Bé 9 tháng ăn được những gì? Gợi ý món ăn dinh dưỡng cho trẻ

Tác giả: Hồng Thủy

Trẻ 9 tháng tuổi đã bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, đặc biệt con đã thích nghi được với chế độ ăn dặm đa dạng thực phẩm. Vậy bé 9 tháng ăn được những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển mới của con nhé.

1. Nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?

Trước khi tìm hiểu trẻ 9 tháng ăn được những gì, các mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng trẻ cần trong giai đoạn này. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày
  • 3 bữa ăn chính: Cháo, bột hoặc cơm nhão với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…
  • 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy,…

2. Bé 9 tháng ăn được gì để bắt kịp đà phát triển đạt chuẩn?

Trong chế độ ăn dặm của trẻ 9 tháng, các mẹ cần bổ sung cho con đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, cụ thể là:

2.1 Thực phẩm chứa tinh bột

Bé 9 tháng tuổi ăn được những gì, đó là các thực phẩm có chất tinh bột như gạo, ngô, khoai, bánh mì,… giúp trẻ có thêm năng lượng để có thể hoạt động cả ngày.

2.2 Thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm (protein) có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các tế bào trong cơ thể, đồng thời cấu tạo nên các mô có vai trò bảo vệ cơ thể của trẻ. Gợi ý đến mẹ một vài thực phẩm giàu đạm cho trẻ 9 tháng tuổi như ức gà, thịt heo, thịt bò, trứng, cá, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…), các loại hạt,…

2.3 Bé 9 tháng ăn được những gì? Thực phẩm chứa chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo mà các mẹ có thể cung cấp cho trẻ như dầu ô liu, dầu gấc, cá hồi,… Đặc biệt, các mẹ nên biết rằng chất béo là chất bắt buộc phải có trong chế độ ăn của trẻ, bởi nó giúp trẻ kiến tạo màng tế bào, màng các bào quan, tham gia vào cấu tạo nên phần lớn cấu trúc của hệ thần kinh.

> Tham khảo bài viết: Trẻ 8 tháng ăn được gì?

2.4 Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ

Khi nhắc đến trẻ 9 tháng ăn được những gì, các mẹ không nên bỏ qua các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ. Vì chất xơ hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn, chống tình trạng táo bón và có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, béo phì,… Ngoài ra, vitamin và khoáng chất giúp trẻ củng cố sức khỏe xương răng, và nâng cao hệ thống miễn dịch. Gợi ý đến mẹ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ là trái cây, rau, củ, các loại rau có màu xanh thẫm,…

bé 9 tháng ăn được những gì

Trong chế độ ăn của trẻ 9 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho con từ rau củ, trái cây.

4. Gợi ý các món ăn dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng

Để có thể giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất và ăn ngon miệng trong, các mẹ có thể tham khảo 5 công thức ăn dặm cho trẻ 9 tháng dưới đây:

4.1 Cháo cá hồi bí đỏ

Cá hồi và bí đỏ là những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Đặc biệt vị tươi ngọt của cá hồi, kết hợp cùng vị béo bùi của bí đỏ chắc chắn sẽ khiến bé thích mê.

Nguyên liệu:

  • 40 gam gạo tẻ.
  • 30 gam cá hồi.
  • 30 gam bí đỏ.
  • 5 gam dầu ăn dặm.
  • Hành khô, hành lá, gừng.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ đem cá hồi đi rửa sạch, dùng giấy thấm khô bề mặt cá. Sau đó, cho cá và vài lát gừng vào nồi rồi mang đi hấp cách thủy.
  • Bước 2: Sau khi cá chín, cho cá vào tô và băm nhuyễn. Tiếp đến, mẹ cho chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho hành vào phi thơm rồi cho vào bát riêng.
  • Bước 3: Bí đỏ rửa sạch, bỏ hạt, gọt vỏ và đem đi hấp chín. Sau đó, mẹ cho bí đỏ ra chén và nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Gạo vo sạch, cho cá hồi và gạo vào nồi, rồi cho lên bếp nấu. Khi cháo nhừ, mẹ cho bí đỏ vào nấu sôi thêm vài phút thì tắt bếp. Sau đó, cho thêm hành phi và hành lá vào là có thể cho bé thưởng thức.

