Tam cá nguyệt thứ 3: Để có kỳ thai an toàn mẹ cần lưu ý gì?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần nào? Cần chú ý gì ở giai đoạn này? – Là các vấn đề được nhiều mẹ bầu rất quan tâm, bởi đây là lúc “thiên thần nhỏ” sắp sửa chào đời. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ chia sẻ với mẹ các thông tin hữu ích liên quan đến tam cá nguyệt thứ 3, cùng những lưu ý cần biết để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tam cá nguyệt thứ 3 tính từ tuần bao nhiêu?

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, tính từ tuần 28 đến tuần 40. Lúc này, cả mẹ và bé sẽ có những thay đổi rõ rệt về thể chất.

Theo đó, khi mang thai 3 tháng cuối thai phụ sẽ gặp vô vàn thách thức về cả thể chất và cảm xúc. Do thai nhi ngày càng phát triển sẽ tạo áp lực lên khung xương khiến cơ thể mẹ càng nặng hơn, khó di chuyển và giữ thăng bằng. Hơn nữa, ngày dự sinh cũng gần kề, mẹ bầu cũng sẽ thường xuyên lo lắng về quá trình chuyển dạ, “vượt cạn” hay cách chăm sóc, nuôi con sau này. Tuy nhiên, các thay đổi này đều bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn mang thai đặc biệt quan trọng đối với cả mẹ và bé.

Tam cá nguyệt là gì? Những điều mẹ bầu nên biết

Tam cá nguyệt là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình tham khảo các tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về sinh sản, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ…

2. Những điều mẹ cần biết trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, cả mẹ lẫn thai nhi đều có nhiều thay đổi rõ rệt. Thai phụ cần nắm rõ để dễ dàng kiểm soát sức khỏe của bé và bản thân.

2.1. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng cuối

Trong giai đoạn này, cơ thể con sẽ dần phát triển và hoàn thiện hơn để chuẩn bị chào đời. Theo đó, bé sẽ thay đổi theo từng tuần cụ thể như sau:

  • Tuần thứ 28: Bé tương tự như quả thơm mật, nặng khoảng hơn 1 kg, dài khoảng 37,6 cm, xương đùi dài 54 mm. Lúc này, con dần hoàn thiện cơ bắp, đồng thời cũng cải thiện chức năng thị giác tốt hơn.
  • Tuần thứ 29: Con yêu nặng khoảng 1153 g, dài khoảng 38,6 cm trông như quả bí nghệ. Trong tuần này, hệ tiêu hóa của con đã hoạt động tốt hơn, đôi mắt mở một phần và làn da cũng trở nên mịn màng hơn.
  • Tuần thứ 30: Thai nhi nặng khoảng 1400 g, dài khoảng 39,9 cm, xương đùi dài 57mm, mẹ có thể tưởng tượng con y như quả bắp cải lớn. Lúc này, tay và chân con đã khỏe mạnh hơn có thể đá bụng, uốn lượn, xoay người.
  • Tuần thứ 31: Bé ở tuần 31 tương tự như quả dứa, nặng khoảng 1502g và dài khoảng 41,1 cm. Lúc này, hệ thần kinh, mạch máu, phổi, xương của con dần hoàn thiện hơn, đồng thời tóc và móng tay của tiếp tục phát triển.
  • Tuần thứ 32: Thai nhi nặng khoảng 1,7 kg, dài khoảng 42 cm, xương đùi dài 61 mm. Con ở tuần này vẫn tiếp tục cử động, thậm chí còn có thể đổi kiểu sang trườn, duỗi cơ thể.
  • Tuần thứ 33: Bé yêu lúc này nặng khoảng 1918g và dài khoảng 43,7 cm nhìn tương tự quả dưa hấu. Lúc này, xương của con dần cứng cáp hơn, đồng tử cũng thay đổi kích thước và biết phản ứng lại với kích thích của ánh sáng.
  • Tuần thứ 34: Con có cân nặng khoảng 2.1 kg, dài khoảng 45 cm, xương đùi dài khoảng 64cm. Thời điểm này, xương và não bộ của bé dẫn hoàn thiện hơn. Ngoài ra, nếu là bé trai thì tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu.
  • Tuần thứ 35: Thai nhi lúc này nặng 2383 g, dài khoảng 46,2 cm nhìn khá giống quả dưa hoàng kim. Ở tuần này, hệ tiêu hóa và phổi của bé gần như hoàn thiện.
  • Tuần thứ 36: Hiện con có chỉ số cân nặng là 2383 kg, dài khoảng 46,2 cm, xương đùi dài 67 – 68 mm. Giờ đây, phổi của bé đã hoàn thiện đảm bảo chức năng hô hấp sau sanh hoạt động bình thường. Tim thai khoảng 120 – 160 1/p khi con cử động, nhịp tim sẽ tăng lên biểu hiện sự hoàn thiện của hệ thần kinh.
  • Tuần thứ 37: Con yêu lúc này tương tự quả đu đủ lớn, nặng khoảng 2859 g và dài khoảng 48,6 cm. Lúc này, con sẽ quay đầu di chuyển dần vào vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” cùng mẹ.
  • Tuần thứ 38: Hiện bé dài khoảng 49,8 cm, nặng khoảng 3 kg, xương đùi dài 70 – 71 mm. Lúc này, lớp vernix (chất nhớt bảo vệ da khỏi nước ối) bong ra, lớp lông tơ cũng rụng dẫn, chỉ còn một ít trên vai và lưng. Lòng bàn tay, chân có nhiều nếp nhăn và phổi cũng đã phát triển hoàn thiện.
  • Tuần thứ 39: Con lúc này tương tự như quả dưa hấu nhỏ nặng khoảng 3288 g và dài khoảng 50,7 cm. Bé ở tuần này đã phát triển hoàn thiện về thể chất, con ngủ nhiều hơn và ít di chuyển lại do không gian bụng bị thu hẹp.
  • Tuần thứ 40: Em bé hiện đã dài khoảng 51,2 cm và cân nặng khoảng 3,5 kg. Ở tuần cuối này, tất cả các cơ quan của bé đều được cấu tạo hoàn chỉnh, ngoại trừ phổi sẽ hoàn thiện sau khi sinh.

