Trẻ 8 tháng ăn được gì? Gợi thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Tác giả: Hồng Thủy

Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhai và nuốt tốt, ngoài ra bé còn bắt đầu học bò và hiếu động hơn. Chính vì vậy, đây là thời điểm trẻ cần được cung cấp dưỡng chất thiết yếu để phát triển tốt và có thêm năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Vậy trẻ 8 tháng ăn được gì và mẹ cần lưu ý gì trong việc xây dựng thực đơn? Mời các mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Trẻ 8 tháng ăn được gì?

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) thì trẻ nên bắt đầu bổ sung các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng cũng khác so với trẻ 6 và 7 tháng tuổi. Theo đó, chế độ dinh dưỡng của trẻ 8 tháng cần đảm bảo các thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa tinh bột: Bao gồm gạo, yến mạch, bánh mì, khoai lang,…
  • Thực phẩm chứa đạm: Ức gà, thịt bò, các, thịt nạc heo, trứng, phô mai,…
  • Thực phẩm chứa chất béo: Dầu gấc, dầu ô liu, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, đậu hà lan,…), bí ngô, bí ngòi, cà rốt, rau chân vịt,… là câu trả lời cho bé 8 tháng ăn được những gì.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau và trái cây như táo, lê, chuối, bơ, kiwi,…

trẻ 8 tháng ăn được gì

Bữa ăn của trẻ 8 tháng tuổi cần đầy đủ các nhóm chất như chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

> Bài viết cùng chủ đề: Trẻ 7 tháng ăn được những gì?

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng

Để trẻ 8 tháng được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, các mẹ có thể tham khảo 5 công thức làm món ăn dặm dưới đây:

2.1 Cháo bí đỏ thịt heo

Bí đỏ là thực phẩm giàu chất xơ và vitamin kết hợp cùng thịt heo có nhiều đạm giúp món ăn dặm vừa dinh dưỡng, vừa ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • Bột gạo
  • Thịt heo nạc.
  • Bí đỏ.
  • Nước mắm ăn dặm.
  • Dầu gấc.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ cho bột gạo vào nồi và đổ nước theo tỷ lệ 1 bột gạo : 5 nước, rồi cho lên bếp nấu.
  • Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt thành những khúc vừa ăn.
  • Bước 3: Bắt nồi nước lên bếp cho thịt và bí đỏ vào luộc đến khi chín thì cho ra 2 chén riêng để nguội.
  • Bước 4: Cắt thịt thành từng miếng vừa vặn rồi đem đi xay nhuyễn. Bí đỏ nghiền nhuyễn mịn.
  • Bước 5: Cháo sắp nhừ, mẹ cho thịt và bí đỏ vào nấu chung. Cháo sôi cho thêm dầu gấc vào và tắt bếp.

2.2 Cháo đậu xanh cá hồi

Cá hồi có vị tươi ngọt và giàu omega 3 tốt cho trí não. Khi chế biến cá hồi cùng đậu xanh chứa nhiều vitamin A, C, E sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho thị lực.

Nguyên liệu:

  • Bột gạo.
  • Đậu xanh không vỏ.
  • Cá hồi.
  • Sữa tươi.
  • Dầu ô liu.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ cho đậu xanh vào ngâm với nước trong 30 phút. Cá hồi rửa sạch, cắt khúc nhỏ và ngâm cùng với sữa tươi, sau đó rửa lại với nước.
  • Bước 2: Cho bột gạo, đậu xanh và nước vào nồi, tiếp đến cho lên bếp nấu thành cháo.
  • Bước 3: Hấp cá hồi chín, rồi cho vào bát riêng. Sau đó, mẹ mang cá hồi đi xay nhuyễn.
  • Bước 4: Khi cháo đậu chín và nhuyễn, mẹ cho cá hồi và dầu ô liu vào rồi tắt bếp.

trẻ 8 tháng ăn được gì-1

Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì? Cháo cá hồi đậu xanh là món ngon không thể bỏ qua.

2.3 Cháo bông cải xanh thịt bò

Món cháo bông cải xanh thịt bò với vị ngọt thanh, cùng nhiều vitamin và dưỡng chất sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn.

Nguyên liệu:

  • Bột gạo.
  • Bông cải xanh.
  • Thịt nạc bò.
  • Dầu ô liu.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ cho bột gạo và nước vào nồi, sau đó bắt lên bếp nấu ở lửa vừa.
  • Bước 2: Rửa sạch bông cải xanh và thịt bò, tiếp đến mang đi hấp chín. Khi thịt và bông cải đã nguội thì mẹ cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cho thịt và bông cải vào nồi cháo khuấy đều, tiếp đó cho thêm dầu ô liu vào. Đợi đến khi cháo sôi thì mẹ tắt bếp và cho bé thưởng thức.

2.4 Cháo cá hồi phô mai

Cá hồi và phô mai đều có vị béo ngậy cùng mùi thơm hấp dẫn giúp mẹ thay đổi đa dạng bữa ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • Gạo.
  • Cá hồi phi lê.
  • Phô mai em bé.
  • Dầu ô liu cho trẻ ăn dặm.
  • Hành khô, tỏi, hành lá.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, ngâm cùng với nước trong 15 – 30 phút, sau đó đem đi nấu.
  • Bước 2: Rửa sạch cá hồi với chanh và ngâm trong sữa tươi để loại bỏ mùi tanh. Sau đó, mẹ rửa lại cá hồi với nước sạch, băm nhỏ và đem đi hấp chín.
  • Bước 3: Hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch và cắt khúc nhỏ.
  • Bước 4: Cho dầu ô liu vào nồi, dầu nóng cho hành, tỏi vào phi thơm. Tiếp đến, mẹ cho cá hồi vào xào sơ qua đến khi dậy mùi thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cá hồi cho vào nồi cháo và khuấy đều khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp. Sau đó, mẹ cho phô mai vào nồi khuấy nhẹ tan ra là đã hoàn thành món cháo cá hồi phô mai.

trẻ 8 tháng ăn được gì-2

Cháo cá hồi phô mai có vị thơm béo, đậm đà thu hút các bé yêu.

