Trẻ 6 tuổi biếng ăn – Nên làm gì để con ăn ngon, tăng cân đều?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ 6 tuổi biếng ăn là một tình trạng đáng quan tâm hơn so với giai đoạn khác bởi lúc này, con đã bắt đầu đi học tiểu học. Nếu không được hấp thu đủ chất, có thể ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, học tập, cũng như sức khỏe của trẻ sau này. Vậy thì cách khắc phục biếng ăn ở trẻ 6 tuổi như thế nào hiệu quả? Friso mời bố mẹ tiếp tục tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ.
1. Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi bị biếng ăn
Tình trạng biếng ăn ở trẻ 6 tuổi đến từ một số nguyên nhân sau đây:
1.1. Thực đơn món ăn không đa dạng
Trẻ 6 tuổi đã ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau giống như người lớn. Vì vậy, thực đơn hằng ngày cần thay đổi thường xuyên để kích thích vị giác và giúp con ăn ngon miệng. Nếu mẹ chỉ nấu lặp lại một món với tần suất quá dày có thể làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa.
1.2. Trẻ bị thiếu chất
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ 6 tuổi biếng ăn có phải là do thiếu chất không và đó là nhóm vi chất nào. Đáp án chính là nhóm vitamin B, kẽm, sắt, selen, lysine, chất xơ. Các dưỡng chất này hỗ trợ cải thiện vị giác, kích thích trẻ ăn ngon miệng và cảm thấy thèm ăn hơn. Vì vậy, nếu bị thiếu hụt có thể khiến trẻ lười ăn, về lâu dài tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi.
Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…
1.3. Trẻ ăn vặt nhiều trước bữa chính
Nhiều phụ huynh chiều chuộng, cho con ăn đồ vặt quá nhiều trước khi ăn bữa chính, dẫn đến trẻ no bụng, không còn hào hứng với bữa ăn tiếp theo.
Điều quan trọng hơn là đồ ăn vặt không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như bữa chính. Vì thế, nếu trẻ thường xuyên ăn vặt mà bỏ qua bữa chính, có thể khiến con bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
1.4. Trẻ không tập trung khi ăn
Một số gia đình cũng cho phép con vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi cùng đồ chơi để tạo niềm vui khi ăn uống. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến trẻ mất tập trung, quên cảm giác thèm ăn và dễ trở nên biếng ăn.
1.5. Trẻ bị bố mẹ la mắng, thúc ép khi ăn
Trẻ 6 tuổi đã nhận thức rõ ràng về mọi thứ xung quanh, kể cả những gì bố mẹ nói. Vì thế, nếu phụ huynh không kiên nhẫn, thường xuyên quát mắng mỗi khi con ăn chậm, có thể khiến trẻ áp lực, sợ hãi và càng biếng ăn hơn.
1.6. Trẻ 6 tuổi biếng ăn do mọc răng
Khi trẻ được 6 tuổi, răng số 6 (răng hàm vĩnh viễn) bắt đầu xuất hiện trong cung hàm để hoàn thiện chức năng nhai tốt hơn. Tuy nhiên, các răng mọc lên gây sưng, đau nhức và làm cho trẻ nhai, nuốt khó khăn. Vì vậy, trẻ 6 tuổi không muốn ăn, thường xuyên bỏ bữa cũng là do nguyên nhân này.
1.7. Trẻ 6 tuổi chán ăn do bệnh lý về tiêu hóa
6 tuổi là thời điểm trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học. Việc phải ăn uống ở môi trường hoàn toàn mới, cũng như có nhiều tác nhân gây hại xung quanh, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Khi ấy, ảnh hưởng của các bệnh lý này cũng làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.
Ngoài ra, còn có một số bệnh lý như cảm cúm, viêm tai, mũi, cổ họng, sốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi chán ăn, mất năng lượng trong sinh hoạt thường ngày.