2.2. Mang thai 3 tháng cuối, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Đi cùng sự phát triển của bé thì cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi hơn vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này, cụ thể như:

  • Thân nhiệt tăng: Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ thấy thân nhiệt cơ thể tăng cao, nóng bức, dễ đổ mồ hôi hơn. Điều này là do lưu lượng máu tăng cùng nội tiết tố thay đổi gây ra.
  • Tăng cân: Trong tam cá nguyệt thứ 3, thai phụ sẽ tăng thêm từ 0,2 đến 0,5 kg mỗi tuần. Đến tuần thứ 40, tổng cân nặng mẹ bầu tăng sẽ khoảng 11- 15 kg. Số cân tăng thêm này bao gồm trọng lượng của bé, nhau thai, mô vú, thể tích máu, nước ối và chất lỏng.
  • Xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton – Hicks: Đây là cơn gò giả để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, tuy không đau nhiều như cơn đau thật nhưng cũng mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ.
  • Dịch âm đạo nhiều hơn: Càng gần ngày sinh, thai phụ sẽ thấy dịch âm đạo đặc, trong hoặc hơi có máu. Điều này là do cổ tử cung bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
  • Đi tiểu thường xuyên: Hiện tượng này là do thai nhi phát triển tạo áp lực lên bàng quang khiến mẹ muốn đi vệ sinh nhiều lần hơn (trên 7 lần mỗi ngày). Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ bị són tiểu khi ho, hắt hơi, cười hay tập thể dục.
  • Sữa non xuất hiện: Ở tam cá nguyệt thứ 3, một vài giọt sữa non màu vàng loãng bắt đầu chảy ra từ bầu vú.
  • Đau lưng: Do cân nặng tăng, tạo áp lực lên lưng gây ra các cơn đau lưng cho thai phụ. Đồng thời, mẹ bầu cũng cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu và hông do dây chằng bị nới lỏng để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.

mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu sẽ tăng từ 0,2 – 0,5 kg trong thời gian mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, đây là dấu hiệu bình thường mẹ không nên lo lắng.

3. Mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý gì để có kỳ thai an toàn, khỏe mạnh?

Để khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 3 đảm bảo an toàn, khỏe mạnh mẹ cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho mẹ và bé

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất như Canxi, magie, DHA, Axit folic,… Các chất này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm bớt chuột rút  thai phụ. Đồng thời sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu hệ xương, thần kinh và não bộ, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh sau sinh. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này qua những thực phẩm như thịt đỏ, thịt nạc, trái cây, rau có màu đậm, yến mạch, sữa và các thực phẩm từ sữa, dầu cá…

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm tránh tình trạng cơ thể mất nước, giảm táo bón và chuột rút hiệu quả.