4.2 Cháo thịt heo rau mồng tơi

Cháo thịt heo ngọt thanh hòa quyện cùng hương vị đặc trưng của rau mồng tơi giúp trẻ cảm thấy thích thú khi ăn.

Nguyên liệu:

  • 200 gam thịt nạc heo.
  • 10 lá rau mồng tơi non.
  • 1 chén cháo đặc nấu sẵn.
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu.
  • 1 ít muối (nước mắm ăn dặm).

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ dùng muối chà xát thịt, sau đó rửa lại với nước sạch. Tiếp đó, mẹ cho thịt vào nước luộc khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Thịt chín, cho thịt ra bát để nguội, tiếp đến mẹ cắt nhỏ thịt ra và băm nhuyễn.
  • Bước 3: Rau mồng tơi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút. Sau đó, rửa rau mồng tơi qua nước sạch thêm hai lần nữa thì để ráo nước, cắt thành những khúc nhỏ và bỏ vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 4: Bắt nồi lên bếp rồi cho cháo và nước theo tỷ lệ 1 chén cháo đặc : 2 chén nước, khuấy đều cho cháo và nước hòa với nhau, tiếp tục nấu ở lửa vừa.
  • Bước 5: Mẹ cho một ít muối (nước mắm) vào nấu thêm khoảng 2 phút. Khi cháo sôi nhẹ, mẹ cho thịt băm vào đảo đều và nấu thêm 1 phút.
  • Bước 6: Sau 1 phút, cho rau mồng tơi vào tiếp tục khuấy đều đến khi cháo sôi thì tắt bếp.

bé 9 tháng ăn được những gì-1

Bé 9 tháng ăn được những gì? Cháo thịt heo và mồng tơi là món giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn.

4.3 Cháo tôm cải bó xôi

Món cháo này vừa có hương thơm hấp dẫn, vừa mềm mịn hòa cùng vị ngọt tự nhiên của tôm và cải bó xôi giúp trẻ ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • 20 gam gạo.
  • 30 gam tôm.
  • 30 gam cải bó xôi.
  • 5 gam dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Tôm rửa sạch, bóc vỏ và lấy chỉ tôm, sau đó băm nhuyễn. Cải bó xôi, mẹ rửa sạch, để ráo nước và đem đi xay (băm nhuyễn).
  • Bước 2: Mẹ vo gạo sạch, rồi cho gạo và nước vào nồi nấu nhừ.
  • Bước 3: Khi cháo nhừ, mẹ tiếp tục cho tôm và cải bó xôi vào nấu đến khi chín nhuyễn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ cho dầu ăn vào cháo, trộn đều rồi cho ra bát, để nguội và cho bé thưởng thức.

4.4 Cháo trứng gà ngô phô mai

Trứng gà và phô mai là những thực phẩm giàu protein, kết hợp với ngô có nhiều chất xơ và vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên liệu:

  • 100 gam gạo.
  • 1 trái ngô ngọt.
  • 1 quả trứng gà.
  • 1 miếng phô mai em bé.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • 1 ít muối (nước mắm trẻ em).

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, sau đó ngâm với nước khoảng 2 tiếng. Sau đó, cho gạo và nước vào nồi, bắt lên bếp nấu chín nhừ.
  • Bước 2: Ngô lấy hạt, bỏ vào máy xay nhuyễn với 100ml nước.
  • Bước 3: Sau khi cháo nhừ, mẹ cho ngô vào trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.
  • Bước 4: Đập trứng vào trong chén rồi đánh tan đều, tiếp đến mẹ cho từ từ trứng vào nồi cháo, một ít muối và tiếp tục khuấy đều đến khi trứng chín thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho dầu ăn và phô mai vào khuấy, đến khi phô mai tan ra thì có thể cho bé thưởng thức.

4.5 Cháo gà yến mạch

Cháo gà yến mạch có nhiều protein, vitamin và chất xơ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Nguyên liệu:

