Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đạt chuẩn, mẹ vẫn dáng đẹp?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân ầm ầm, mẹ vẫn eo thon dáng gọn là câu hỏi mà các mẹ thường xuyên thắc mắc. Bởi lẽ, mẹ mang thai tăng cân quá nhiều hay quá ít đều tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe mẹ và bé. Nào, hãy cùng SỮA NÀO TỐT khám phá lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. [Giải đáp] Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh, an toàn?
Trong giai đoạn mang thai, một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo không những phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho người mẹ, mà còn phải giàu dưỡng chất tốt cho sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng ổn định của bé con. Vậy nên ăn gì để thai nhi tăng cân ổn định nhưng không vào mẹ?
Trước tiên, mẹ cần đảm bảo thực đơn mỗi bữa có đủ 4 nhóm chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để giúp mẹ có sức khỏe nuôi con và sinh con, đồng thời em bé trong bụng mẹ tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt. Cùng với đó, phải đặc biệt bổ sung một số chất thiết yếu như:
1.1. Thực phẩm nhiều chất đạm
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân, cán đích thành công? Thai nhi rất cần chất đạm để tăng trưởng cân nặng và sản sinh kháng thể cho hệ thống miễn dịch, qua đó giúp trẻ có khả năng chống chọi bệnh tật, ít ốm vặt. Do thế, mẹ bầu hãy ưu tiên tiêu thụ thực phẩm giàu chất đạm tốt như sữa, cá hồi, cây họ đậu, măng tây… để cơ thể có đủ 15g đạm/ngày.
1.2. Thực phẩm giàu Axit Folic
Axit Folic (hay vitamin B9) là một loại vitamin nhóm B, đóng vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện hệ thần kinh của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt là phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai và dị tật ống thần kinh. Đồng thời, Axit Folic còn có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ, hạn chế nguy cơ sảy thai và sinh non.
Vì lẽ đó, mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 400 – 600 μg/ngày trước và sau sinh bằng viên uống Axit Folic theo chỉ định bác sĩ hoặc thông qua các thực phẩm giàu vitamin B9 như ngũ cốc, lúa mì, các loại đậu, gan, trứng…
Nếu thiếu Axit Folic trong thai kỳ, sự phát triển bình thường của mẹ bầu và thai nhi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Suốt quá trình mang thai, nhu cầu về các chất dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên rất nhiều. Trong đó, Axit Folic là chất được rất nhiều chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung cho mẹ bầu. Bài viết sau sẽ cập nhật đến mẹ những điều cần lưu…
1.3. Thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin và khoáng chất là một trong “bộ tứ” chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, phụ nữ mang thai lại cần phải chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể hơn nữa. Bởi, vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích nổi trội như hỗ trợ quá trình mang thai thuận lợi, tăng cường đề kháng cho hai mẹ con, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, giúp thai nhi phát triển chiều cao và cân nặng toàn diện…
Cụ thể, một số loại vitamin cần thiết mẹ bầu nên tăng cường bổ sung trong thai kỳ:
- Vitamin B12: Có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật như trứng, cá, sữa… rất cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu cũng như hoạt động thần kinh của mẹ bầu và em bé. Theo đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp 2.6 μg vitamin B12/ngày.
- Vitamin A: Có trong rau củ quả màu vàng hoặc đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ…) hay gan động vật (bò, gà). Vitamin A hỗ trợ phát triển và hoàn thiện các cơ quan thai nhi như mắt, tim, gan, phổi, thận… Đồng thời, vitamin A còn là nền tảng hồi phục sức khỏe cho mẹ bầu sau sinh. Do thế, mẹ phải “nạp” vào cơ thể khoảng 800 μg vitamin A/ngày.
- Vitamin C: Ăn gì để thai nhi tăng cân an toàn, mẹ giữ dáng? Mẹ mang thai nên cung cấp 80 – 85 μg vitamin C/ngày bằng các thực phẩm tốt như ớt chuông, bông cải xanh, dưa lưới, cà chua… nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như tăng cân khỏe mạnh cho bé.
- Vitamin D: Có thể tìm thấy trong các loại cá béo, trứng, sữa đậu, ngũ cốc… có tác dụng phát triển hệ xương – răng của thai nhi, từ đó ngăn ngừa vấn đề còi xương, chậm lớn ở trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, lượng vitamin D tối thiểu phụ nữ mang thai cần được đáp ứng là 5 μg/ngày.
Vitamin và khoáng chất đem lại nhiều ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng,…
1.4. Thực phẩm giàu chất béo tốt
Chất béo tốt (hay chất béo không bão hòa) thực hiện nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho mẹ mang thai. Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển của não, thị giác cũng như gia tăng chỉ số cân nặng đều đặn ở thai nhi. Vì thế, để giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu ăn gì để con tăng cân thì mẹ bầu có thể bổ sung tối thiểu 46.5 g chất béo/ngày bằng bơ, phô mai, trứng, cá, dầu oliu…
1.5. Thực phẩm chứa nhiều Canxi
Không chỉ mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ như ngừa loãng xương, giảm đau lưng, đau khớp, Canxi còn giúp hệ xương răng con tăng trưởng chiều cao ổn định, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng hay còi xương bẩm sinh. Vì lẽ đó, mẹ phải bổ sung 800 mg Canxi/ngày khi bắt đầu mang thai và lên đến 1500 mg Canxi/ngày trong 3 tháng cuối. Một số thực phẩm giàu Canxi cho mẹ tham khảo như sữa, rau củ, phô mai, cải xoăn…
Canxi là một khoáng chất có ý nghĩa to lớn với sự phát triển hệ xương răng của mẹ và bé.
Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu dưỡng chất của mẹ bầu tăng lên rất nhiều, bao gồm cả nhu cầu về canxi. Thiếu hụt canxi trong giai đoạn này ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vậy cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu…
1.6. Thực phẩm nhiều năng lượng
Cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai giúp mẹ đủ sức khỏe, tăng cân an toàn cũng như tâm trạng thoải mái. Song song đó, em bé cũng nhanh chóng cải thiện cân nặng, phát triển khỏe mạnh.
Nhu cầu năng lượng của mẹ mang thai thay đổi liên tục xuyên suốt thai kỳ. Trung bình, phụ nữ cần khoảng 2.200 kcal/ngày. Khi có con, trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, nhu cầu năng lượng của phụ nữ tăng thêm 360 kcal/ngày (tức khoảng 2.560 kcal/ngày). Trong 3 tháng cuối, sẽ tiếp tục tăng thêm 475 kcal/ngày (tức khoảng 3.035 kcal/ngày).
Do đó, mẹ bầu hãy tiếp thêm năng lượng cho bản thân và em bé bằng đa dạng thực phẩm lành mạnh như chuối, cá béo, gạo lứt, khoai lang, bơ, cam…
1.7. Thực phẩm chứa chất sắt
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, không vào mẹ? Đáp án là mẹ cần tích cực ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như gan, ngũ cốc, các loại đậu, hạt mè, rau cải bó xôi… Bởi, chất sắt vừa góp phần tạo máu và hỗ trợ vận chuyển oxy, giúp trẻ nhỏ hoàn thiện trí não và cải thiện cân nặng, vừa hạn chế mệt mỏi, chóng mặt và giảm thiểu nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
Thông thường, nữ giới cần bổ sung đều đặn 15 mg sắt/ngày do cơ thể thường xuyên mất máu. Đến khi mang thai, phụ nữ phải “nạp thêm” một lượng sắt gấp đôi, khoảng 30 mg sắt/ngày, vì phải cung cấp máu nuôi thai nhi.
Các loại đậu là thực phẩm chứa nhiều chất sắt và protein.
Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung sắt trong suốt thời gian mang thai để luôn khỏe mạnh và giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bổ…
Khi mang thai, mẹ tăng cân bao nhiêu là đủ?
Tăng cân là một hiện tượng bình thường khi mang thai, là biểu hiện tích cực thai nhi phát triển ổn định. Tuy nhiên, đã bao giờ mẹ tự hỏi tăng cân bao nhiêu là an toàn? Theo khuyến nghị của bác sĩ, mức tăng cân hợp lý giao động từ 10 – 12kg (với tình trạng dinh dưỡng bình thường). Cụ thể:
Nếu mẹ có tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI <18.5) cần tăng khoảng 25% so với cân nặng trước mang thai. Còn mẹ có tình trạng dinh dưỡng thừa cân (BMI >= 25) thì chỉ nên tăng khoảng 15%. |
Việc tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai không chỉ khiến mẹ bầu khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ. Do đó, vấn đề ăn gì để vào con không vào mẹ được nhiều…
2. Những lưu ý khi mang thai để dưỡng chất vào con, dáng đẹp cho mẹ
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, mẹ mang thai phải đặc biệt quan tâm đến việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ để theo dõi sức khỏe của hai mẹ con.
- Mẹ bầu cần tránh dùng chất kích thích (như cà phê, trà) và đồ có cồn (như rượu, bia) vì những chất này sẽ tổn thương đến sự phát triển bình thường của thai nhi, gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non hay sảy thai.
- Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày để làm dịu cảm giác căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai.
- Nên vận động thể chất thường xuyên bằng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, yoga, đạp xe…
- Tránh thức khuya hay căng thẳng do thói quen xấu này sẽ tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của cả mẹ và con, không có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ.
- Lúc mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi hormone mạnh mẽ nên thường xuyên thèm ngọt. Tuy nhiên, mẹ phải hạn chế tiêu thụ những món ăn nhiều đường và quá béo vì có thể gia tăng mức đường huyết, gây tiểu đường thai kỳ.
Có thể thấy, dinh dưỡng cân bằng và đủ chất là “chìa khóa” giúp con tăng cân đều từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải cơ địa mẹ nào cũng có khả năng chuyển hóa tối ưu dưỡng chất tốt lành trong thực phẩm cho con tiếp nhận. Điều này dẫn đến tình trạng “vào mẹ không vào con”, làm cho các mẹ bầu hết sức lo lắng. Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên sử dụng thêm sữa bầu trong thai kỳ và cả sau sinh để mẹ cùng con đều khỏe mạnh.
Mong rằng bài viết này đã giải đáp chi tiết câu hỏi “mẹ bầu ăn gì để con tăng cân”. Nhìn chung, làm mẹ là một chặng đường đầy gian nan nhưng cũng thực sự ý nghĩa khi nhìn thấy nụ cười tươi tắn của con yêu. Do đó, các chị em đang có kế hoạch mang thai và sinh con, hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ để sẵn sàng cho một hành trình dài phía trước nhé.