2.5 Thịt gà khoai tây nghiền

Thịt gà giàu protein với vị ngọt tươi hòa quyện cùng khoai tây có nhiều tinh bột, chất xơ và mùi vị béo bùi tự nhiên giúp tạo nên món ăn dặm thơm ngon cho trẻ 8 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • Ức gà.
  • Khoai tây.
  • Bột gạo.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và đem đi hấp chín. Sau đó, cho khoai tây ra bát để nguội rồi nghiền nhỏ hoặc xay mịn.
  • Bước 2: Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ và cho vào nồi nấu cùng với khoai tây nghiền. Hỗn hợp sôi thì cho thêm bột gạo vào tạo độ sánh là đã hoàn thành.
Trẻ 8 tháng ăn được trái cây gì? Gợi ý 6 món ngon từ trái cây

Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ nhỏ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để phát triển toàn diện. Lúc này, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua. Vậy trẻ 8 tháng ăn được trái…

3. Nên cho bé 8 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Theo khuyến cáo từ WHO, trẻ nên được duy trì bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi. Vì vậy, trẻ 8 tháng tuổi vẫn cần được bổ sung sữa mẹ kết hợp cùng các món ăn dặm phù hợp. Thông thường, trẻ 8 tháng tuổi cần được đáp ứng 500ml sữa mẹ/ngày kết hợp với 2 – 3 bữa ăn dặm/ngày, cùng 1 – 2 bữa phụ/ngày. Theo đó, mỗi bữa ăn của trẻ 8 tháng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất tương đương với:

  • Thịt/tôm/cá: 50 – 60g
  • Gạo tẻ trắng: 50 – 60g
  • Rau củ, trái cây: 50 – 60g
  • Dầu/mỡ: 15g

Gợi ý cho mẹ lịch ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi

Ngoài những thông tin trẻ 8 tháng ăn được gì, các mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đúng bữa và đúng giờ để giúp con hình thành thói quen ăn uống và hấp thu tốt các dưỡng chất. Dưới đây là khung giờ ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo như:

  • Giữa bữa sáng và bữa trưa: 10h -11h
  • Giữa bữa trưa và bữa chiều: 15h – 16h
  • Bữa tối: 20h30 – 21h30.

4. Bé 8 tháng không nên ăn gì?

Dưới đây là các loại thực phẩm mà mẹ không nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn như:

  • Mật ong: Trong thực phẩm này có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây nên tình trạng táo bón, ngộ độc cho trẻ. Đồng thời trong mật ong còn chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe của con.
  • Thực phẩm nhiều calo: Các món ăn nhiều calo như đồ chiên xào, socola, bơ đậu phộng có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Đồ ăn nhiều gia vị: Các mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn nhiều các loại gia vị. Với muối, trẻ ăn nhiều muối có thể ảnh hưởng đến thận do cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện để lọc muối. Với đường, trẻ ăn nhiều đường có thể ảnh hưởng đến răng và khiến con có cảm giác no nhanh.
  • Hải sản: Các loại hải sản như cua, hàu, ốc, sò,… tuy có nhiều dưỡng chất, nhưng chúng có thể chứa các protein lạ khiến trẻ bị dị ứng.

5. Một số lưu ý khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm

Để trẻ 8 tháng tuổi có thể hấp thu tốt các dưỡng chất trong giai đoạn ăn dặm, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này, các mẹ có thể “bỏ túi” cho mình một vài lưu ý sau:

  • Mẹ không nên cho trẻ ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu.
  • Khi chế biến, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn quá mặn.
  • Trong quá trình ăn, các mẹ nên tránh việc ép con ăn vì có thể gây nên tâm lý sợ hãi, dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn.
  • Các mẹ nên cho trẻ ăn dặm trong khung giờ cố định, không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.
  • Khi cho trẻ ăn canh (cháo), mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn thịt để đảm bảo đủ dưỡng chất.
  • Mẹ nên nấu cháo vừa đủ với sức ăn của trẻ, nhằm tránh tình trạng cho trẻ ăn cháo hâm lại nhiều lần.

Bên cạnh chế độ ăn dặm phù hợp và đầy đủ dưỡng chất, mẹ đừng quên bổ sung đủ lượng sữa để con hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh hơn nhé. Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên chọn sữa cho trẻ 8 tháng tuổi có đạm mềm, tự nhiên giúp con tiêu hóa dễ dàng và hấp thu nhanh các dưỡng chất.

Để trẻ có sức đề kháng tốt, tránh các tác nhân gây hại và khỏe mạnh từ bên trong, nhiều sản phẩm còn hỗ trợ trẻ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên với BioPro+. Hệ dưỡng chất này bao gồm HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn dặm hợp lý giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được gì. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình nuôi dưỡng bé yêu phát triển vững vàng trong những năm tháng đầu đời nhé.

> Tìm hiểu thêm: Sữa Friso có tốt không?

Xem thêm