  • 100 gam thịt ức gà.
  • 200 gam yến mạch.
  • 50 gam đậu hà lan.
  • 1 củ cà rốt.
  • 1 muỗng canh dầu ô liu.
  • 1 muỗng cà phê nước mắm ăn dặm.
  • Hành tím, hành lá.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch gà, loại bỏ phần da, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Sau đó, mẹ rửa sạch thịt gà lại với nước và để ráo, tiếp đó cắt thịt thành từng khúc nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn (băm nhỏ).
  • Bước 2: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành những sợi nhuyễn. Đậu hà lan tách vỏ và rửa với nước.
  • Bước 3: Bắt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu sôi, mẹ cho hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đến, mẹ cho thịt gà vào đảo đến khi thịt chín thì tắt bếp.
  • Bước 4: Thịt gà và nước cho vào nồi nấu trên bếp ở lửa lớn. Khi nước sôi, cho yến mạch vào đảo đều, nấu trong 5 phút.
  • Bước 5: Sau 5 phút, mẹ cho cà rốt, đậu hà lan vào nấu cùng đến khi cháo chín nhừ thì tắt bếp.

bé 9 tháng ăn được những gì-2

Thịt gà và yến mạch kết hợp tạo nên món cháo béo, ngọt, thơm ngon là câu trả lời phù hợp cho bé 9 tháng tuổi ăn được những gì.

4. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Các mẹ có thể tập thói quen ăn uống cho trẻ bằng cách cho con ăn đúng bữa, đúng giờ, từ đó hỗ trợ trẻ hấp thụ các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Gợi ý đến mẹ 2 thời khóa biểu ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi:

Thời khóa biểu 1:

  • 4 – 5 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.
  • 7 – 8 giờ: Ăn cháo.
  • 9 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.
  • 11 giờ: Ăn cháo.
  • 14 giờ: Ăn xế với trái cây, sữa chua, phô mai,…
  • 15 giờ: Uống nước trái cây.
  • 16 giờ: Ăn cháo.
  • 18 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.
  • 21 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.

Thời khóa biểu 2:

  • 4 – 5 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.
  • 7 – 8 giờ: Ăn cháo hoặc uống sữa.
  • 11 giờ: Ăn cháo hoặc uống sữa.
  • 14 giờ: Ăn xế như trái cây, sữa chua,…
  • 15 giờ: Uống nước trái cây.
  • 16 giờ: Ăn cháo hoặc uống sữa.
  • 21 giờ: Bú mẹ/Uống sữa.

5. Trẻ 9 tháng tuổi không nên ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu những thông tin về bé 9 tháng ăn được những gì, dưới đây là một vài loại thực phẩm mà trẻ 9 tháng tuổi không nên ăn mà các mẹ nên biết:

  • Mật ong: Bởi vi khuẩn Clostridium botulinum có trong mật ong có thể khiến trẻ bị nhiễm độc tố gây nên tình trạng kén ăn, teo cơ bắp,… Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Lòng trắng trứng: Bởi trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng có thể bị dị ứng.
  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Cá thu, cá kình, cá kiếm,… có chứa hàm lượng cao thủy ngân gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thần kinh của trẻ.
  • Thức ăn nêm nếm nhiều đường hoặc nhiều muối: Nếu mẹ cho nhiều muối vào thức ăn của trẻ có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của con. Ngoài ra, mẹ cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường có thể khiến con giảm hấp thu chất dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và béo phì sau này.

6. Một số lưu ý khi cho trẻ 9 tháng ăn dặm

Khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dưỡng chất.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ ít tới nhiều, từ loãng đến đặc để con có thể làm quen với các dạng thức ăn mới.
  • Khi trẻ không muốn ăn, mẹ không nên ép, vì có thể làm trẻ có tâm lý sợ ăn, hoặc có thể nôn trớ.
  • Cháo ăn dặm của trẻ cần nấu lượng vừa đủ, phù hợp với sức ăn của trẻ để tránh tình trạng trẻ ăn cháo hâm lại nhiều lần.
  • Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu dưỡng chất thật tốt và quá trình ăn dặm của con trở nên thuận lợi. Với trẻ dùng sữa công thức, nếu mẹ bổ sung cho loại sữa chứa đạm biến tính có thể khiến con bị khó tiêu, táo bón, chậm tăng cân,… Vì vậy, các mẹ nên chọn sữa cho trẻ 9 tháng tuổi có thành phần đạm mềm, tự nhiên để trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Sữa công thức còn hỗ trợ trẻ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ có hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này gồm HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong.

Qua bài viết này, mong rằng các mẹ đã tìm được cho mình câu trả lời phù hợp cho thắc mắc bé 9 tháng ăn được những gì. Từ đó, mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với trẻ và thêm tự tin đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn.

> Tìm hiểu thêm: Sữa Friso có tốt không?

Xem thêm