5 thực phẩm ‘vàng’ tăng sức đề kháng cho trẻ khi chuyển mùa
Tác giả: Lê Uyên
Để hạn chế nguy cơ trẻ mắc cảm cúm vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cần chủ động tăng sức đề kháng cho bé. Trong đó, việc nâng cao đề kháng bằng các thực phẩm dùng hàng ngày được rất nhiều bố mẹ ưa chuộng. Hãy cùng khám phá 5 thực phẩm “vàng” có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ mà bạn có thể tìm thấy tại nhà.
Cảm cúm là bệnh vô cùng phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em khi vào thời điểm giao mùa
1. Vì sao cần tăng đề kháng cho bé khi giao mùa?
Các số liệu hằng năm cho thấy, thời điểm giao mùa (nhất là thu đông), số lượng các bé nhập viện tăng cao. Trong đó, rất nhiều trẻ mắc bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa: viêm họng, hen suyễn, tiêu chảy cấp… đặc biệt là cảm cúm.
Nguyên nhân là do từ tháng 7 đến tháng 12 chính là thời điểm virus cúm tấn công mạnh nhất, trong khi đó hệ miễn dịch của bé còn non nớt khó để chống lại sự tấn công của virus. Nếu không sớm chữa khỏi dễ dẫn đến những bệnh lý viêm đường hô hấp, viêm nhiễm ngoài hô hấp hoặc thậm chí là có thể gây tử vong nếu trẻ có mắc bệnh lý nền mãn tính. Do đó, các chuyên gia thường khuyên bố mẹ không nên coi thường cảm cúm khi giao mùa, thay vào đó là nên tập trung nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ sớm.
2. Gợi ý 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng ngay trong tủ lạnh nhà bạn
Có rất nhiều thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe ngay trong gian bếp mà bạn không ngờ tới
2.1. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm thơm ngon được tạo nên từ quá trình lên men, từ đó tạo nên vi khuẩn enzym proteaza rất có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó, quá trình lên men này còn mang đến các chất probiotics và prebiotics giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Một số nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ dùng sữa chua thường xuyên có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng liên cầu thấp hơn 19% so với những trẻ không dùng.
Nhiều mẹ thắc mắc nên cho bé ăn sữa chua khi nào để phát huy tối đa công dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa của loại chế phẩm này. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trên, đồng thời chia…
2.2. Quả óc chó
Quả óc chó có axit béo omega-3 lành mạnh. Ngoài tốt cho não bộ, axit béo omega-3 còn hỗ trợ giảm nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Hơn thế nữa, quả óc chó rất dễ kết hợp cùng những thực khác như rắc vào hỗn hợp sữa chua hoặc trên ngũ cốc.
2.3. Trái cây và rau
Trong những thực phẩm vàng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho bé, không thể bỏ qua bộ đôi trái cây và rau. Trong đó những loại trái cây và rau có nhiều vitamin C cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh và khoai lang có khả năng tăng cường sức khỏe hiệu quả hơn. Vì thế, đừng quên bổ sung chất xơ cho bé mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho bé cũng như các thành viên trong gia đình.
Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…
2.4. Thịt nạc
Thực phẩm tưởng chừng vô cùng bình thường nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao đề kháng cho bé chính là thịt nạc. Trong thịt nạc có protein rất quan trọng để giữ sức. Đồng thời, thịt nạc cũng chứa kẽm có tác dụng giúp các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng rất tốt.
2.5. Gừng
Gừng không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc khi nấu ăn trong gian bếp của người Việt mà còn là bài thuốc điều trị cảm cúm đã được ông cha ta áp dụng từ xưa. Nhờ tính chất sinh nhiệt nên gừng giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và lưu thông máu, tác dụng kháng viêm, giảm đau họng và bệnh khác.
Cách sử dụng cho bé vô cùng đơn giản. Theo đó mẹ chỉ cần sử dụng tinh dầu gừng hòa cùng nước tắm, kết hợp với massage nhẹ nhàng cho bé. Việc này sẽ giữ ấm cơ thể bé vào thời điểm giao mùa cũng như phòng tránh các bệnh cảm cúm.
3. Những giải pháp khác giúp tăng đề kháng cho bé hiệu quả
3.1. Hãy đảm bảo bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, chiều cao và cả sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, để nâng cao hệ miễn dịch cho bé, bạn cần đảm bảo bé ngủ 8 – 11 tiếng tùy theo độ tuổi.
3.2. Vận động đều đặn
Vận động 30 – 60 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe cho bé. Hơn thế nữa, vận động còn giúp tiêu hao năng lực, từ đó giúp bé ăn và ngủ ngon hơn.
3.3. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường
Mặc dù hầu hết các cơn cảm lạnh sẽ tự hết trong vòng 1 tuần, thế nhưng bệnh vẫn có gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi có những biểu hiện như sốt cao hơn 38,0°C, ho ra nhiều chất nhầy, khó thở, đau ngực…
Bố mẹ không nên chủ quan trước những triệu chứng cảm cúm bất thường của bé
Trên đây là những gợi ý về những thực phẩm vàng giúp bé tăng sức đề kháng hiệu quả vào thời điểm giao mùa. Song song với việc bổ sung dưỡng chất, bố mẹ còn cần cho bé ngủ và vận động đều đặn. Đặc biệt, nếu thấy những dấu hiệu bất thường, bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/cach-tang-suc-de-khang-cho-tre