Song song với việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên kết hợp dùng thêm sữa bầu để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, tạo nền tảng sức khỏe cho bé ngay từ bên trong, đồng thời giúp mẹ tăng cường năng lượng, thoải mái trải qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.

Hiện nay, sữa bầu là dòng sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi mang đến hệ dưỡng chất cần thiết gồm Canxi, Axit Folic, Sắt, DHA, Vitamin B12… Các chất này có tác dụng giúp con hoàn thiện hệ xương chắc chắn, thúc đẩy phát triển trí não, cải thiện thị giác hỗ trợ bé thông minh hơn.

Ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, sữa còn các tác dụng cải thiện sức khỏe thai phụ hiệu quả. Cụ thể, sữa chứa khoáng chất Magie và các Vitamin nhóm B hỗ trợ tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả. Đồng thời, sự kết hợp này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, ngủ ngon giấc hơn.

3.2. Duy trì lối sống lành mạnh

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả thai nhi. Cụ thể, mẹ cần chú ý:

  • Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, kegel để các cơ sàn chậu được săn chắc và hỗ trợ quá trình sinh diễn ra dễ dàng hơn.
  • Thai phụ nên tập tư thế ngủ phù hợp cho giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, cụ thể mẹ nên nằm nghiêng bên trái, kê một chiếc gối giữa 2 chân nhằm giảm áp lực lên tử cung, cải thiện giấc ngủ.
  • Không sử dụng những chất không lành mạnh như thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng chất gây nghiện khi mang thai để hạn chế con dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, non tháng.
  • Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng và tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất gây hại cho bản thân và thai nhi.

3.3. Thường xuyên thăm khám thai

Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cần khám thai mỗi tháng 1 lần tuy nhiên từ tuần thứ 30 thì tần suất khám nên tăng thành 2 tuần/lần và từ tuần thứ 36 trở đi thì thai phụ nên đi khám 1 tuần/lần để theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe mẹ và bé.

Khi khám thai mẹ bầu phải thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm như đo huyết áp, cân nặng của bản thân, đếm cử động thai, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (ở tuần 36), đo bề cao tử cung, nước ối…

quá trình mang thai 3 tháng cuối

Khi bước vào giai đoạn tam nguyệt thứ 3, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai để theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Các mốc khám thai quan trọng nhất mà mẹ bầu nên ghi nhớ

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên lưu ý các mốc khám thai quan trọng để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi, đồng thời xác định sức khoẻ của bà mẹ. Ngoài ra, việc khám thai định kỳ còn giúp mẹ được điều trị kịp thời…

3.4. Tìm hiểu và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Trong thời gian mang thai 3 tháng cuối, nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần mau chóng đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.

  • Chuyển dạ sinh non: Trong tam cá nguyệt thứ 3 nhất là từ tuần thứ 37, nếu có các dấu hiệu đáng ngờ như căng tức ở bụng dưới, âm đạo co thắt…
  • Vỡ nước ối: Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất, mẹ bầu sẽ cảm giác có dòng nước chảy ra rất nhanh, mạnh và đột ngột từ đường âm đạo nhưng không có cảm giác đau.
  • Chảy máu âm đạo: Khi mẹ thấy âm đạo chảy máu, bụng rất đau và đau liên tục và bị sốt thì nên tìm đến bác sĩ ngay.
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật khi mang thai 3 tháng cuối là một biểu chứng nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức. Bởi nếu chậm trễ, tình trạng này sẽ dẫn đến sản giật hoặc co giật, suy thận thậm chí là tử vong.

3.5. Một số việc mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối

Ngoài ra, mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ nên tránh những điều sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc, nhất các các loại điều trị mụn trứng cá, bệnh cao huyết áp…
  • Hạn chế di chuyển bằng ô tô và máy bay.
  • Tránh tiếp xúc với phân màu để ngăn ngừa nhiễm khuẩn toxoplasmosis.
  • Kiêng các loại thực phẩm như cá sống, hải sản hun khói các loại có có hàm lượng thủy ngân cao, rau mầm, thịt nguội.
  • Hạn chế vận động quá sức gây tổn thương đến vùng bụng.

Trên đây là các thông tin liên quan đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu trang bị đầy đủ kiến thức trước khi bước vào thời gian thai kỳ quan trọng này. Nhìn chung, thai phụ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống lành mạnh để có khoảng thời gian mang thai 3 tháng cuối hoàn hảo nhất.

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tam-ca-nguyet-thu-3

Xem thêm