2. Trẻ 6 tuổi biếng ăn cần làm gì để khắc phục?
Để trẻ 6 tuổi được ăn ngon ăn khỏe trở lại, bố mẹ có thể thử ngay một vài cách sau đây:
2.1. Làm mới thực đơn mỗi ngày để trẻ không cảm thấy chán
Phụ huynh nên cho con thưởng thức mỗi ngày là các món khác nhau, được chế biến linh hoạt theo nhiều cách như băm, xay, hầm, hấp, kho, rán để vừa kích thích thèm ăn, vừa thay đổi khẩu vị của trẻ. Ngoài ra, thực đơn được trang trí bắt mắt, hấp dẫn cũng là một điểm cộng rất lớn, giúp trẻ cảm thấy hứng thú với việc ăn uống.
2.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Để tránh tình trạng trẻ biếng ăn do thiếu chất, bố mẹ nên xây dựng thực đơn khoa học, có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin – khoáng chất. Đồng thời, hãy cho con uống sữa mỗi ngày để trẻ có thêm năng lượng, thuận lợi trong việc học tập, vui chơi và khám phá.
Các sản phẩm sữa công thức có chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides hỗ trợ tăng cường hoạt động tiêu hóa. Nhờ vậy mà trẻ cũng ăn ngon miệng, hấp thu nhanh hơn và tăng cân đều đặn. Sữa bổ sung thêm chất xơ PureGOS giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho trẻ. Khi có chiếc bụng khỏe thì trẻ cũng ăn uống ngon miệng, không còn chán ăn vì vấn đề tiêu hóa “quấy nhiễu”.
Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều HMO (dưỡng chất quý trong sữa mẹ), hỗ trợ tăng cường đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi tác hại của mầm bệnh xung quanh. Nhờ đó, con được khôn lớn suôn sẻ, thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài.
2.3. Kiểm soát đồ ăn vặt của trẻ
Ngoài chú ý không cho con ăn đồ vặt trước bữa chính thì phụ huynh cũng phải kiểm soát đồ ăn vặt của trẻ. Cụ thể, hãy cắt giảm snack, kẹo, nước ngọt, gà rán, khoai tây chiên, pizza. Bởi, các món ăn này càng dùng nhiều, càng tăng nguy cơ sâu răng, thừa cân – béo phì ở trẻ.
Tốt hơn, mẹ nên cho con ăn sữa chua, trái cây khô vào bữa phụ, vừa có nhiều dưỡng chất, vừa thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, kích thích thèm ăn ở trẻ cho các bữa tiếp theo.
2.4. Tập cho trẻ thói quen tập trung khi ăn uống
Phụ huynh hãy cất gọn đồ chơi của trẻ, không nên cho con vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi. Nhờ vậy, trẻ có thể tập trung vào bữa ăn hơn, tránh được ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa.
2.5. Cho trẻ ăn khi con thực sự đói
Khi trẻ đói bụng, trẻ có thể ăn ngon miệng và nhiều hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho con ăn khi con thật sự đói.
Bên cạnh đó, khi phát hiện trẻ đã no và không muốn ăn nữa thì phụ huynh cũng nên dừng lại. Không cáu gắt, giận dữ hay ép buộc trẻ phải ăn hết, mà có thể bổ sung thêm bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng cho con.
2.6. Chế biến món ăn mềm, dễ nuốt nếu trẻ không khỏe
Đối với trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt, đau nướu và không muốn ăn uống, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc giảm đau, giảm sốt an toàn cho con. Ngoài ra, hãy ưu tiên chế biến món ăn mềm, lỏng để trẻ dễ hấp thu, tránh cơn đau khó chịu và không ảnh hưởng đến khẩu vị.
2.7. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ vào nhiều khung giờ khác nhau. Mỗi khung giờ cho con ăn một lượng vừa phải. Như vậy, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp trẻ không cảm thấy quá no và mong chờ đến các bữa tiếp theo.
2.8. Thường xuyên cho trẻ vận động
Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Khi ấy, trẻ cũng cảm thấy nhanh đói và ăn uống ngon miệng, từ đó khắc phục vấn đề biếng ăn. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện một số môn thể thao như đi bộ, nhảy dây, đá banh, bơi lội khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều này còn tăng cường thể lực và cải thiện tinh thần của con đấy!
