấm thịt bằm, súp nấm thịt gà,… vào thực đơn của trẻ.
2.10 Bí ngô
Trong bí ngô chứa nhiều vitamin A, E, C và chất sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó ngăn chặn các tác nhân gây bệnh vặt ở trẻ nhỏ. Mách mẹ một số món ăn cho bé bị ốm từ bí ngô như canh bí đỏ, bí đỏ hấp, cháo bí đỏ thịt gà,…
3. Trẻ bị ốm nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ ốm nên ăn gì thì mẹ cũng hãy chú ý đến các thực phẩm cần tránh. Cụ thể:
- Thức ăn chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn như bơ đậu phộng, đồ hộp, snack… thường chứa chất bảo quản, hương liệu và một số thành phần gây kích ứng ruột không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Những loại thực phẩm nhiều đường nhân tạo như nước ngọt, bánh kẹo, nước trái cây đóng chai,… sẽ làm ức chế hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ bị ốm sử dụng.
- Hải sản: Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ,… để hạn chế tình trạng kích ứng, khiến trẻ bị dị ứng, đau bụng và nôn trớ.
Khi trẻ bị ốm, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hải sản nhất là các loại có chứa nhiều thủy ngân.
4. Một số điều cần chú ý khi chế biến món ăn cho trẻ bị ốm
Khi chế biến thực phẩm cho trẻ bị ốm, mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Mẹ nên ưu tiên cho trẻ những loại thức ăn mềm như súp, yến mạch, sữa chua,…
- Mẹ chỉ nên cho bé ăn theo nhu cầu, không nên ép ăn khi trẻ không thấy đói hoặc đang mệt mỏi.
- Lựa chọn thực phẩm tươi, đồng thời đảm bảo dụng cụ chế biến vệ sinh.
- Thực đơn cần phải cân bằng và đầy đủ 4 dưỡng chất thiết yếu.
- Với trẻ bị sốt, mẹ có thể bổ sung nước oresol hoặc nước dừa, nước cam vắt để giúp trẻ nhanh khỏe mạnh, tránh mất nước.
Như vậy là mẹ đã biết được thêm nhiều thông tin hữu ích về việc trẻ ốm nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng mẹ sẽ áp dụng thành công những kiến thức này để giúp con yêu cải thiện hiệu quả các triệu chứng ốm vặt, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
> Tìm hiểu thêm: Sữa Friso có tốt không?