2.9. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Đối với trẻ 6 tuổi chán ăn trong thời gian dài, có dấu hiệu suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển, khuyến khích bố mẹ nên đưa con đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, đề xuất cách khắc phục hiệu quả hơn, giúp con ăn ngon trở lại và phát triển ổn định.
3.Có nên bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ 6 tuổi biếng ăn không?
Khi trẻ biếng ăn, không tăng cân đều đặn, nhiều phụ huynh đã cho con dùng vitamin tổng hợp với mục đích giúp trẻ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi chưa qua thăm khám cụ thể thì bố mẹ vẫn chưa biết được trẻ đang thiếu chất nào và cần bổ sung với hàm lượng bao nhiêu. Vì vậy, tự ý cho trẻ uống vitamin lúc này là không đúng cách, dễ gây ra phản tác dụng và nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Cách tốt nhất là phụ huynh nên đưa con đi khám với bác sĩ, để xác định được nguyên nhân gây biếng ăn có phải là do thiếu chất hay không. Nếu có, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về loại vitamin và liều lượng phù hợp, đồng thời tuân theo hướng dẫn khi bổ sung để đảm bảo an toàn cho trẻ.
4.Thực đơn cho bé 6 tuổi biếng ăn
Sau đây là thực đơn một tuần với đa dạng thực phẩm, giúp trẻ 6 tuổi biếng ăn được ăn ngon, ăn khỏe trở lại:
Thứ | Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa phụ chiều | Bữa tối |
2 | Bánh mỳ pate, sữa | Ngũ cốc dinh dưỡng | Cá chép om dưa, rau củ luộc, trái cây | Bánh khoai nước dừa | Thịt kho tàu, canh cua |
3 | Cháo trai rau hành, sữa | Khoai lang, sữa chua | Mực xào cần tỏi, nộm rau muống, canh mướp mồng tơi | Bánh quy, sữa | Cá rô phi rán, đậu phụ trắng, canh tôm chua |
4 | Bún riêu cua, trái cây | Bánh bông lan | Thịt ba chỉ cuộn nấm kim châm rán, xúc xích hình bạch tuộc, đậu bắp luộc | Sữa sen tươi | Trứng rán ngải cứu, rau cải xào nấm hương, canh chua cá |
5 | Cháo đậu xanh thịt bằm, nước ép cà rốt | Sữa gạo rang | Tôm rim, canh bí đỏ nấu xương, củ cải luộc, trái cây | Bánh bao khoai môn | Thịt rang, canh chua cà pháo và thịt bằm nấu mẻ |
6 | Bún hải sản, sữa | Bim bim rau củ | Thịt bò xào ớt chuông, mướp xào giá đỗ, canh hến bí xanh | Sữa chua | Cá viên bí đao, ngó sen xào, canh đậu hũ thịt bằm |
7 | Bánh cuốn nóng, sữa | Sữa bí đỏ | Mướp đắng nhồi thịt hấp, rau xào thập cẩm, canh cà chua trứng | Bánh khoai | Cánh gà chiên xù, su hào luộc, canh bí xanh thịt bằm |
CN | Xôi trứng, sữa | Chè khoai dẻo | Thịt bò hầm khoai tây, cà rốt, canh cải xanh thịt bằm | Sữa chua dẻo | Trứng hấp hành, canh rau dền nấu thịt, mướp luộc |
Hi vọng với chia sẻ trên đây, bố mẹ đã nắm rõ vì sao trẻ 6 tuổi biếng ăn và có biện pháp khắc phục phù hợp, giúp con sớm ăn ngon miệng trở lại. Không chỉ giai đoạn này, mà ở độ tuổi phát triển khác, Friso còn có bài viết liên quan về cách xử lý tình trạng biếng ăn cho trẻ. Phụ huynh hãy tiếp tục theo dõi và tham khảo TẠI ĐÂY để “bỏ túi” thêm các mẹo hữu ích nhé!